Theo quan điểm dân gian, vào ngày đầu tiên tháng 7 đến ngày rằm tháng 7. Cửa ngục sẽ mở ra để những vong linh không cửa không nhà, không chốn đi về, không người hương khói đi ra thế gian. Nương vào tình thương cảm của những người sống mà được thọ dụng vật phẩm.
Cô Hồn nghĩa là những vong hồn cô quạnh, cô đơn. Là những vong hồn khi sống do mắc tội mắc nghiệp mà khi chết bị đày vào địa ngục. Những vong hồn này quanh năm ở trong ngục tù chịu tội chịu khổ. Một năm đợi đến tháng 7 thì những vong hồn mới được đi ra thế gian, đó là một triết lý nhân văn trong văn hoá thờ cúng của người Việt.
Đến tháng 7, bằng tình thương cảm với những vong hồn cô đơn bất hạnh đó. Nhà nhà thường sắm sửa phẩm vật lễ nghi để cúng những vong hồn vất vưởng, với mong muốn những vong hồn này phần nào bớt đi đau khổ, tủi thân. Chứ không phải cúng cô hồn để cầu may hay cầu an như một số người hiện nay vẫn lầm tưởng.
Cô hồn thường là quỷ đói, do tiền kiếp bủn xỉn, tham lam mà kiếp sau đọa làm ngã quỷ với tướng bụng to lớn, miệng thì rộng nhưng cổ họng lại bé như lỗ kim nên lúc nào cũng đói khát.
Theo kinh Phật có bốn cách ăn:
- Đoàn thực: gắp từng cục, xé từng miếng để ăn. Đó là cách ăn của con người và súc sanh. Cách ăn này lấy hương vị xúc làm thể. Lấy biến hoại làm tướng.
- Súc thực: do sáu thức tương ứng với Tâm sở khi tiếp súc với hương vị thức ăn. Từ đó sinh ý niệm no đủ vừa ý. Đó là cách ăn của Quỷ Thần. Trong thực phẩm đó có chưa lòng thành mà sinh hoan hỷ.
- Tư Thực: Từ tư tưởng, tư duy nghĩ ngợi đến cảnh giới thù thắng mà sinh hân hoan. Cách ăn này là cách ăn của cõi trời sắc giới.
- Thiền duyệt thực: gìn giữ sự an lạc qua tu tập, nuôi dưỡng thân thể qua trí tuệ. Cách ăn đó là cách ăn của bậc thánh.
Như vậy cách ăn của cô hồn ăn theo cách Súc thực. Nghĩa là họ không ăn trực tiếp mà ăn qua lục thức, khi đó họ sẽ lấy hương lấy hình lấy sự thành tâm gửi gắm trong món ăn mà sinh tâm hoan hỷ.
Đồ cúng cô hồn thường chuẩn bị 5 thứ vật phẩm sau:
- - Thực: cháo loãng.
- - Nước.
- - Muối và gạo.
- - Sữa tươi (Nhũ Hải Chân Ngôn).
- - Nước ép hoa quả (Nhất Tự Thủy Luân).
Ngoài 5 thứ phẩm vật trên chúng ta còn có thể cúng hoa quả, bánh kẹo và những đồ mã đốt theo. Đặc biệt khi cúng chúng sinh không cần lập bát hương, không dùng vật phẩm mặn để cúng.
Khi cúng xong, 5 đồ cúng gồm cháo, gạo muối, nước, sữa, nước ép hoa quả không dùng để ăn mà thực phẩm đó chia làm ba phần. Một phần đổ xuống đất, một phần hất lên không trung, một phần đổ xuống nước.
Khi cúng chúng sinh tuyệt đối không được cúng trong nhà, chỉ được cúng ngoài địa phận đất nhà mình như vỉa hè hay ngoài đường.
Theo quan điểm Phật giáo: Bữa sáng là bữa ăn của chư thiên, bữa trưa là của con người, bữa tối là của ngã quỷ. Nên cúng cô hồn chỉ cúng sau khi mặt trời lặn, khi đó khí âm mạnh, khí dương suy yếu, linh hồn mới có thể đi hưởng thụ được.
Cúng chúng sinh phát khởi từ tâm từ bi của con người với những vong linh bất hạnh chứ không thể cầu xin hay nương tựa vào những linh hồn đó để cầu tài lộc hay mắn làm ăn.
Xem: Hướng dẫn cúng lễ rằm tháng 7 tại nhà, cửa hàng
Tamlinh.org (tổng hợp)