04/06/2021 11:50 View: 6025

CHÁY BÁT HƯƠNG là điểm gì? Lành hay dữ?

Đối với người dân Việt Nam, bát hương được xem như một “căn nhà” của tổ tiên trong gia đình. Thế nên, khi xảy ra hiện tượng bát hương bị bốc cháy, nhiều gia đình rất lo sợ, hoang mang. Vậy, liệu bát hương bốc cháy có phải là điềm báo xấu mà người cõi âm muốn nhắc nhở con cháu mình hay không?

bat huong boc chay

Theo những người tin vào tâm linh thì mỗi hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đều ẩn chứa một điềm gì đó. Hiện tượng chân nhang bát hương bốc cháy được xem là một điềm báo từ cõi âm, nó có thể tốt hoặc xấu nhưng tất cả đều làm cho người khác cảm thấy hoang mang và lo lắng.

Để tránh hiện tượng cháy bát hương bạn nên dọn dẹp bàn thờ thường xuyên và mỗi khi thắp hương và thấy hiện tượng cháy bát hương thì chớ vội lo lắng hãy tìm cách để đám cháy nhỏ này không bị lan rộng.

Nguyên nhân khiến bát hương tự nhiên bốc cháy?

Bát nhang lâu ngày không được dọn dẹp

Đây là lý do đầu tiên có thể dẫn tới việc chân nhang bát hương bốc cháy. Có rất nhiều gia đình ngày nào cũng thắp nhang, khiến nhang trong bát ngày một nhiều lên, và chúng bắt đầu khô dần đi. Nhiều khi chỉ cần một tàn nhang phía trên vô tình rơi xuống đã dễ dàng làm chân nhang phía dưới bốc cháy. Bắt đầu từ việc cháy âm ỉ cho đến khi cháy rụi, đó là nguyên nhân khiến bát hương bốc khói lớn hơn.

Khi chân bát hương đầy, chúng ta có thể tiến hành rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương để tránh các trường hợp chân nhang bốc cháy như vậy.  

Bát nhang đặt ở hướng có gió

Mặc dù lửa trên nhang không nhiều nhưng nếu có sự xúc tác của những con gió thì việc chân nhang bát hương bốc cháy có thể xảy ra. Chính vì thế, khi đốt nhang bạn phải để ý đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng.

Có nhiều gia đình sẽ có một phòng thờ riêng, tuy nhiên phần đông các gia đình Việt tiến hành thờ cúng ông bà Tổ Tiên, Thần Phật ngay tại phòng khách trong mỗi nhà, như vậy không thể nào tránh khỏi việc mở cửa ra vô, khi thắp nhang cho dù buổi tối hay ban ngày thì có gió sẽ thúc đầy nhang cháy lớn hơn, gió càng to thì dẫn đến việc đế bát hương bát nhang bốc cháy càng lớn. 

Thắp hương quá nhiều lần trong một ngày

Như đã đề cập ở trên thì một tàn lửa nhỏ không thể dẫn đến cháy nhưng nếu trường hợp bạn đốt liên tục làm bát nhang nóng dần lên, càng nhiều tàn nhang thì càng dễ dẫn đến việc cháy chân chân nhang. Dẫu biết rằng, nén nhang chính là tấm lòng thành tâm và đạo hiếu mà chúng ta dâng lên thần Phật cùng những người đã khuất nhưng mà mỗi ngày chúng ta chỉ nên đốt nhang tối đa 2 lần mà thôi.

Buổi sáng đối với bàn thờ Thần Tài ( đặc biệt các cửa hàng kinh doanh buôn bán hay công ty) và buổi tối đối với bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật.

Tuy nhiên trong các trường hợp đốt nhang nhiều lần trong ngày có thể nghĩ ngay đến các trường hợp sử dụng bát hương có kích thước lớn thì bạn nên chọn bát hương to hơn và thường xuyên kiểm tra để có cách xử lý kịp thời.

Các trường hợp bát hương bốc cháy

Trong các trường hợp đã lựa chọn được bát hương thờ phù hợp, chuẩn về kích thước, đã rút bớt chân nhang trong bát hương và không gian thờ đã ở trong một phòng riêng mà vẫn có trường hợp chân nhang bát hương bốc cháy thì có thể tìm hiểu như sau:

Chân nhang bát hương bốc cháy có 2 trường hợp xảy ra mà bạn phải cực kì để ý:

Bát hương cháy ở phần trên và cháy thành ngọn lửa lớn (Hoá dương)

Hiện tượng này người xưa còn gọi là hóa dương. Nếu thật sự là như vậy thì các bạn không có gì phải lo lắng cả bởi đây là một điềm báo vô cùng tốt. Thường thì bạn và gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc con đường tài lộc cũng sẽ thay đổi theo.

Chân nhang cháy từ dưới lên, không tạo thành lửa (Hoá âm)

Chân nhang bắt đầu cháy âm ỉ từ phía dưới lên, không tạo thành lửa nhưng có thể tạo ra những làn khói đặc trưng. Đây hoàn toàn là một điềm báo xấu, báo hiệu như sắp có chuyện gì không tốt có thể xảy ra.

Bát hương bốc cháy âm ỉ (Hoá âm) là điềm lành hay dữ?

Bát hương hóa âm là khi phần chân nhang của bát hương bốc cháy âm ỉ. Không phải chỉ có hiện tượng bát hương Thần tài hóa âm mà còn có cả bát hương thổ công hóa âm, bát hương gia tiên hóa âm, thậm chí là bát hương người mới mất hóa âm.

Đối với những người không quá tin vào tâm linh thì cho rằng bát hương hoá âm là bởi người thắp hương chưa dập hết lửa và khi cháy xuống kết hợp với phần chân nhang khô. Cũng có ý kiến cho rằng việc thắp hương quá nhiều sẽ dẫn đến việc các tàn nhang rơi xuống phần chân khô và tạo nên đám cháy.

Theo góc độ duy tâm, những người tin vào tâm linh thì lại cho rằng bát hương tự bốc cháy là điềm báo có chuyện gì đó đang hoặc sắp xảy ra. Đó là việc tốt nhưng cũng có thể là xấu.

  • Thứ nhất: Vấn đề mồ mả của những người thân đã mất đang bị động, lúc này bạn nên đi kiểm tra xem có phải sự thật là vậy hay không. Nếu không có kinh nghiệm bạn có thể nhờ đến các sư thầy hoặc ông bà trong dòng tộc của mình để được giúp đỡ.
  • Thứ 2: Gia chủ chắc chắn là sẽ phải đối mặt đến vấn đề khó khăn trong cuộc sống từ chuyện làm ăn, ảnh hưởng đến gia sản của mình, có thể sắp bị mất cắp chẳng hạn. Hoặc sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, thù oán, …Việc của bạn cũng phải thật bình tĩnh và nhắc nhở những thành viên trong nhà hết sức cẩn thận, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Khi bát hương bị cháy, nếu không kịp thời dập tắt sẽ có thể dẫn đến cháy hết bài vị, ảnh, bàn thờ tổ tiên, gây nguy hiểm đến tính mạng người trong gia đình.

Cần làm gì khi chân nhang bát hương bốc cháy???

Thông thường bát hương bốc cháy đem đến nhiều rủi ro cho gia chủ, khiến bạn lo lắng bất an. Tuy nhiên vẫn có cách hoá giải nên bạn chỉ cần thực hiện đúng là được.

Đầu tiên dù là cháy thành lửa hay không thành thì bạn phải ngay lập tức tiến hành dọn dẹp và lau chùi bàn thờ xung quanh một cách sạch sẽ. Chân nhang còn lại đem tỉa bớt hoặc có thể lấy hết ra và đem hóa ở ngoài và rải phép chút tro trước nhà. Đối với hiện tượng hóa dương thì bạn nên rải tro hương ở sau nhà.

Tiếp đến dùng 3 cánh hoa cho vào nước, tưới lên chân nhang trong bát hương của mình để hóa giải. Dọn dẹp lại bàn thờ một cách sạch sẽ để lấy lại sự linh thiêng cho khu vực này.

Nên lau chùi lại bàn thờ một cách cẩn thận và sạch sẽ ngay sau khi dập lửa. Tiếp đó, bạn sắp xếp các đồ vật trên bàn thờ và thành kính dâng hương xin phép được bốc bát hương mới. Tốt nhất là nên bỏ đi bát hương cũ, không nên sử dụng nữa.

Sau khi mọi thứ đã trở lại như cũ lúc này bạn mua đồ thờ thông thường và thêm vào đó là đồ lễ để hóa giải thường sẽ là hoa quả.

  • Hóa dương thì mua số lượng lẻ
  • Còn hóa âm thì mua số lượng chẵn, bạn nên nhớ điều này.

(Đầu tiên phải sắm lễ tổ tiên và bạn phải trực tiếp kiểm tra xem mồ mả có bị động hay không, mời người về xem coi có đúng là như vậy hay không. Làm việc này xong gia chủ nên đến chùa cầu an cho các thành viên trong gia đình con cháu của mình. Bạn có thể nhờ đến các sư thầy, người có căn quả tốt trong gia đình dòng họ bốc lại bát hương và lập lại bài vị coi như là thay đổi mới, làm lại từ đầu).

Xem thêm: Bốc bát nhang: Quy tắc bốc & kiểm tra linh khí

Ngoài ra để tránh trường hợp chân nhang bát hương bốc cháy thì khi đốt nhang nếu còn lửa thì bạn nên hết sức chú ý đến việc thắp: đừng để bát nhang nhà mình ở hướng có gió, chúng sẽ làm nhang bị tắt, cũng như làm bốc cháy chân nhang. Đặc biệt thắp nhang phải thành tâm, đừng đùa giỡn bởi đây là khu vực cực kỳ linh thiêng. Theo tâm linh, bát hương được coi là “căn nhà vô hình” của tổ tiên trong gia đình vì thế bạn nên kính cẩn và thanh tâm mỗi khi thờ cúng, thắp hương.

Kết luận

Như vây, tình trạng bị cháy bát hương có thể là điềm báo mà chúng ta cần chú ý. Tốt nhất, chúng ta cần biết cách bảo quản, giữ gìn cẩn thận bát hương. Khi thắp hương, bạn không được để hương còn lửa mà thắp lên bình, hãy lấy tay phẩy nhẹ cho lửa hương tắt, lưu ý không được lấy mồm thổi vì như vậy là có tội, sau đó mới thắp lên bát hương.

*Thông tin mang tính tham khảo!