04/06/2021 11:44 View: 5996

Thánh Mẫu Thượng Ngàn là ai?

Thánh Mẫu Thượng Ngàn là ai? Tại sao Vua Lê Lai lấy niên hiệu Thuận Thiên và vua Lê Thái Tổ rất tín và thờ Thần linh ?

thanh mau thuong ngan, de nhi thuong ngan

Hình ảnh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn qua nét vẽ của tranh thờ Hàng Trống được xây dựng
lại từ kĩ thuật thiết kế hiện đại trên máy tính. - Nguồn ảnh: Nhà Hát Việt

Thánh Mẫu Thượng Ngàn - Ngài là ai?

Mẫu Thượng Ngàn là Đệ nhị Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Thánh Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, ngồi bên tay phải của Mẫu Thượng Thiên trong Tam tòa Thánh Mẫu.

Giống như Mẫu Thoải, có nhiều truyền thuyết khác nhau về thân thế của Mẫu đệ nhị. Có nơi cho rằng bà là con vua Đế Thích, đầu thai làm con vua Hùng Vương. Khi sinh hạ bà, mẫu hậu vì đau quá mà phải vịn cành quế, nên sau này bà được đặt tên là Quế Hoa Mỵ nương (hay Quế Mỵ Nương). Nhưng phổ biến hơn cả là truyền thuyết về việc bà là con của thần núi Tản Viên Sơn tinh và công chúa Mỵ Nương (trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh).

Theo thuyết này, bà được cha mẹ đặt tên là La Bình Công Chúa. Khi còn nhỏ, La Bình đã nổi tiếng là thông minh, tài giỏi. Khi lớn lên, nàng thường giúp đỡ cha cai quản các vùng rừng núi, dạy dỗ muôn dân. Nàng luôn tỏ ra là người bản lĩnh thông thuộc mọi  việc, nên được các tù trưởng tôn kính, coi là đại diện xứng đảng của đức Tản Viên. Sau này, khi cha mẹ bà theo lệnh Ngọc hoàng về trời, trở thành các vị thánh bất tử, La Bình cũng được phong làm Công Chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi 81 cửa rừng, các miền núi non, hang động.

Với vai trò mới, bà giúp dân biết cách trồng cấy, phát rẫy làm nương, làm ruộng bậc thang, dựng nhà, săn bắt, bẫy thú, chăn nuôi, trồng lúa nếp, chế biến các món ăn…

Bên cạnh đó, bà còn phù trợ nhân dân đánh giặc ngoại xâm. Từ đời Trần đánh quân Nguyên Mông đến cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đánh giặc Minh. Tương truyền bà từng hóa thân thành ngọn đuốc soi sáng đường cho nghĩa quân đi trong rừng đêm. Khu rừng trong sự cai quản của bà cung cấp thức ăn cho nghĩa quân “khi Linh Sơn lương hết mấy tuần”…

Bản hát văn mẫu Thượng Ngàn 

 

Chầu văn cổ - Bản ghi âm năm 1957. Nguồn: Dai Dao

Đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở đâu?

Hiện nay, đền thờ bà có ở khắp nơi, nhưng ba nơi thờ tự chính là đền thờ ở Suối Mỡ, Bắc Giang, đền Bắc Lệ, tỉnh Lạng Sơn, và đền Đồng Cuông ở Yên Bái. Riêng đền Đông Cuông ở Yên Bái gắn với tích bà đầu thai làm con gái một tù trưởng ở đây.

Đền Suối Mỡ - Bắc Giang 

Theo các tài liệu xưa ghi chép lại, đền Suối Mỡ thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn từng được sắc phong: “Thần thông quảng đại càn, thập nhị tôn nàng Vực Mỡ”. Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa, con Vua Hùng Định Vương và Hoàng hậu An Nương. Hoàng hậu sinh ra nàng bên gốc quế rồi mất.

Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Tới khu thung lũng là xã Nghĩa Phương ngày nay, vùng đất phẳng phiu rộng rãi nhưng cây cỏ héo tàn, xơ xác do thường xuyên hạn hán, Quế Hoa nghĩ rằng phải tìm nước về cho người dân
Sau nhiều ngày đường vất vả, công chúa bắt gặp hồ nước mênh mông, đang băn khoăn tìm cách mở đường đưa dòng nước mát về nơi khô hạn, thì được một cụ già râu tóc bạc phơ cho quyển sách luyện phép lạ cứu đời. Quế Mỵ Nương bèn lập một hành cung làm nơi tu luyện và đã thành công. Nàng xoè năm ngón tay ấn xuống tạo thành sức mạnh kỳ lạ khiến núi nứt ra, đá ầm ầm xô chuyển, nước từ các khe ào ào dốc xuống vùng đất thấp rồi chảy thành dòng êm ả.

Sau Đó Thánh Hóa về Trời cùng các cô hầu cận.

Đền Đông Cuông - Yên Bái

Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc Nguyên, chống Pháp.

Trước đây đền có tên là “Đền Đông”, “Đền Mẫu Đông”, hay còn gọi là “Đông Quang linh từ”, còn bây giờ được gọi là “Đền Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn”.

Từ lâu, Đền Đông Cuông xã Đông Cuông nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn…

Theo Đại Nam nhất thống chí, Đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.

Trải qua các thời kỳ lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm Đền Mẫu Đông Cuông còn tôn thờ thêm các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XVIII và các vị Thủ lĩnh người Tày trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần của người Dao – Tày 1913 – 1914 đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đền Đông Cuông là một trong các nơi khởi đầu của phong trào tục thờ Mẫu Việt Nam. Đến nay đền đã được xây dựng lại khang trang bề thế.Đền Mẫu Đông Cuông được coi là đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu..


thanh mau thuong ngan, de nhi thuong ngan

Nhạc Tiên Đệ Nhị Thượng Ngàn Thánh Mẫu - Diệu Tín Thiền Sư - Cao Sơn Tổ Mường Thần Nữ

 

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn thể hiện sự gắn bó của người Việt với núi rừng, không chỉ trong công việc làm ăn sản xuất mà còn trong cả chiến trận. Vậy nên nếu ta có “rừng thiêng nước độc” thì cũng có khi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, “rừng vàng biển bạc, và “Rừng là tài sản quý…” (Hồ Chí Minh). Tín ngưỡng dân gian về tầm quan trọng của núi rừng dạy ta biết sợ, biết kính, biết nương nhờ, sẽ mãi là tín ngưỡng hợp với quy luật cuộc sống dù là quá khứ, hay hiện tại và sau này.

Thánh Mẫu Thượng Ngàn và những lần bà phò vua giúp nước

Lúc vua Lê Lợi vừa khởi nghĩa, do lực lượng còn yếu kém nghĩa quân Lê Lợi thường hay thua trận trước quân Minh.

Có một lần Lê Lợi lại bị thua to, toán quân khởi nghĩa mỗi người trốn một ngả nên Lê Lợi đành phải một mình trốn vào rừng già, có toán giặc Minh đuổi theo rất sát. Qua một đoạn đường ông bỗng bắt gặp thấy xác một cô gái có lẽ đã bị giặc hãm hiếp và giết chết.

Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn:

"Xin vong hồn nàng kia hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức giết giặc báo thù cho nàng ".

Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, thấy có rừng tre ông đành chui liều vào một bụi cây tre.

Quân Minh do có chó săn đánh họ đuổi theo rất sát đến khoảng đó chó lao vào rừng tre chỗ Lê Lợi trốn thì dừng.

Thấy con chó sủa vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông hai vết. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.

Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây mà sủa. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đấy nên toan đâm giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con hồ ly. Chó thấy hồ ly lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy chúng kéo nhau đuổi theo chó đi nơi khác.

Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.

Rồi một lần nghĩa quân của ông lại bị giặc lùng bắt đánh tan. Một người một ngựa bộ chạy đến đoạn giáp Thanh Hoá với Hoà Bình thì gặp núi không biết là chỗ nào, ông mới nhìn thấy một ngôi nhà sàn vội vàng chạy đến. Thấy ở cửa nhà có một cô gái mặc bạch y đứng ông liền chạy tới hỏi đường để trốn nhưng lúc này đã nghe tiếng vó ngựa của giặc Minh rộn rã đằng sau.

Cô gái liên nói với Lê Lợi rằng tướng quân hãy đuổi ngựa đi và chạy ra núi sau nhà ở đó có cái động vào mà trốn giặc.

Lê Lợi vội vàng làm theo. Quân giặc Minh cứ Theo tiếng vỗ ngựa mà đuổi. Không bắt được Lê Lợi, chúng lùng sục khắp vùng nhưng trong ba ngày đó nhà vua vẫn an toàn, lại được người con gái ngày nào cũng đưa cơm ngày 2 bữa với thức ăn cá tôm cua ốc đủ cả.

Sau khi giặc Minh rút đi Lê Lợi ra khỏi chỗ ẩn nấp và tìm về với nghĩa quân của mình.

Ông cùng nghĩa quân quay lại đó để cảm ơn cô gái nhưng tìm lại nơi đó lại không thấy nhà cửa và nơi động kia đâu nữa, chỉ thấy có núi đá. Lê lợi cho rằng nữ Thần rừng núi hiện ra cứu mình.

Rồi một lần ông bị quân Minh đuổi đến đất Hoà Bình ra đến sông Cái ( Sông Đà), thấy một đôi vợ chồng nông dân già đang tát nước liền xin cứu giúp. Bà lão bèn bảo Lê Lợi cởi áo giấu đi rồi nhảy xuống bắt cá cùng hai vợ chồng. Lê Lợi vừa nhảy xuống thì quân Minh cũng đuổi đến, chúng hỏi vợ chồng ông bà lão có thấy có quân phản loạn nào chạy tới đây không. Bà lão thưa là không, lúc đó Lê Lợi nghiêng đầu lắng nghe thì bị bà lão quát:

"Thằng kia không lo bắt cá rồi còn về, việc gì tới mày ?"

Quân Minh tưởng Lê lợi là con bà lão già nên bỏ đi. Sau khi về nhà ông bà lão thì một đám quân bị lạc chủ lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi.

Đây là một thôn ở gần sông sát núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ.

Để trốn giặc vợ chồng bà lão chỉ cho toán quân trốn lên động núi gần bờ sông.

Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì để đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ nấu lên để đãi nghĩa quân, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép được bắt lúc trước. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông bà lão, nói:

"Chúng tôi không bao giờ quên ơn hai lão. Sau này nếu đuổi được giặc Minh, sẽ báo đền ơn nuôi dưỡng cứu mạng”.

Rồi đến ngày nghĩa quân lớn mạnh thắng thế giặc Minh cố thủ trong các thành chiếm được chờ viện binh của Liễu Thăng, quân ta ra sức công phá các Thành giặc Minh chiếm giữ nhưng gặp phải sự kháng cự cố thủ không thể công phá và giải phóng được. Chỉ đành hạ một vài thành mà thương vong lớn quá. Đặc biệt trong lúc đó lại nghe Quân Minh do Liễu Thăng đang từ phương bắc kéo sang nên lấy làm phiền lòng lắm.
Do mệt mỏi vì nghĩ cách trống giặc giữa trưa mà Lê Lợi nằm ngủ thiếp đi lúc đó có một người con gái mặc quần áo trắng hiện ra trong mơ.

Lúc này Lê Lợi nhìn lại hoá ra là người đã từng cứu mình trốn vào động trong nhà thủa trước. Biết là Thần nhân nhà vua liền hỏi:

“ Thần nữ có gì muốn báo cho ta mà lại hiện thân ?”

Người con gái liền nói sao đại vương lại tốn sức quân mà phá thành lúc này. Đánh thành là hạ sách. Đại Vương công đánh các thành giặc Minh cố thủ mà thành bền vững có đánh hàng năm hàng tháng không hạ được, khi ấy quân ta sức mỏi chí nhụt mà viện binh của giặc lại đang chuẩn bị tiến sang nước ta thì trước mặt, sau lưng đều bị giặc tấn công. Vậy nếu đại vương cứ công thành đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn. Những thành đó không phải phá lúc này hãy dồn quân lên ải Chi lăng phục binh đánh tan quân phía Bắc đang chuẩn bị tràn sang, sau khi thắng lợi thì các thành chưa phá được không cần đánh cũng tan mà thôi. Đại vương hãy nghe thần thiếp, lên ải Chi Lăng phục binh còn các thành này cứ cho quân vây chặt, vậy vừa lấy sức quân nghỉ ngơi đánh giặc mệt mỏi thì sẽ phá được giặc.

Tỉnh dậy Lê Lợi y theo nữ thần áo trắng đã mách và thi hành kế sách.

Quả nhiên phục binh tại ải Chi Lăng chém đầu được Liễu Thăng và đánh tan quân Minh.

Lê Lợi sau lên ngôi vua nhưng ông chẳng bao giờ quên vị thần nữ áo trắng và những người đã cứu giúp mình cùng nghĩa quân ngày trước.
Đầu tiên Nhà Vua sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã qua đời cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nhà cũ.

Nhớ người đã cứu và bà cụ đã cơm nước nuôi mình khi giặc truy sát bèn phong cho là dưỡng Mẫu, hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế.

Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.
Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm hồ ly đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo.

Ở cửa sân rồng nơi thiết triều ông cho dựng tượng người con gái và cũng là nghĩ là linh hồn người con gái đó biến thành hồ ly nên tạc pho tượng dựng miếu trước ban vô sân chầu với hình hồ ly cách điệu người con gái mặc áo trắng đầu người mình hồ ly để bách quan bái tế trả ơn khi vào triều.

Đặt là Bạch Y Hồ Ly Thần nữ.

Còn vị nữ thần áo trắng đã có công cứu nhà vua và ứng báo bầy kế phá giặc liễu thăng ông cho tạc tượng thờ ở trong điện rồng, do không biết tên Thần bèn lấy họ của mình đặt cho Thần gọi là Hộ Quốc Lê Mại Đại Vương Bạch Anh công chúa. (Chữ anh có nghĩa là trắng như đứa trẻ ý nói vị Thần bạch y Thánh thiện tinh khôi. Dịch ra là: nữ Thần áo trắng hộ quốc mang họ Lê của vua)

Lại truyền trước khi thiết triều hay ngày sóc vọng các quan phải tế bái.

Rồi khi mọi việc yên ổn ...đến một ngày nhà vua vi hành đi về vùng Hoà Bình Thanh Hoá .....thăm lại những vùng đất đã nằm gai nếm mật. Đi đến vùng nọ thấy một ngọn núi rất đẹp nhà vua liền đi bộ lên ngắm cảnh, lại thấy có động đá liền đi vào.

Khi vào đến nơi thấy có ban thờ Thần vua nhìn lên tượng thờ thấy Thần được tượng thờ chính là vị Thần đã cứu mình và bầy kế cho mình phá giặc. Nhà vua vội vàng bái kiến rồi sau đó truyền người đến hỏi thầy đồng trông đền xem Thần được thờ thần hiệu là ai.

Được các cụ đồng đền cho biết đó là Ma Bà mẹ nuôi của Thánh Tản Viên sau lại đầu thai thành con gái Đức Thánh Tản Viên tên là nữ Thần La Bình công chúa đã tu hành đắc đạo và luôn phù hộ cho dân chúng .

Các cụ Đồng còn bẩm với vua tại rừng núi nam ta nữ Thần được dân chúng lập đền thờ nhiều Thuộc tỉnh hưng hoá xưa hay huyện của Thanh Hoá, Ninh Bình, Hoà Bình, Phú Thọ, Việt Trì, Yên Bái ... và môt số tỉnh khác ăn theo sông Đà và sông Mã, hay dọc mấy con sông...

Nhà vua thấy vậy bèn sai người cho gọi bách quan lên núi lập đàn tế bái La Bình Công chúa ba ngày....

Vào thời Lê các sứ thần phương Bắc sang Nam Việt ta thấy rất lạ là trong sân rồng lại thờ vị Thần đầu người thân hồ ly và trong điện lại thờ nữ Thần Bạch Anh "áo trắng". Sách các quan đi sứ Trung Quốc vẫn còn ghi chép lại về Hai vị Thần Thánh được Thờ.

Rất tiếc sau khi quân Thanh đánh thành Thăng Long đã đập phá hết tượng Thần. Đó là mất mát rất lớn âu cũng là do lịch sử.

Trong các thư tịch ta để lại có ông Phạm Đình Hổ nói đến việc nhà Lê đã làm tượng thờ Thần và ân nhân của Lê Thái Tổ trong sân triều đình Lê - Trịnh. Sách ông chép lại có viết :

"Những buổi chầu trong điện không bị ngăn cấm người ngoài vào xem. Ta khi nhỏ thường hay vào sân rồng, thấy bên võ ban có đặt pho tượng Thần. Tượng ấy đầu người thân hồ ly, dáng rất đẹp, hình dung một thiếu nữ búi tóc, cài trâm."

Ở giữa lại có thờ tượng Nữ Thần Hộ Quốc Phu Nhân Bạch Anh Công chúa ....

Ngoài ra còn rất nhiều Thần linh ủng hộ Thái tổ như câu chuyện rùa Thần hồ hoàn kiếm....

Trước đó trong lịch sử chép rằng: Khi Vua Lê Lợi lên ngôi ông có nói ta là thuận theo ý trời mới được Thần Linh nước Nam ta ủng hộ, mới đuổi được giặc vậy nên ta lấy niên hiệu Thuận Thiên. Và sắc phong cho các Thần Thánh nước Nam ta.

Trời đất biển thiên chiến tranh rồi lịch sử thay đổi. Câu chuyện Thái Tổ tế bái công chúa La Bình thì vẫn có sách sử còn ghi lại tuy địa chỉ Tế bái có Thể là ở Động Thiên Thai núi đâu Rồng gần đền Đông Sơn bây giờ hoặc nơi nào đó...

Do Vua Lê Sắc phong Thánh Mẫu quản trưởng sơn Trang sơn lâm bộ chúng lên hiện nay nơi nào cũng thờ ngài là chính.

Từ các đền Thuộc tỉnh Hưng Hoá xưa hay huyện của Thanh Hoá, Niinh Bình, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái Việt Trì, Lạng Sơn và môt số tỉnh khác ăn theo sông Thao, sông Đà và sông Mã đều Thờ.

Còn vị dưỡng Mẫu có lẽ là bà chúa Thác Bờ. Nhưng vị thần Hồ Ly áo trắng thì không còn nữa.

Rất may mắn là sử cũ vẫn ghi Thái Tổ đánh thành nào đến đâu cũng bái các vị Thần nam việt xin phù hộ thắng trận và khi lên ngôi gia phong cho nhiều Vì Thần nhân Việt ta cũng là truyền thống tốt đẹp nhiều đời vua sau học theo.

Tamlinh.org