04/06/2021 11:47 View: 2870

Truyện ma: Thầy Dương (Tập 20)

... Đạt bướm mướt mồ hôi kể, đang ngủ, tự nhiên nó cứ nghe thấy tiếng gọi..

- Anh Đạt ơi, anh Đạt ới ời...

Nó mở mắt ra thì thấy mình đang đứng ở giữa rừng, xung quanh âm u, toàn xác người và quan tài treo lủng lẳng. Ở trước mặt có một cái cây lớn, tán lá xum xuê, giữa cảnh sương khói mờ ảo không thấy gì quá rõ ràng, nó thấy một cái xác treo cổ lủng lẳng đung đưa theo gió.

hoa, truyen ma thay duong tap 20

Đột nhiên, một cánh tay của người đó chợt cử động giơ về phía nó rồi dài ra, dài ra...

Nó hoảng sợ cắm đầu chạy, rồi cánh tay đó như con rắn đuổi rất nhanh, thoáng cái đã túm được chân nó, giật nó té ngã, và lôi về phía cái xác... Nó sợ hãi la hét tỉnh lại, thì hóa ra chân nó bị dây dù tôi buộc giật ngã, nếu không với sự mộng du, ảo giác, có thể nó đã vùng chạy vào rừng giữa cơn mưa gió...

Tôi và tụi nó không nói gì, ai cũng suy nghĩ và tin điều đó, vì Tú sủi và Nam lác đều có những giấc mơ máu me kinh khiếp tương tự.

Ngoài trời sấm chớp ầm ầm... Bốn đứa dịch vào nhau nằm cho đỡ sợ và chờ trời sáng.

Đây là lần đầu tiên tôi tới vùng núi, tiếp xúc với người dân tộc như này. Bản thân chúng tôi khi tới thị xã, thầy Trung cũng như dân ở đây đã dặn chúng tôi khá nhiều về những điều kiêng kị, không nên làm khi vào các bản xa, vậy nên chúng tôi thống nhất thuê hẳn một nhà, không ở chung đụng với nhà nào để tránh bất trắc do không nắm vững phong tục nơi đây....

Vì họ rất kỹ tính với các tục lệ của cha ông để lại, trong mắt họ, chúng tôi giống như những kẻ ăn chơi thác loạn, bồ bịch, rồi mò tới đây gặp các thầy mo hay bà then để làm bùa yêu, nèm chài một cô gái nào đó....

Khi đám xe ôm chở chúng tôi đến đây và quay về, họ còn nháy mắt, giơ một ngón cái thể hiện năm bờ oăn với chúng tôi.. Có một anh có lẽ quen Đạt bướm nên nhìn Đạt rồi nói với theo.. nện vừa thôi không lại đau lưng.. rồi cười phá lên, rồ ga chạy xuống dưới thị xã..

Bốn thằng nằm buôn chuyện hết đêm, từ chuyện tình yêu, công việc rồi quay quanh chuyện tâm linh, ma quỷ, bùa yêu, nèm chài... nên không ngủ được, và cũng chẳng dám ngủ..

Sáng khoảng 7h, một cái đầu thò vào cửa và hỏi..

- Ngủ được không mấy cháu...

Đây là ông trưởng bản, người quen của Đạt, mỗi lần tới Đạt khá chịu chi cho lão nên lão săn be lắm..

Lão mang ít đồ ăn sáng tới, chúng tôi vệ sinh cá nhân rồi mời lão ăn, và tiện thể chúng tôi hỏi về chuyện

Bùa ngải nèm chài của dân miền ngược này.....

Lão ta rít điếu thuốc, làm ngụm chè mạn rồi mặt hơn hớn kể..

... “Chuyện bùa mê ngải lú tôi cũng nghe nhiều rồi, thực hư thế nào, tôi chưa dám kết luận. Riêng chuyện nèm chữa bệnh cho người và gia súc, nhất là nèm chữa bệnh trâu bò bị dòi bọ, nèm chữa hóc, nèm trừ sâu hại hoa màu... thì đầy ra”.

Rồi lão lại kể:

Cách đây vài năm, một gia đình cùng xóm với lão có con trâu bị bệnh dòi, chữa bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Chị vợ bèn đến nhà ông thầy mo trong làng nhờ chữa bằng bùa chú. Ông thầy mo ngồi xếp bằng, thủng thẳng hỏi:

- Trâu bị bệnh lâu chưa? loét chỗ nào?

Rồi bảo “khổ chủ” về đi, về mà nhặt dòi bọ. Chị nọ bán tin bán nghi, chân thấp chân cao chạy. Về đến nhà thì eo ôi, dòi từ vết loét ở cổ trâu nhung nhúc chui ra hàng vốc. Vài ngày sau, lành tịt. Hai vợ chồng sướng rơn, vội vàng sắm sanh chút lễ mọn đến tạ ơn thầy...

Chúng tôi há mồm nghe lão kể... thấy bốn cái mồm tròn vo đút được trứng gà vào, lão lại kể tiếp như để chứng minh sự linh ứng đó..

- Như thầy Páo bản bên có những bài nèm chữa một số bệnh hiểm nghèo. Đứt tay chảy máu, nhọt sưng mưng mủ, thầy chỉ cầm con dao cùn hà hơi niệm chú rồi chí chí vào đó, vài ngày nhọt to như cái chén xẹp ngay. Mới đây, thầy niệm thần chú chữa khỏi bệnh viêm gan nặng cho một người ở thị xã, con của một quan chức nhớn. Nhờ đó, thầy còn được mời đi báo cáo điển hình về cách chữa bệnh bằng phương pháp dân gian ở Hội nghị y học dân tộc tỉnh...

Chúng tôi lại há mồm ra nghe...Tú sủi hỏi..

- Ghê vậy hả chú...

...Ôi dào! Nhiều lắm! Nhưng tao thấy nổi tiếng nhất vẫn là thầy mo Xéo, Thầy cao tay lắm. Ngày nào cũng có người đón thầy đi cúng giải hạn, cúng đàn chay phá ngục cho những nhà chết trùng tang, làm bùa ghét, bùa yêu... Đùi gà gia chủ lễ tạ, cả nhà thầy ăn chẳng hết. Hôm nọ, vợ chồng anh Tân ở Mỹ Thuận có đôi lợn nái xổ chuồng, táo tác đi tìm cả ngày chẳng thấy. Bí quá mới đến nhờ thầy Xéo, Ông Xéo nhận lời, thắp hương, khấn vái rồi đi bộ lên trên dãy núi, đấy... cái núi trước mặt kia kìa. Ông ấy lầm rầm đọc thần chú rồi hú lên mấy tiếng. Ngay chiều hôm ấy, đôi lợn ở đâu ủn ỉn mò về. Chuyện này, cả làng đồn rầm rĩ, tao không nói phét đâu...

Lão trưởng bản cười hề hề khoái chí..

Tôi liền hỏi

- Vậy còn vụ bùa yêu, nèm cho yêu nhau, hay bỏ nhau... có thật không chú, hay bịa cho hay vậy, chứ nghe có vẻ mơ hồ quá.. ?

Tôi gài lão vào thế để lão kể...

Nói về bùa yêu thì thầy Xéo cao tay lắm, có một cậu thanh niên ở tận Sơn Tây, vợ bỏ đi theo giai, lên khóc lóc van vỉ nhờ thầy cứu giúp. Thầy nhận lời, làm cho một lá bùa. Ba ngày sau, cô vợ trở về. Anh chàng mừng rơn. Cảm tạ tấm lòng của thầy, anh đã biếu thầy 3 triệu. Tháng nào anh ta cũng lên đây một lần để thầy yểm bùa cho tình cảm vợ chồng thêm bền chặt. Mới đây, có một bà tận Gia Lai – KonTum lặn lội ra đây. Chồng làm giám đốc, bồ bịch lăng nhăng. Bà vợ đánh ghen, chửi bới, rồi khóc lóc, nỉ non... đủ hình đủ kiểu mà anh chồng vẫn chứng nào tật ấy. Nhờ bùa của thầy Xéo, cô ấy đã giành lại được chồng. Hôm kia, cô ấy gửi biếu thầy tôi 5 triệu nhưng thầy chỉ nhận 3 triệu thôi. Thầy cao tay lắm...

Trước con mắt đầy ngưỡng mộ của chúng tôi, lão lại nhấp chén trà, làm hơi thuốc rồi kể tiếp...

...Thuật Nèm chài, bùa yêu vùng ngược có từ hàng mấy nghìn năm rồi, có thể làm được nhiều việc lắm. Như là Nèm yêu, làm cho ông chồng hay bà vợ bồ bịch lăng nhăng chỉ trong 3 ngày là phải quay về lo tu chí làm ăn, thương mến nhau còn hơn lúc mới lấy....

Tôi hỏi...

Nèm yêu làm như nào thì linh nghiệm hả chú, có khó không...

Lão nói...

- Thuật làm cho yêu nhau có nhiều loại lắm, nào là đọc chú vào rau răm, bỏ vào gối người cần Nèm. Nào là đọc chú và tên tuổi người cần Nèm vào muối, bỏ dần vào nồi canh cho cả nhà ăn, nhưng chỉ riêng người được Nèm mới chịu tác dụng. Ngoài ra còn Nèm vào lá cây, bỏ trên đường người mình thương hay đi, người đó dẫm phải, tự khắc sẽ phải thương yêu mình. Một cách nữa là Nèm bằng cách đọc chú vào tay, vỗ vào vai ai là người đó phải thương phải nhớ. Còn ở dạng cao hơn, chỉ nhìn bằng ánh mắt và thầm đọc chú trong miệng thì người bị Nèm đố có mà thoát...

- Không thể thoát hả chú... 4 đứa chúng tôi đều hỏi..

Lão giơ tay chém chém vào không khí quả quyết...

- Thoát thế đéo nào được..

Bốn đứa chúng tôi im lặng, mỗi đứa một suy nghĩ...

Ngọc Trinh ơi, hãy về với đội của anh...
Maria ozawa ơi...
Chipu ơi...
... haiza... nghĩ mà thấy ham rồi...

Đạt bướm ngó qua hỏi...

- Vậy chắc bài chú ấy dài lắm nhỉ, giống như kinh sách trên chùa, dài loằng ngoằng ấy...

Lão trưởng bản cười nói...

- Không có đâu, đọc tiếng dân tộc như vậy, nhưng dịch ra tiếng kinh thì nó có nghĩa đại khái như sau..

..Con ni (Thằng ni ), ăn phải cái gói ni, phải nhớ thằng ni (con ni ) một nghìn năm. Hắn này, ăn phải cái gói này, phải nhớ thằng ni (con ni ) 100 đời. Chừng nào chân cẳng rời ra mới thôi (ý là chết)...

Òa, thật là kì lạ, các chuyện tâm linh luôn cuốn hút tất cả mọi người về sự huyền bí và lạ lẫm. Yêu nhau thì nèm nhau để gắn bó, ghét nhau thì nèm nhau để bỏ nhau...

Lão lại khề khà...

Lại có thuật Nèm làm cho chán nhau nữa.

Nhiều ông chồng bị bà vợ cho cắm sừng, hoặc các bà có chồng mê mải theo Ca ve lên nhờ thày giúp, đều được toại nguyện. Thuật Nèm này phải nhờ đến lông chó và lông mèo. Cắt lông con chó và con mèo trộn với nhau, đọc chú vào rồi bỏ dưới gối người cần Nèm, lập tức, người đó chán ghét bồ bịch hoặc Ca ve. Thường thì Nèm yêu và Nèm ghét hay làm cùng với nhau ...

Thật là quá sức tưởng tượng, chưa kể lão còn nói, ở các vùng xa xôi này, nèm yêu, hay nèm chán yêu chỉ là các thuật nhỏ trong vô vàn thuật mà Giàng đưa xuống cho thôn bản. Bởi vì với điều kiện sống, dân trí thấp, y tế ko có, để con người tồn tại được phải có sự cứu giúp của thần linh, nếu không thôn bản tuyệt tích lâu rồi.

Lão chỉ tay lên vách và nói...

- Có những thuật Nèm thật là kỳ lạ, ví như bị đứt tay chảy máu hay bị động vật cắn chảy máu, chỉ cần đọc chú thổi vào, tự khắc vết thương liền tịt mà không để lại sẹo. Chứ đợi đưa tới trạm xá, có khi chết queo lâu rồi. Hoặc như Nèm nhốt muỗi, nhà mà nhiều muỗi quá, Thày vẽ một vòng tròn lên vách nhà, đọc chú vào đấy, tự khắc muỗi trong nhà bay vô đó đậu hết.

Chả trách, ngôi nhà này nằm ở ngay giữa rừng mà chúng tôi để ý không thấy bóng dáng một con muỗi nào cả. Dù rằng xung quanh cây cối cỏ gianh um tùm, bên dưới sàn còn nuôi gà lợn...

Lão thấy chúng tôi ngồi há miệng như phỗng thì cười hềnh hệch rồi nói...

- Nơi này có nhiều đoàn từ thiện, hay bộ đội, biên phòng... lên đây giúp hay làm từ thiện.. thi thoảng bị dân bản trêu ghẹo, yểm bùa cho họ nấu cơm không thể chín được. Có rất nhiều bài nèm đơn giản cả bản ai cũng biết...

Mọi bài nèm đều đọc bằng tiếng dân tộc, Riêng bài nèm cơm sống này lại nói bằng tiếng Kinh. Nguyên văn như sau:

- “Mày làm đồng hay mày làm đáy. Tao xó xáy cho mày không lên hơi. Mày lên hơi thì tao chém. úm ta ha khất”.

Muốn cho cơm chín thì niệm thần chú:

- “Mày làm đồng hay mày làm đáy. Tao xó xáy cho mày lên hơi. Mày không lên hơi thì tao chém. úm ta ha khất”.

Rồi lão giảng giải:

- “Người ta nín hơi đọc thần chú rồi phì hơi ra mảnh đóm, vờ vào bếp xin lửa nhưng khua khoắng mảnh đóm quanh nồi và dưới chôn nồi. Lửa dẫu có đốt đùng đùng cơm cũng chẳng chín được”....

Đệch mợ... lại còn cái vụ đó nữa..

Tôi vội hỏi... vậy...

-----------------------------

Xem trọn bộ: 

(Tập 1)       (Tập 2)        (Tập 3)          (Tập 4)          (Tập 5)           (Tập 6)           (Tập 7)              (Tập 8)                (Tập 9)                    (Tập 10)          (Tập 11)                      (Tập 12)                 (Tập 13)                 (Tập 14)                      (Tập 15)                     (Tập 16)                      (Tập 17)            (Tập 18)               (Tập 19)                 (Tập 20)                (Tập 21)                     (Tập 22)                       (Tập 23)                   (Tập 24)                (Tập 25)                  (Tập 26)                   (Tập 27)                (Tập 28)           (Tập 29)                      (Tập 30)..... 

Bản quyền thuộc về tác giả Hoàng Tùng

Ma