Với người Việt Nam, ngày rằm tháng 7 Lễ Vu Lan là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vậy đi chùa rằm tháng 7 cầu gì? Cách sắm lễ khi đi chùa rằm tháng 7? Văn khấn rằm tháng 7 tại chùa? ... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu
Rằm tháng 7: Một trong 3 ngày rằm quan trọng nhất trong năm
Nguyên Đạo giáo cho rằng có ba vị thần coi sóc mọi việc trên trời, dưới đất, và trong nước; đó là ba vị Thiên quan, Địa quan và Thủy quan (Tam quan). Mỗi năm, Tam quan hội họp vào ba ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Chạp để xem xét định luận công tội của thần tiên, loài người và các loài trong ba cõi. Đây là ba ngày rằm có ý nghĩa lớn
- (Tam nguyên): rằm tháng Giêng gọi tiết Thượng nguyên là lễ tế Thiên quan
- Rằm tháng Bảy là tiết Trung nguyên tế Địa quan
- Và rằm tháng Chạp là tiết Hạ nguyên tế Thủy quan.
Tiết đây là Lễ tiết 禮節, khác với 24 Tiết khí 節氣 trong năm.
15/7 gọi là Tết trung nguyên. Tiết Trung nguyên thuở xưa còn là lễ hội mừng thu hoạch, vào ngày này, người dân Á Đông cúng tế thịnh soạn để cầu Tam quan ban phước. Và Theo tục kệ của cư Dân bách Việt thì thu hoạch được gì mới đều cúng và tế lễ tổ tiên trước.
Tháng 7 có phải là tháng cô hồn?
Xuyên suốt thời cổ đại, “Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt” (Nguyễn Du – Văn chiêu hồn) tuy vậy lại là tháng hội hè, cưới gả, cùng ngày vợ chồng Ngâu trùng phùng (mùng Bảy), lễ báo hiếu kiêm cầu phước (rằm).
Cho đến đầu triều Minh, khoảng niên hiệu Hồng Võ (1368-1399) đời Chu Nguyên Chương. một số ít thầy pháp thầy bùa thầy, thầy cúng, thậm chí cả số ít thầy chùa giả sư tăng cũng lộng hành khắp chốn hương thôn. Lúc này, một cổ tục của vùng Mân Nam (tên gọi khác của tỉnh Phúc Kiến) được loan truyền. Nguyên người Xà " một trong bộ tộc bách việt ( mân việt ) " ( theo người tầu gọi là Xà tộc 畲族: một trong 19 sắc tộc lớn của đại lục) Người Xà nổi tiếng về y thuật, tin rằng vào tháng Bảy, cửa địa ngục mở ra từ mùng 2 đến rằm cho các cô hồn ngạ quỷ lên dương thế kiếm ăn, khoảng thời gian này gọi “Quỷ tiết”, đa số người Mân Việt có tục không cưới gả, xây cất hoặc đi xa trong những ngày nói trên. Theo “Người Mân Nam” của Lâm Tái Phục, Tam Dân thư cục (Đài Loan) xuất bản, 1984 《閩南人》林再復, 三民書局 , các thầy bà sư sãi đạo sĩ lại vẽ rắn thêm chân, phóng đại thêm thắt đủ điều kiêng kỵ để moi tiền tín chủ nhẹ dạ.
Do không giải thích được những hiện tượng tự nhiên nên người xưa đã gán chúng cho các thế lực vô hình. Tự mình tạo ra các lễ cho thánh thần thôi chưa đủ, còn tạo thêm ma quỷ để phụng thờ và khiếp sợ, vì sợ hãi nên tôn thờ, càng tôn thờ càng run sợ siêu nhiên.
Đây cũng là lý do vì sao thàng 7 còn có tên gọi khác là tháng cô hồn.
Tháng 7: Tiết vu lan báo hiếu
Rằm tháng Bảy cũng liên quan đến một quyển kinh khác, là Vu-lan-bồn (phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana.
Vu-lan có nghĩa là “treo ngược lên”; bồn là pháp khí dùng để cứu độ. Vu-lan-bồn nghĩa là pháp khí dùng để cứu độ kẻ bị cực hình treo ngược).
Theo kinh Vu-lan, Mục Kiền Liên tôn giả muốn cứu độ cha mẹ để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục, bèn dùng Huệ nhãn quán chiếu thì thấy mẹ mình là Thanh Đề đang phải đọa địa ngục, bà không có thức ăn nước uống, chỉ còn da bọc xương. Mục Liên đau xót, bưng bát cơm đầy xuống dâng, nhưng Thanh Đề chưa kịp cho vào miệng thì bát cơm đã hóa thành than hồng. Mục Liên vội quay về thuật lại với Phật, Thích Ca vì cảm tấm lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên mới giảng Vu-lan, bày cho phép cứu tế mượn thần lực mười phương chư tăng để giúp Mục Liên cứu độ mẹ mình.
Nhân ngày các nhà sư vừa dứt mùa an cư ( tháng 9 ) thì dâng phẩm vật lên cho các ngài, đặng nhờ thần lực chư tăng mười phương giúp siêu độ vong linh nơi địa ngục. Các tăng được Phật dạy là trước khi thọ thực phải nhiếp tâm định ý, gửi chú nguyện cứu độ vong linh rồi mới tiếp nhận phẩm vật. Thần lực của mười phương chư tăng nhờ vậy hội tụ đã cứu mẹ Mục Liên được thoát địa ngục để về nơi tịnh độ.
Bên cạnh đó, công ơn cha mẹ tổ tiên quá to lớn khiến người ta cảm thấy mình hèn mọn khó lòng đền đáp. Thêm vào đó là nhịp sống hối hả của văn minh cứ cuồn cuộn khiến con người hiếm khi có dịp được bộc lộ tình cảm cách cụ thể; mãi khi cha mẹ đã khuất núi, người ta mới giật mình tưởng nhớ tới thâm tình cốt nhục thì đã muộn. Cảm giác tự cho mình bất hiếu này càng dày vò, người ta càng cúng tế rình rang để vừa mong “chuộc lỗi”, vừa để “làm gương” với con cháu của mình. Đây cũng là truyền thống tế Bái tổ tiên của dân bách Việt.
Với người Việt Nam, ngày Lễ Vu Lan là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Thực ra, từ cô hồn xuất hiện lâu lắm rồi, người ta cho rằng vào tháng 7, âm khí dưới đất bốc mạnh lên trên cao và suy luận những âm khí này chính là vong hồn người âm đã khuất. Do đó, dân gian quan niệm, rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra. Mở rộng ra, khái niệm vong hồn ở đây không chỉ là con người nữa mà gồm tất cả các loại chúng sinh.
Chúng ta sẽ thấy, rằm tháng 7 cũng là ngày người sống dành cho người đã khuất, thậm chí, không chỉ vong hồn con người mà còn là vong hồn mọi chúng sinh tồn tại trên thế gian này. Tháng cô hồn có thể hiểu theo cách, nếu những gia đình có ông bà tổ tiên, gia phả rõ ràng thì dễ cúng bái, thờ tự, nhưng những biến đổi xã hội dẫn đến chuyện có nhiều trường hợp, người mất không có ai cúng tế, không biết tên tuổi, địa chỉ, ngày mất… nên con người dành ra một ngày để tưởng nhớ về họ, cúng tế, phóng sinh và giải thoát cho người âm.
Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.
Đi chùa rằm tháng 7 cầu gì?
Thông thường, thành tâm đi lễ chùa vào thời điểm nào, tháng nào cũng tốt. Tuy nhiên, tháng 7 bạn nên đến chùa nhiều hơn để cầu xin sức khỏe, cầu siêu…mong một tháng bình yên và có được sự may mắn hơn cho mình.. Sau khi thực hiện các lễ cúng Vu Lan, cúng cô hồn tại nhà, trong rằm tháng 7 nhiều gia đình thường đi lễ chùa để cầu bình an, cầu sức khỏe và cầu siêu cho những người đã khuất.
Sắm lễ vật cầu siêu rằm tháng 7
Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Khi sắm lễ hoặc đồ mã đi chùa, bạn nên hỏi ý kiến các vị sư tăng để biết quy định của nhà chùa và đàn lễ còn thiếu gì để mua thêm.
Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai... Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp "bán khoán" hay làm lễ "cầu siêu" thì tuyệt đối phải sắm lễ theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
Văn khấn cầu siêu cho gia tiên rằm tháng 7 tại chùa
Bên cạnh việc đi chùa, hãy phát nguyện làm lành tránh dữ, giúp đỡ cô nhi quả phụ, cứu trợ tế bần, kính hiếu cha mẹ tu tâm dưỡng tính để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ sớm đc siêu sanh tịnh độ, gia chung bình an sức khỏe.
Văn khấn như sau:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Xin kính thành nguyện Phật Pháp Tăng trong mười phương.
Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Đức Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Hộ Pháp Thiện Thần từ bi gia hộ.
Hôm nay ngày ....Tháng..... năm ..
Đệ tử chúng con Họ tên: ….
Xin tthành tâm Xưng niệm hồng danh chư Phật Bồ tát, Thanh văn và chư thiện thiện Hộ pháp, từ bi gia hộ tiếp độ hương linh ......mệnh vong ngày..tháng...an táng tại...
Đệ tử con vì nhiều lầm lỡ gây tạo nhiều tội lỗi nghiệp chướng, phiền não nặng nề, ngày nay xin một lòng sám hối tụng niệm kinh chú, cầu mong đệ tử tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, phước thọ tăng long. Chúng con hồi hướng công đức này, nguyện cầu Cửu huyền thất tổ cha mẹ bảy đời, quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cùng pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo. Nam Mô A Di Đà Phật.
(Nguyện vái xong đứng dậy, đọc bài tán thán và đảnh lễ…)
* Bài tán thán phật
Đấng Pháp vương vô thượng.
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người.
Cha lành chung bốn lọai.
Quy y tròn một niệm.
Dứt sạch nghiệp ba kỳ.
Xưng dương cùng tán thán.
Ức kiếp không cùng tận.
* Bài quán tưởng
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới Đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nghuyện qui y.
* Đảnh Lễ
1. Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới quá hiện vị lai, Thập phương chư Phật, Tôn - pháp Hiền-Thánh-Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy)
2. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại Chí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh PHổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
3. Chí Tâm đảnh lễ: Nam mô tây Phương Cực Lạc thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
* Bài Dâng Hương
Con xin (chúng con) dâng nén hương trầm
Khói bay nghi ngút khắp cùng mười phương.
Cầu xin Phật Tổ chứng minh
Chúng con thành kính tụng kinh (niệm phật) nguyện cầu.
Cầu cho thế giới an lành.
Chúng sanh giác ngộ Phật thân hiển bày.
Nam Mô Hương Cúng dường Bồ tát Ma Ha Tát (3 lần )
* Phần niệm (Mỗi danh hiệu niệm 3, 7, hoặc 21 lần hoặc nhiều hơn tùy tâm)
1. Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật
2. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
3. Nam Mô A Di Đà Phật
4. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát
5. Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
6. Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
7. Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
8. Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
9. Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát
10. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
* Chuyên Niệm (108, 1080 lần, hoặc nhiều hơn tùy tâm)
Nam Mô A Di Đà Phật (Hoặc Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát)
* Niệm Chú
1. Tùy Tâm Chú (21 lần)
Án Đa Rị Đa Rị Đốt Đa Rị Đốt Đốt Đa Rị Ta Bà Ha.
2. Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn (21 lần)
Án Ma Ni Bát Di Hồng.
3. Bát Nhã Tâm Minh Chú (7 lần)
Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha.
4. Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn (21 lần)
Nam Mô A Di Đa Bà Da Đa Tha Già Đa Da Đa Điệt Dạ Tha A Di Rị Đô Bà Tì A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tì A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đế A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đa Già Di Nị Già Già Na Chỉ Đa Ca Lệ Ta Bà Ha.
* Tán thán Phật
Di Đà thân Phật sắc vàng
Quang minh tướng tốt rõ ràng ai hơn.
Bạch hào rộng lớn xoay tròn,
Mắt xanh trong trắng như lòng đại dương
Hào quang hóa Phật không lường,
Bồ tát hóa hiện, thánh hiền vô biên.
Bốn mươi tám nguyện không riêng,
Chúng sanh độ hết không thiên loại nào
Chín phẩm hoa nở đón chào
Muôn linh siêu thóat, ngồi tòa hoa sen.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ( 108 lần)
Nam Mô Quán thế Âm Bồ tát (3 lần)
Nam Mô Đại thế Chí Bồ tát (3 lần)
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (3 Lần)
* Hồi Hướng
Chúng con xin hồi hướng công đức này cho khắp cùng tất cả gái trai làm lành, cầu dứt trừ tai ương bệnh tật. Nguyện ba chướng diệt trừ, trí tuệ sáng suốt, tinh tấn tu hành.
* Phục nguyện
Phục nguyện Tây phương thắng cảnh, cực lạc hoa khai, A Di Đà Phật, phóng đại quang minh, Quan Âm Thế Chí nhị thủ đề huề, tiếp dẫn hương linh ……….Vãng sanh Tịnh độ, diện kiến Di Đà.
Đồng thời hồi hướng công đức, cầu nguyện Cửu huyền thất tổ cha mẹ nhiều đời hương linh quá vãng, nhờ ân Phật lực tiếp dẫn tây phương Cực lạc. Và Cầu nguyện gia đình già trẻ lớn nhỏ hiện tiền tăng long phúc thọ, tật bệnh tai ương, tất cả ác duyên, thảy đều tiêu diệt, một hậu vãng sanh cực lạc.
Nam Mô A Dì Đà Phật. ( 3 lần )
Kiêng kỵ trong tháng 7: Chỉ là tâm lý mà thôi
Về mặt văn hóa, tháng cô hồn cũng mang nét nhân văn lớn, khái niệm cô hồn không mang ý nghĩa xấu, đáng sợ. Với những gì các cao tăng, và các thầy các nhà nghiên cứu văn hóa có uy tín đã lý giải, chuyện kiêng kỵ tháng Bảy Âm lịch vẫn chỉ là “thói quen” hay “tâm lý” mà thôi.
Phật Thích Ca khi xưa giảng Vu-lan-bồn " tháng 8 " để mượn nhờ thần lực uy nghi của mười phương đại đức phổ độ đến vong linh nơi địa ngục, ngài có ngờ đâu giao thoa với văn hóa Á Đông ngày nay sự tình lại thêm thắt thành ra vong linh dưới địa ngục trồi lên dạo chơi phá quấy dương thế. Nếu thật sự những kiêng kỵ trong tháng Bảy là “phong tục tâm linh” của dân tộc, thì đây là loại “tâm linh” có nét tưởng nhớ người đã khuất chứ không phải hù ma nhát quỷ để khủng bố tinh thần người ta. Trút bỏ được nỗi khiếp sợ ma quỷ vu vơ đó đi, người ta sẽ có một tháng Bảy tích cực lạc quan trên trần thế nhiệm mầu.
Tổng hợp