04/06/2021 11:47 View: 2956

Truyện ma: Thầy Dương (Tập 11)

.. Ông Trung không nhìn tôi mà vẫn sắp xếp các lá bùa cho ngăn nắp và dễ thấy. Tôi mạnh dạn hỏi

- Thầy ơi, sao bùa lại có màu sắc hay vậy, thầy có thể giải thích một chút được không, con thấy trên mạng rao bùa tùm lum, mà cũng không hiểu nguyên lý cái bùa nó ra làm sao, nói chung nói đến bùa ngải là thấy sợ sợ rồi, ghê chết đi được...

xac chet ve nha. yeu quai

Xác chết tìm đường về nhà - Tập tục kỳ lạ của người Baruppu tại huyện miền núi Tana Toraja, Indonesia

Ông Trung gói lại cái túi, treo lên cái cột đầu chòi rồi thủng thẳng nói..

- Nói chung tùy tín ngưỡng và pháp tu thì có các cách mượn lực từ bề trên khác nhau, cũng như đời thực, học hành thì cũng phải từ mẫu giáo lên tiến sĩ, nên các lá bùa cũng được phân ra làm các cấp độ, biểu thị các cấp độ là màu sắc lá bùa...

Bên đạo giáo thường phân lá bùa ra làm 7 màu

Bao gồm màu vàng, hồng phấn, đỏ, xanh lục, xanh lá, tím và cao nhất là màu đen.

Càng lên các cấp cao, họa bùa càng khó khăn, khi họa bùa cấp cao, thường phải chay tịnh 3 ngày trước khi họa. Khi họa thì chọn chính ngọ để dương khí mạnh nhất, sau đó khi họa phải tĩnh tâm, không ai quấy rầy, thỉnh chư vị tổ sư trợ lực, nín thở, quán tưởng ra các vị mà mình muốn thỉnh rồi nương theo thần lực gia trì mà họa

Khi họa một lá bùa thành công sẽ có một vầng hào quang xuất hiện trong lá bùa. Nếu không có điều đó, lá bùa chỉ như một tờ giấy lộn vẽ nguệch ngoạc, chả tác dụng gì... Đạo hạnh cao thì mới có thể vẽ được những lá bùa có uy lực cao, cũng như học tiểu học, không thể mời được bộ trưởng xuống thăm... nên lá bùa cấp càng cao, các vị được thỉnh về toàn là "thú dữ" không đó... kkkk...

À, ra vậy, giờ tôi đã hiểu thêm một chút nữa.. Tôi liếc nhìn túi vải đựng các lá bùa rồi lại hỏi tiếp...

- Vậy các lá bùa vẽ ra như này, có ưu nhược điểm gì không ạ? Hay cứ thấy ma quỷ là quăng lá bùa ra là xong...?

Ông Trung nhìn tôi cười hóm hỉnh hỏi lại...

- Vậy cháu muốn gọi cho giám đốc công an, cháu alo rồi bảo.. ê, có vụ cướp ở đây, xuống đây mau à...

Tôi rụt cổ nói..

- Không ạ, ai dám nói vậy..

Ông trung lại nói...

- Vậy đó, họa bùa đã khó, bùa càng cao, càng tốn khí lực, còn khi thi triển còn phải kết hợp ấn khế, bộ pháp, và cũng như dùng thuốc trị bệnh, thuốc nào bệnh đó... Ma quỷ bùa khác chú khác, yêu tinh bùa chú khác, yêu quái bùa chú khác, quỷ vật bùa chú khác... đâu thể tùm lum được. Nếu dễ dàng như vậy, các đạo sĩ pháp sư có mà nhan nhản đầy đường, treo vài lá bùa chắc ma quỷ tuyệt chủng... kkk...

Dường như lâu ngày mới được chém gió nên lão cười rất sảng khoái...

Tôi càng nghe thì càng mơ hồ, lơ ngơ như bò đội nón, giống như cứ có một cánh cửa này mở ra, lại thấy 3 4 cánh cửa khác... Tôi rất ngại vì chả biết gì, nhưng da mặt dày thì tôi làm được, da mặt tôi chắc giờ dày 3 cm rồi. Nên tôi lại đánh bạo hỏi...

- Con tưởng ma quỷ na ná nhau, chứ lại có vụ yêu quái với yêu tinh... nó khác nhau chỗ nào sao thầy...?

Ông Trung châm điếu thuốc, rít một phát rồi từ từ nhả khói, mắt lim dim, rồi gật gù nói...

- Mày có vẻ khoái tìm hiểu chuyện tâm linh huyền bí nhỉ, cái này có người mất cả đời chưa hiểu hết, tao một đời lăn lộn với nó cũng chỉ hiểu sơ sơ thôi, vì mỗi người có một cơ duyên tiếp cận khác nhau... Ví như ma quỷ thì từ linh hồn của con người mà biến thành, vì oán niệm quá lớn nên không chịu đi đầu thai mà ở lại để báo thù nên thành quỷ...

Còn yêu tinh thì do các loài không thuộc con người mà có thể là muông thú, cây cỏ, hoa lá... sống đủ lâu, hấp thụ đủ linh khí nhật nguyệt mà dần có linh tính, thần thông mà thành... Trong truyện Phong Thần có nói về phe xiển và phe triệt đánh nhau đó, phe triệt là do các loại muông thú tu tiên, con đường của họ gian nan hơn con người nhiều. Khi có chút thần thông, họ vẫn giữ các tập tính cũ của bản thân nên đa phần sát tính còn nặng, tham sân si còn nhiều. Khi đủ điều kiện đắc tiên, họ phải chịu một quá trình độ kiếp, nên thiên địa thử thách, lôi kiếp giáng xuống... sét đánh vào các vị này. Nếu ai qua được thì thành tiên, còn lại đa phần vong mạng...

Nên đa phần yêu tinh không dám đắc tiên, chỉ làm một địa tiên nhỏ nhoi, ẩn nấp và thỏa mãn sự cúng tế của con người, rồi có thể làm một số chuyện thông thiên hại lý để được cúng bái... Vậy nên một số cây to, cây lâu năm, hay trong rừng hay có các loại yêu tinh trú ngụ, chứ không hẳn là quỷ ở đâu

Và con người hay nhầm tưởng là thần tiên nên rước về thờ...

Chúng nó mang tập khí của thú vật, cây cỏ nên tính tình thất thường, hay thù oán vặt, ai quên cúng tế hay cung phụng, hay xúc phạm coi thường nó... nó sẽ trả thù... Nên người ta hay nói... thờ thần thì dễ, giữ lễ thì khó... thật ra là nói về loại thần tiên do yêu tinh hóa hiện này. Rước nó về rồi, làm nó phật ý là nó vật chết.

Tuy nhiên nó không phải ma quỷ, nên các bùa chú trừ ma quỷ ko tác dụng với nó...

-  Vậy còn yêu quái ạ.. tôi háo hức hỏi..

... Yêu quái là các loại sinh vật kì lạ, thường không thuộc các loài mà chúng ta từng biết, do điều kiện đặc biệt mà có sức khỏe kinh người, chúng thường không có lý trí, không có linh hồn, chỉ có thể triệt hạ chúng bằng cách hủy đi thực thể...  Xem nào... cương thi cũng có thể xếp vào dạng yêu quái.. chứ thật ra, yêu quái gần như tuyệt chủng rồi...

Tôi há hốc mồm kinh ngạc...tôi nhớ đến các bộ phim về cương thi với các xác chết giơ 2 tay nhảy nhảy, sức khỏe kinh người...và tôi cũng nói cho ông Trung biết về bài báo nói về người dân Indonesia có thể làm cho xác chết khô đứng dậy, đi về nhà thăm người thân, để người thân lau rửa sạch sẽ rồi mới chôn lần nữa...

Ông Trung thở khói rồi thở dài....

- Xưa kia đạo giáo còn có các môn như dưỡng quỷ hành thi... nghĩa là nuôi dưỡng quỷ làm phụ tá, sai khiến xác chết làm việc, đánh nhau, giết người hay làm gì đó... chứ không phải như đám hậu bối đạo hạnh kém cỏi như bây giờ, chỉ làm được cái việc vặt là sai cái xác lê lết về nhà rồi chết tiếp...

Lão ngán ngẩm thở dài...

-----------------------------

Xem trọn bộ: 

(Tập 1)       (Tập 2)        (Tập 3)          (Tập 4)          (Tập 5)           (Tập 6)           (Tập 7)              (Tập 8)                (Tập 9)                    (Tập 10)          (Tập 11)                      (Tập 12)                 (Tập 13)                 (Tập 14)                      (Tập 15)                     (Tập 16)                      (Tập 17)            (Tập 18)               (Tập 19)                 (Tập 20)                (Tập 21)                     (Tập 22)                       (Tập 23)                   (Tập 24)                (Tập 25)                  (Tập 26)                   (Tập 27)                   (Tập 28)           (Tập 29)        (Tập 30).

Bản quyền thuộc về tác giả Hoàng Tùng

Ma