04/06/2021 11:44 View: 8648

Lễ trình đồng mở phủ cần những gì? Phân biệt Căn ai, ghế ai?

Hỏi: Trình đồng mở phủ cần nghi lễ bày biện những gì ? Hiểu như thế nào cho đúng về Căn và ghế, bóng ? Nhận biết căn ai, ghế vị Thánh nào, bóng vị Thánh nào như thế nào?

can so hau dong, hau chua

Chuẩn bị cho nghi lễ trình đồng mở phủ?

Trình đồng về nghi lễ thì sẽ có sự thay đổi điều chỉnh phù hợp với thời thế và lịch sử. Ví dụ như thời các cụ đồng ra đồng từ những năm phong kiến trở về trước. Những năm đó do điều kiện hoàn cảnh thì mã man không đẹp như bây giờ nhưng cũng rất đầy đủ nội ngoại đàn. Cũng có tòa sơn trang, có thuyền thoi voi ngựa hình lốt ... Sau này đi vào thời khó khăn đặc biệt trong thời bao cấp thì tất cả lại theo thời cuộc lại dùng mã tranh thuyền thoi voi ngựa .... mua sẵn hay tự vẽ hình tượng …. Nói chung là điều kiện dù khó khăn chung cả xã hội, thì nghi lễ biện bày vẫn có đủ chỉ thay đổi cho phù hợp.

Khi đất nước đổi mới và phát triển, điều kiện tốt hơn thì lại quay lại sử dụng mã như bình thường, sơn trang, voi ngựa, hình nhân…

  • Xét chung mã phân ra có mã nội đàn và mã ngoại đàn. Dòng đồng khâm sai dùng mã nội đàn, dòng đồng thoải, địa, nhạc sử dụng cả mã ngoại đàn … có sự cân chỉnh tùy theo căn số và cơ cánh của đồng nhân hay tùy nơi.
  • Còn về bày biện đồ cúng phát tấu hay thỉnh Phật Thánh... thì vẫn tam sinh sơn trang và mâm cỗ chay mặn cùng hoa quả... dâng lên như hiện nay.

Khi xưa thời bao cấp thì tùy, có đâu lễ đến đó giàu một bó khó một nén. Các cụ cũng đã nói từ xưa, Nhà Thánh nhận hương nhận hoa, cốt ở cái tâm dâng lên, “ Nhất lộc hoa nhì lộc quả thứ ba lộc vàng”, còn những mâm cỗ gà xôi dâng lên trước là dâng cúng Thánh, sau là xin thụ lộc… đều là lấy tâm thành dâng lên là chính. Nếu quá khó khăn thật sự không có cũng không sao.

Thời cuộc cũng phải thay đổi, nhất là đa phần thế hệ tôi ra đồng từ hồi bao cấp đa phần là bị bắt sát dở bệnh tật .... rồi mới ra thì càng đơn giản.

Còn về người ra trình đồng thì phải có căn, mà xưa thì phải căn sâu không thể đừng mới ra, chứ không phải như ngày nay nhiều người căn nông thậm chí không có căn cũng ra hầu.

Có căn là gì? Căn nông, căn sâu như thế nào?

Căn mỗi người mỗi kiểu, theo dòng đồng Tiên Hương được chỉ dạy thì căn nhà Thánh có 4 dòng chín loại. Không phải giống như nhiều người hiểu nhầm hay nói căn ông Bảy, căn cô Chín, căn cô Bơ … Thực ra chỉ đúng những từ đó là chỉ ghế, bóng (Ghế Thánh này bóng Thánh kia) còn căn phải theo bốn hàng chín loại.

Đầu tiên ta phải hiểu từ căn là rễ. Căn ở đây chỉ gốc rễ căn nguyên căn do chứ không phải là như bây giờ bị hiểu lầm.

Bốn hàng căn đó là:

1. Thừa nguyện lộn lại:

Đó là chỉ những người có những kiếp trước đã theo Thánh và kiếp này nguyện lộn lại tu tiếp – Số lượng rất ít. Những người này thì rất đặc biệt.

2. Căn truyền thừa:

(Đồ đằng hoặc Khí Huyết, kế thế tương truyền....) mang tính truyền thừa, kế thừa đời này đời khác trong hồn cốt máu huyết của cha ông kiểu như trong gia đình có điện thờ Thánh đã Hầu Thánh hoặc trong dòng họ tổ tiên có người theo Thánh từ khi còn sống bây giờ truyền thừa cho con cháu theo huyết thống, hoặc gia tiên có người đã hầu Thánh, đã làm thầy ....

3. Căn xuất thiên địa sinh:

Từ xưa trong sớ sách các cụ vẫn viết câu: “Người sinh dương thế số mệnh thiên cung”, hay câu "căn xuất thiên địa sinh".

Hai ý này chỉ khi thụ thai hoặc chuẩn bị sinh ra người này thì có năng lượng vũ trụ thiên địa bản nguyên hun đúc và linh khí của đất Việt và có thể là các khí âm sát đại địa, âm khí đại địa…, những năng lượng tự nhiên thấm nhuần hun đúc nên căn xuất thiên địa sinh.

100 % người có căn là có năng lượng bản nguyên của thiên địa và năng lượng vũ trụ lớn hơn người bình thường.

4. Duyên nghiệp mà vào:

Có thể là nghiệp của gia tiên, gia chung hay bản thân gây ra nghiệp kiếp này hay ở những kiếp trước, được nhà Thánh ân duyên dẫn lối cho nhập đạo trình đồng tu tập để trả nợ nghiệp. Nhằm ngăn chặn cái oan oan tương báo, để trả nghiệp cho oan gia trái chủ.... (Các cụ vẫn hay nói câu “Ra mà gánh nghiệp cho cả họ”).

Hoặc bởi duyên mà đến, tức là có những người có duyên với cửa Thánh như đã từng giúp nhà Thánh khi nhà Thánh giáng sinh, hay những người từng có công bảo vệ đất nước , bảo vệ truyền thống đạo, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc … những người này có duyên với nhà Thánh, duyên với cộng đồng, kiếp này được dẫn đường ra nhập đạo, tu tập để sạch sành sanh còn manh áo đỏ về với nhà Thánh.

Có người còn thuộc hai, ba trường hợp căn ở trên.

Còn chín loại phân biệt thì dài dòng nên xin phép không nói ra.

Nhận biết ghế ai, bóng Thánh nào để ra hầu đồng

Những người có căn thường từ bé đến lớn nếu không ốm đau thì cũng hay có trắc trở về bệnh tật hay cuộc sống có vấn đề chứ không phải là gần ra trình đồng mới có vấn đề vì họ có năng lượng bản nguyên lớn và khác người, nên phần âm hay trắc trở, âm không phù thì dương khó thuận, gây ra những vấn đề trong cuộc sống để dần dần họ biết mình có căn và ra đồng.

Còn ghế ai bóng Thánh nào thì lại khác. Các cụ xưa hay gọi: Ghế vị Thánh này, Bóng vị Thánh khác. Giờ lại gọi là Căn thì là sai lệch.

Trước khi Đức đại từ tôn (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) giáng sinh thì có dòng đồng Thiên tiên, địa tiên, dòng đồng thượng và dòng đồng thoải, chưa có dòng khâm sai.

Cái ghế ai bóng ai ở đây chỉ sổ lính phó úy để nhà Thánh bảo trợ dẫn tu theo dòng nhưng chủ yếu là hành đạo.

Những người có căn thuộc dòng nào thì được báo sổ lính nơi cửa đó, gọi là ghế cửa đó. Ví dụ người " ghế" căn quan lớn đệ tam được gửi sổ phó úy nơi cửa quan lớn đệ tam thì gọi là ghế quan lớn đệ tam và được ngài dẫn đồng bảo trợ tu tập ban quyền phép cắt cử ra làm việc…
Tương tự như đồng Pháp ghế Quan lớn đệ Ngũ, ghế Ông Bẩy Ông Mười.....

Còn bóng Thánh lại khác.

Bóng là do gia tiên tấu trình hoặc do căn duyên của người ra đồng với cửa Thánh nào thì bóng cửa Thánh đó gọi là năng lực ân duyên (cũng chủ yếu là năng lực hành đạo, còn gọi là lộc. Ví như ăn lộc bói Chầu Nhị, ăn lộc chữa bệnh Chầu Lục, Cô Sáu, Cô Bơ..... lộc gọi hồn ... ngồi dí .....)

Chủ yếu của ghế bóng là nơi gửi mệnh đồng đã phó úy... được ân duyên dẫn đạo khai tâm minh trí để tu tập và hành đạo.

Trước đây đồng cũng có hai loại đồng âm và đồng dương như bây giờ.

  • Đa phần đồng âm là phó úy tu tập hành đạo.
  • Riêng đồng dương thì phó úy chung về của Tam tòa và cửa Quan lớn...!

Như vậy căn khác ghế bóng ở chỗ

Căn có 4 loại khác với nơi gửi bản mệnh, nơi luyện đồng luyện lính trình tòa… và dẫn đạo với bảo trợ cho lộc, hành đạo.

Những người có đồng đa phần đều gọi là mệnh thiên tiên (người sinh dương thế sổ hệ Thiên cung). Thánh dù Thiên, Địa, Thoải, Nhạc đều gọi là Thiên cung hay Thiên Tiên cả.

Đã có thời các Nhà Vua phong kiến đều ra sắc Phong là Thiên Tiên Thánh giáo cho đạo ta. Gọi là Đạo Tiên Thánh ở chỗ này.

Nhưng phủ đầu đồng (cai đồng thủ mệnh) thì theo nhân duyên căn cơ và năng lực cũng như sự tu tập hợp với sự bảo trợ của từng toà. Ví như

  • Anh đồng pháp hay độ âm thì sổ lính cửa Quan ngũ cai đồng bảo trợ hay anh chuyên trị tà quỷ sổ lính gửi cả sang cửa Thượng Từ bảo trợ...
  • Anh có sổ lính ở cửa thoải , được các cửa này do các Thánh Thoải nhận lính luyện đồng thì họ thường là ghế của các vị Thánh Thiên Tiên Thoải phủ như chúa Thoải... Chầu đệ tam, quan lớn đệ Tam, quan Ngũ, ông Hoàng Bơ, cô Bơ, câụ Bơ…giữ sổ mệnh đồng, luyện đồng, bao bọc để anh tu tập, hành đạo....

Bản quyền thuộc về đồng thầy Tự Tuệ Trần

(Sao chép, trích dẫn, diễn đọc vui lòng ghi rõ nguồn và dẫn link về web)