04/06/2021 11:40 View: 4481

Văn khấn tảo mộ Tết Thanh Minh đúng và dễ nhớ nhất

Tảo mộ trong dịp tiết Thanh minh là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Vậy khi đi tảo mộ cần chuẩn bị sắm lễ những gì? Văn khấn như thế nào và kiêng kỵ những gì để các cụ được mồ yên mả đẹp?

van khan thanh minh tao mo thang 3

Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tiết Thanh minh đến. Bởi vậy, dù đi xa nhưng mỗi người dân Việt Nam đều dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng những người đã khuất.

Kiêng kỵ và chú ý khi đi tảo mộ thanh minh 

Mọi người nên lưu ý, khi đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh:

  • Chớ nên mặc đồ (đỏ, trắng).
  • Đầu nên che nón (dù nắng hay không), để giữ Bách Hội được mật bế
  • Trẻ con dưới 12 tuổi không nên cho ở khu mộ vào giờ Ngọ, sau 5h chiều.
  • Với người hay ăn thịt (chó, trâu, mèo) tuyệt không để họ tham gia (lấy cốt) cho người thân.

Âm khí xâm lấn không gây ra đột ngột đối ứng phản vệ, nó mất nhiều năm, tháng sau mới hành phát.

Những lưu ý cơ bản khi đi tảo mộ

Khi đi tảo mộ những ngày này, không quan trọng những lễ vật với mâm cao cỗ đầy mà chủ yếu là tấm lòng thành của con cháu với ông bà, tổ tiên. Hơn nữa, những người đi tảo mộ cần lưu ý: 

  • Không giẫm đạp lên mộ nhà và các mộ xung quanh, làm xáo trộn phần mộ
  • Không được nói tục, chửi bậy, chụp ảnh cần xin phép đầy đủ
  • Sửa sang, dọn dẹp 4 mặt phần mộ, tránh việc chỉ dọn dẹp mặt trước
  • Con gái khi đến tháng hoặc phụ nữ có thai được khuyên không nên đi tảo mộ,… 

Mọi việc làm sửa sang, dọn dẹp, thắp hương cho các nấm mồ đều phải xuất phát từ cái tâm, lòng thành kính của người sống với những người đã khuất.

Sắm lễ tảo mộ tiết Thanh minh như thế nào?

Lễ vật khi đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh gồm có:

  • Hương đèn
  • Trầu cau
  • Tiền vàng
  • Rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò)
  • Hoa quả.

Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.

Bài văn khấn Lễ âm phần long mạch, sơn thần thổ phủ

Khi đi tảo mộ, các gia chủ không chỉ sửa sang, quét dọn lại phần mộ của người thân đã khuất mà còn cần làm lễ kính cáo với thổ địa, thần linh cai quản khu vực nghĩa trang, cũng như vong linh người thân về việc sửa sang, tảo mộ. Vì vậy trước tiên cần khấn quan thần linh cai quả khu nghĩa trang:

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần:

– Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày: …………………………………………………

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Nhân tiết Thanh minh (hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt.. .) tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của…………………..

Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ…) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô a di Đà Phật

Bài văn khấn Lễ vong linh ngoài mộ

Nếu viết văn khấn ra giấy thì đọc, xong hoá ngay cùng tiền vàng. Trong khi đợi tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén. Đứng trước ngôi mộ và khấn:

-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

-Con Kính lạy Hương linh………………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo………….

Hôm nay là ngày. . ………….

Nhân tiết:………………………….

Tín chủ (chúng) con ……………………………

Ngụ tại:…………………….

Chúng con và tòan thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……. . .. …….. . …. . . .lai lâm hiến hưởng.

Nhân dịp tiết thanh minh, chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, ..... cho được sạch sẽ, dầy bền, tu sửa minh đường cho thêm vững chắc. 

Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. 

Con cháu chúng con xin vì chân linh . . …….. Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. 

Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng rồi tiến hành sửa sang phần mộ tổ tiên. Trong tiết Thanh minh, người dân chọn dịp này là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Cuối cùng, chúng ta xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Văn khấn thanh minh tại nhà

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... Nay con giữ việc phụng thờ tên là ..., tuổi…, sinh tại xã ..., huyện...., tỉnh.... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Hướng về phía phần mộ vái 3 lần.

**************************

Lưu ý khi cúng Thanh Minh ở nhà là nên bày biện lễ vật và cúng ở trước cửa, ban công và hướng về phía có phần mộ khấn vái.

Nên đi tảo mộ vào thời điểm nào trong ngày?

Nên tảo mộ vào buổi sáng. Lúc này không khí trong lành, ấm áp. Nên hạn chế đi tảo mộ những ngày tiết trời âm u hoặc buổi chiều muộn để tránh nhiễm khí lạnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, chúng ta cũng cần: Đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn lớn tiếng. Đây được xem là hành vi hiếu kính, tôn trọng tổ tiên. Ngược lại, việc đùa giỡn tượng trưng cho sự không nghiêm túc, không thành tâm.

Không dẫm đạp lên mộ phần, đá đồ cúng của người khác để tránh mang lại sự không may cho bản thân. Mọi việc thờ cúng, sửa sang phần mộ cần phải chân thành, thể hiện lòng thành kính. Trên đường đi dù gặp các mộ phần khác cũng phải nghiêm túc, cung kính. Tránh xáo trộn quá nhiều làm ảnh hưởng đến xung quanh.

Sau khi đi tảo mộ về, bạn nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn.

Tảo mộ ngày Tết Thanh Minh là một trong những phong tục tốt đẹp của dân tộc ta, nó nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây cũng là cơ hội để những người còn sống thể hiện tấm lòng với người đã khuất. Hãy thành tâm hướng về tiên tổ để dạy cho con cháu chúng ta đức hiếu sinh và có thể tiếp tục nối dài truyền thống tốt đẹp đó.

Tổng hợp