04/06/2021 11:44 View: 71343

Văn khấn ngày giỗ gia tiên, ông bà cha mẹ dễ nhớ nhất?

Chúng ta ai cũng biết, có 3 ngày giỗ quan trọng cho người mới mất đó là Giỗ Đầu, Giỗ Hết và Giỗ Thường. Vậy bài khấn dành cho 3 ngày giỗ này như thế nào? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.

cung chay

Mâm cỗ chay thanh tịnh

2 lễ quan trọng trong một kỳ giỗ

Trong một kỳ giỗ, người ta thường tiến hành 2 lễ quan trọng là lễ Tiên thường và lễ Chính kỵ.

Lễ Tiên thường còn được gọi là ngày cúng Cáo giỗ, cúng trước ngày người quá cố qua đời.

Trong ngày này, con cháu cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho vong hồn người quá cố và Gia tiên nội ngoại về hưởng giỗ cùng cháu con. Ngày này con cháu, người thân cũng thường sắp lễ ra mộ, vừa là thăm viếng, sửa sang phần mộ, vừa trực tiếp mời vong linh người thân, đồng thời cáo thỉnh thần linh, thổ địa cai quản nghĩa trang cho phép vong linh thân nhân được về hưởng giỗ.

Tiên thường có nghĩa là nếm trước. Ý nghĩa ban đầu của lễ Tiên thường là con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Lễ Tiên thường thường được cúng vào buổi chiều ngày hôm trước. Ngày này, từ sáng sớm bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ để bày mâm biện lễ, chuẩn bị cho việc cúng bái buổi chiều. Trong lễ Tiên thường, khi khấn, chủ lễ phải kính cáo Linh Thần Thổ Địa trước, rồi mới khấn mời Gia tiên sau. Bắt đầu từ lúc đó bàn thờ luôn phải duy trì đèn nhang, hương khói cho đến hết lễ Chính kỵ vào ngày hôm sau.

Có một điều chú ý là:

  • Lễ  Tiên thường chỉ được áp dụng đối với Giỗ Trọng, tức giỗ những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em...
  • Còn đối với Giỗ Mọn, tức giỗ những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít... thì không cần cúng Tiên thường mà chỉ cúng ngày Chính giỗ.

Trước đây Lễ Tiên thường được tổ chức rất long trọng. Những gia đình có điều kiện còn làm cỗ mời bà con thân thích, thông gia, xóm giềng đến ăn giỗ vào ngày này. Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, lễ Tiên thường được tổ chức đơn giản đi nhiều. Trên bàn thờ chủ yếu bày hương hoa, trầu cau, trái cây , rượu nước và một số vật phẩm chay tịnh như phẩm oản, xôi chè để kính cáo Gia thần và khấn mời vong linh Gia tiên, mang đúng ý nghĩa là cúng Cáo giỗ. Bây giờ không nhiều người làm cỗ cúng và mời khách trong Lễ Tiên thường mà tập trung vào ngày Chính kỵ.

Ngày Chính kỵ  còn được gọi là Chính giỗ, là ngày mất của người quá cố.

Tùy theo điều kiện từng gia đình, lễ Chính kỵ có thể được tổ chức quy mô to nhỏ khác nhau. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, tuần nhang và vài món ăn giản dị cúng người đã mất. Lòng kính trọng, tiếc thương đối với người đã khuất phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày mất để làm giỗ, không phụ thuộc vào việc giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của người quá cố nếu có tình nghĩa, thấy lưu luyến thì nhớ ngày giỗ chủ động đến thắp nén hương, không cần phải đợi có lời mời.

Một điều quan trọng trong Lễ Chính kỵ là trên bàn thờ phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị. Ý nghĩa của việc này được chi phối bởi thuyết Âm Dương, thể hiện sợi dây tình cảm giữa người đang sống và người quá cố.

  • Theo luận thuyết, sự vật có Âm Dương hài hòa thì mới phát triển sinh sôi. Ở bát cơm úp, phần chìm dưới bát thuộc Âm, phần nổi trên thuộc Dương.
  • Quả trứng luộc cũng vậy, lòng đỏ bên trong thuộc Âm, lòng trắng bên ngoài thuộc Dương.
  • Trong quả trứng còn mang mầm sống, thể hiện ý nguyện của con cháu là các bậc tiền bối qua đi sẽ luôn nảy sinh ra thế hệ mới kế tục.

Sau khi cỗ cúng và đồ lễ bày biện xong xuôi, gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào thắp hương, khấn bái. Khác với lễ Tiên thường, trong lễ Chính kỵ gia chủ cần phải khấn mời vong linh người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mời Gia tiên nội ngoại, từ bậc cao nhất đến thấp nhất, sau đó mới cáo thỉnh Gia thần cùng về hâm hưởng.

Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp nén hương vái 3 vái rồi đọc lời khấn. Khấn xong vái thêm 4 vái nữa.

Đợi hết ba tuần hương, gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi hóa. Sau đó hạ lễ, mời khách khứa và mọi người thụ lễ (ăn giỗ). Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ lễ vật trên bàn thờ xuống, chia thành từng túi cho từng gia đình - thân khách gọi là lộc của Tổ tiên.

Theo đúng phong tục cổ truyền thì lễ Tiên thường phải cúng vào buổi chiều ngày hôm trước, lễ Chính kỵ phải cúng vào buổi sáng ngày chết (kể cả việc người đó chết vào buổi chiều hay tối). Tuy nhiên, ngày nay  nhiều gia đình không câu nệ, có khi chuyển cúng Chính giỗ vào buổi chiều, thậm chí cúng trước một, hai ngày nếu đó là ngày nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho con cháu được dự giỗ đông đủ. Vào sáng ngày Chính giỗ chỉ thắp hương tưởng nhớ người đã khuất và yết cáo Tổ tiên, Thần Phật.

mam com cung gio

Bài khấn cúng giỗ đầu dễ nhớ nhất

Ý nghĩa giỗ đầu

Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang.

Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khác gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn trống nữa.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Vào ngày Giỗ Đầu thường sắm:

  • Mâm lễ mặn
  • Hoa, quả, hương, phẩm oản
  • Tiền, vàng, mã, giấy
  • Các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ
  • Hình nhân bằng giấy.

“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.  Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:................................................ Tuổi.................................................................

Ngụ tại:.............................................................................................................................................

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của....................................................................................................

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:.......................................................... Tuổi....................................................

Ngụ tại:...........................................................................................................................................

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:..................................................................................................................

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:.......................................................................................................................

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):..........................................................................................................

Mộ phần táng tại:..............................................................................................................................

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn ngày Giỗ Thường

Ý nghĩa ngày giỗ thường

Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Nhưng cũng có vùng miền đưa vào tống giỗ chung tại nhà thờ tộc vào Xuân – Thu nhị kỳ (Chạp mã).

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con cháu nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất. Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

Sắm lễ cúng giỗ

Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng đầy đủ gồm:

  • Hương, hoa, quả, phẩm oản
  • Vàng mã
  • Mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày tháng năm (Âm lịch):...................................................................................................

Ngày trước giỗ – Tiên Thường của.........................................................................................................

Tín chủ con là:................................................................ Tuổi................................................................

Ngụ tại:................................................................................................................................................

Nhân ngày mai là ngày giỗ của...............................................................................................................

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

*****************************

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ con là:.................................................................. Tuổi............................................................

Ngụ tại:...............................................................................................................................................

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của...............................................................................................................................

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời…………………………………………………………………...........................................

Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………............................................

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………….............................................

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày............... tháng................... năm....................... (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:..................................................... Tuổi..................................................................

Ngụ tại:...................................................................................................................................................

Nhân hôm nay là ngày giỗ của..................................................................................................................

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:............................................................. Tuổi...........................................................

Ngụ tại:.....................................................................................................................................................

Hôm nay là ngày.................. tháng...................... năm.............................. (Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của..........................................................................................................................

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………................................................................................

Mất ngày ……....tháng…….....năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………....................................................

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Kiêng kỵ trong tất cả các ngày giỗ

  • – Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.
  • – Trên mâm cơm cúng giỗ hạn chế những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh
  • – Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…
  • – Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

Nghi cúng cơm nầy truyền thừa trong dân gian, do ông bà từ ngày xưa bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa.

Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đũa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang.

Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy.

Cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian ngày xưa bày nay làm lại mà thôi.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!