04/06/2021 11:40 View: 7758

Tết Thanh Minh năm 2020 là vào ngày nào?

Từ ngàn xưa, Thanh minh đã là ngày lễ cổ truyền của người Việt, tiết Thanh minh cũng có nghĩa là khoảng thời gian khí trời trong sáng và thanh khiết nhất. Tết Thanh minh 2020 rơi vào ngày 12 tháng 3 Âm lịch (tức ngày 4/4/2020 Dương lịch).

tet thanh minh, tiet thanh minh thang 3

Xem ngay: Văn khấn tảo mộ Tết Thanh Minh đúng và dễ nhớ nhất

Tiết Thanh minh là gì?

Theo nghĩa Hán - Việt, "thanh" là khí trong, còn "minh" là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh.

Vào tiết Thanh minh người dân thường đi tảo mộ (cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ) để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.

Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết. 

24 tiết khí bao gồm:

  • Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân
  • Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ,  Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn
  • Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử,  Tiết Đại Thử
  • Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ,  Tiết Thu Phân
  • Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết,
  • Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.

Tiết Thanh Minh năm 2020 vào ngày nào?

Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh.

Năm 2020 ngày Lập xuân rơi trúng vào ngày 11 tháng 1 Tết nguyên đán Canh Tý. Do đó, Tiết Thanh Minh của năm 2020 rơi vào ngày mùng 4/4 dương lịch, là ngày mùng 12/3 âm lịch, tức ngày Đinh Sửu, tháng Canh Thìn, năm Canh Tý.

Giờ tốt trong tiết thanh minh 2020 là

  • Giờ Dần (03h-05h)
  • Giờ Mão (05h-07h)
  • Giờ Tỵ (09h-11h)
  • Giờ Thân (15h-17h)
  • Giờ Tuất (19h-21h)
  • Giờ Hợi (21h-23h).

Xem ngay: Những KIÊNG KỴ khi cho trẻ nhỏ đi đám ma, thăm/viếng mộ tổ tiên

Nguồn gốc của Tết Thanh minh

Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi - bánh chay.

Tết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước.

Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình.

Công việc nên làm trong tiết thanh minh

Thông thường, vào dịp này, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Công việc chủ yếu là dọn cỏ dại trùm lên mộ phần và đắp thêm cho ngôi mộ thêm đầy đặn do mùa xuân mưa phùn dễ làm cây hoang dại phát triêng tốt.

Đặc biệt kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không, nếu có cần giải quyết ngay vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch.

Đồng thời làm lễ cúng mời những người đã khuất về nhà dùng cơm với con cháu. Con cháu tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về ông cha với tất cả lòng thành kính.

Tamlinh.org (tổng hợp)