04/06/2021 11:34 View: 1952

Truyện ngôn tình: Về với anh đi em P3

Hai mẹ con bay thẳng vào Sài Gòn với nỗi đau cả về thể chất và tinh thần. Con gái vu vơ hỏi: mẹ đau lắm có phải không? Tại sao bố lại đánh mẹ đau như thế?

ve voi anh di em, phan 3, truyen ngon tinh

Trái tim em như vỡ vụn bởi vô tình anh đã vẩy một vết mực trong kí ức tuổi thơ con.

Sài Gòn, nắng gay gắt và chói chang.

Hai mẹ con hành trang đơn giản nhất có thể vì em đi như thể kẻ chạy trốn. Michael đến cửa ra của sân bay tự bao giờ. Từ trong vòng soát hành lý em đã nhìn thấy anh đi qua đi lại như có vẻ sốt ruột nhiều lắm.

Hai nhẹ con bước ra ngoài, Michael nhào tới ôm lấy bé Nhi rồi một tay đẩy xe hành lý. Anh chỉ luôn miệng hỏi thăm:

- Hai mẹ con có mệt không? Bé Nhi đi máy bay có ù tai không? Có khóc nhè không? ....

Con vẫn nhớ bác Michael nên toe toét cười rồi đưa tay véo cái má anh ta rồi cười vui vẻ.

Michael đưa hai mẹ con về một căn phòng anh đã thuê từ sáng. Căn phòng nhỏ nhắn đủ để hai mẹ con sinh hoạt. Điều quan trọng là nơi ấy yên tĩnh, có cửa sổ mở ra hắt nắng vào nhà. Michael nói:

- Anh chọn đấy, vì có bé Nhi nên nơi này thoáng, có cây xanh sẽ tốt hơn cho sức khoẻ con nít.

Xem thêm: Khi nào mới gọi là Yêu?

Trong phòng còn bày một bình hoa tươi.

Trên bàn có bình trà sâm dứa- loại trà mà em vẫn thường hay uống để lấy lại tinh thần mỗi khi căng thẳng.

Em lúc ấy muốn khóc lắm nhưng bấm tay để cho nước mắt không rơi. Em nở nụ cười tươi nhất có thể đáp lại ân tình của anh ấy:

- Cám ơn anh đã giúp hai mẹ con em.

Michael tuyệt nhiên không hỏi lý do gì mà hai mẹ con lại vội vàng quay lại Sài Gòn như thế? Suốt buổi anh giúp hai mẹ con sắp xếp lại căn phòng cho phù hợp rồi cùng hai mẹ con đi ăn cơm.

Michael tuy là một anh chàng người Mỹ nhưng lại yêu văn hoá Việt. Anh ấy về Sài Gòn sống đã hơn chục năm. Anh ấy kể thời gian đầu anh sang Việt Nam vốn chỉ là đi du lịch đó đây cho biết. Trong một lần anh vô tình làm mất hành lý, trong ấy có đủ cả tiền bạc lẫn tất cả giấy tờ. Anh đã rất tuyệt vọng vì xưa nay người ta nói "đến Việt Nam người đi đồ ở lại". Thế nhưng chỉ vài tiếng sau anh nhận lại được giấy tờ từ phía công an, quan trọng hơn cả người trả lại cho anh chính là một bà cụ bán hàng vỉa hè.

Anh nói rằng chính cái kỉ niệm khó quên ấy đã đưa anh đến với Việt Nam và quyết tâm chọn nơi này sinh sống.

Bạn bè của anh rất nhiều, người Việt Nam không ít. Anh nói chơi thân với họ để họ rủ mình đi nhậu bia hơi.

Có thể quạn quan tâm: Chị Mỵ

Michael là thế đó, rất đơn giản, phóng khoáng và tự do.

Có khi chỉ một ly bia hơi buổi chiều có thể làm anh ấy hài lòng. Anh ấy sống, làm việc, sinh hoạt y như người Việt Nam bình thường khác. Cũng uống bia hơi, chạy xe honda, ăn quà vặt, ăn cả mắm tôm...chỉ có không bao giờ đụng tới thịt chó.

Em quen Michael tình cờ trong một lần mua hàng trong bách hoá. Anh đứng xếp hàng rất lâu chờ đến lượt nhưng khi thấy em tay bồng bé Nhi anh lại lặng lẽ lùi ra phía sau lưng nhường chỗ cho em thanh toán trước.

Lúc bấy giờ có mấy thanh niên trẻ cũng đang xếp hàng. Họ thấy anh liền lên tiếng giễu cợt:

- Nhìn thằng Tây kìa, mặt cứ ngu ngu như vừa di phải cứt.

Một thanh niên khác vội lên tiếng:

- Thảo nào nãy giờ cứ nghe bay mùi thối. Mày không nói tao cũng không để ý đâu.

Họ nói xong bật cười khanh khách. Một ông cụ phía sau lên tiếng:

- Mấy cậu nói thế người ta nghe thấy thì sao? Thanh niên gì vô duyên quá!

Cậu thanh niên quay lại nhìn ông cụ đáp:

- Yên tâm đi cụ già, bọn này nó không biết tiếng Việt đâu. Có khi nó đang tưởng khen nó ấy chứ.

Michael tới lượt thanh toán tiện tay lấy mấy hộp xyliton trên kệ gần đó. Anh bỏ hộp xyliton khỏi bọc đưa cho một thanh niên đứng ngay sau lưng. Cậu thanh niên đó đang tròn mắt ngạc nhiên thì Michael đáp:

- Cho các cậu nhai cho thơm miệng.

Em bấy giờ vừa nghe xong suýt chút nữa thì sặc bởi không ngờ anh chàng tây này không những biết tiếng việt mà còn biết nói bóng gió. Mấy thanh niên kia mà biết anh ta đang chửi miệng bọn họ thối chắc chắn sẽ có đánh nhau to vì thanh niên Việt tuổi ấy rất hay gây nhau vì những câu nói "kháy".

Lần thứ 2 gặp lại Michael là lúc em tới trung tâm nộp hồ sơ xin đi làm. Anh ấy đang cùng các em nhỏ chơi đàn guitar. Nhìn anh chàng cao to người nước ngoài ôm cây đàn chơi với các em nhỏ mà em đã bất giác nở nụ cười. Dáng vẻ ấy, khuôn mặt ấy đang rất vui vẻ khiến người khác cũng phải vui theo.

Xem lại: Truyện ngôn tình: Về với anh đi em P2

Từ ngày vào Sài Gòn cuộc sống của em chẳng khi nào có vui vẻ.

Anh sẽ không bao giờ hiểu cảm giác một đứa con gái bơ vơ giữa thành phố rộng lớn vừa lạ lẫm lại bị trộm mất đồ, không có tiền, không điện thoại, trên người còn chiếc túi với vài ba bộ đồ kèm chiếc CMT em bỏ vào bịch quần áo lúc lên máy bay. Cũng may em mệt mỏi lại bỏ vào túi quần áo chứ lỡ bỏ vào bóp chắc em cũng mất luôn cả giấy tờ tuỳ thân thì còn khổ cực và long đong hơn gấp vạn.

Khi ấy em còn chẳng biết là mình đã mang thai. Lúc biến thành người “vô sản” em chỉ hận chính bản thân mình quá ngu dốt để bị lừa tới thảm hại như vậy. Một mình em lang thang trên đường, nhìn dòng người qua lại mà hoa mắt. Bụng em bắt đầu phản đối vì bị bỏ đói.
Trên người em bấy giờ còn duy nhất 1 chiếc nhẫn đeo tay là có giá trị. Chiếc nhẫn trơn có vài phân vàng tây em đã đeo từ rất lâu. Em tháo nó mang đi bán. không nổi một triệu cầm trên tay, Em gật đầu thầm nghĩ: lo cho bản thân trước, đầu tiên là tìm chỗ ở.

Em tính sẽ đi tìm một phòng trọ rẻ tiền và hôm sau sẽ bắt đầu tìm kiếm việc làm.

Lúc ấy em lạ lẫm với đất Sài Gòn rộng lớn, lại chẳng quen biết ai nên không thể nhờ vả.

Em lang thang hỏi đường để tìm nhà trọ.

Một bác xe ôm chạy ngang qua thấy em bèn hỏi thăm và ngỏ ý chở giúp em đi tìm nơi ở phù hợp. Em nhìn khuôn mặt sạm nắng của bác mà thấy xót xa. Gương mặt ấy giống hệt với bố của em ở nhà.

Lúc đó em băn khoăn nhưng sau một lúc suy nghĩ bèn đồng ý để bác chở đi tìm phòng trọ. Bác ấy giới thiệu rằng làm xe ôm cả hai chục năm nên chỗ nào có nhà rẻ mà an toàn là bác biết. Em tin bác, trèo lên chiếc xe wave cũ kĩ, biển số đã bạc mờ cả số xe.

Bác đưa em đi vòng vèo qua những khu nhà lụp xụp tới những khu trọ mới đang xây. Sau một hồi chạy tìm kiếm bác thả em xuống một con đường nhỏ khá vắng, phía bên trong có mấy dãy nhà trọ nhìn có vẻ cũ kĩ. Bác nói em vào đó liên hệ thuê nhà vì có vài trăm 1 phòng, họ cũng không yêu cầu đóng cọc nhà cao nên chấp nhận được.

Em vui mừng rút tiền ra trả. Đáng tiếc tiền rời khỏi túi là tiền bay mất theo tiếng rú ga của bác. Em chỉ biết đứng ngây người không kịp hô tiếng nào thì chiếc xe đã chạy mất hút.

Lúc định thần lại em mới biết mình lại bị lừa.

Vậy đó, bị trộm hết điện thoại lẫn tiền bạc, đến vài trăm ngàn bán nhẫn em cũng bị người ta lừa nốt. Cảm giác khi ấy tuyệt vọng biết nhường nào. Nước mắt em không tự chủ mà cứ tuôn rơi.

Em lê thân mình quay lại con đường lớn. Bụng lúc ấy đã cồn cào điên loạn. Lý trí mách em phải lo cho cái dạ dày mình trước rồi mọi chuyện tính sau. Trong đầu em hình dung ra những cảnh tượng chỉ có ở trong phim như xin người đi đường, xin chủ quán cơm cho ăn rồi dọn dẹp trừ nợ. ...

Lúc đang mải mê suy nghĩ, Em vô tình bước tới một quán ăn từ thiện. Nơi ấy ghi cái biển rất lớn:

Quán cơm từ thiện 2 ngàn đồng.

Vâng, lúc ấy trong người em thậm chí chẳng có nổi 2 ngàn đồng. Em đói, em đánh liều bước tới nói với cô chủ quán về tình hình của mình. Em xin ăn một bữa cơm rồi xin rửa chén bát hay quét dọn đề trả ơn. Người ta nhìn em bằng ánh mắt thương cảm và đồng ý.

Bữa cơm đầu tiên của em trên đất Sài Gòn chính là bữa cơm từ thiện của quán cơm 2k mà báo chí vẫn nhắc tới. Em chưa từng nghĩ bản thân mình lại có lúc rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như thế. Từng miếng cơm mặn đắng nước mắt nhắc cho em cả đời phải nhớ giây phút ấy để tự mình cứng cáp hơn, trưởng thành hơn.

Rời khỏi quan cơm em lang thang dọc các con phố, ngắm ánh đèn về đêm tại Sài Gòn tập nập. Đêm đầu tiên trên miền đất hứa em được hưởng trọn cuộc sống mà người ta hay ví von được ở khách sạn ngàn sao.

Ngày hôm sau em xin đi làm, nhưng chẳng có nơi nào dám nhận một người như em. Lúc ấy em dường như muốn phát điên lên. Em từng muốn mượn điện thoại của người đi đường gọi về cho bố. Tuy nhiên nếu bố biết thì anh cũng biết. Lòng kiêu hãnh và tự tôn lại trỗi dậy. Em ngậm ngùi quyết định phải tự đi trên đôi chân của mình.

Quả nhiên phép màu đã đến khi em vô tình nhìn thấy một tờ quảng cáo dán trên cây cột điện. Họ là một nhà may đang tuyển công nhân, có chỗ ở nếu ai có nhu cầu, điều đặc biệt họ không cần kinh nghiệm hay bất cứ yêu cầu gì khác ngoài độ tuổi tuyển chọn.

Xem thêm: Truyện ngôn tình: Về với anh đi em phần 1

Em nhanh chân tìm tới đúng địa chỉ và xin được đi làm.

Với người như em mức lương học việc 2 tháng đầu rất rẻ mạt nhưng quan trọng có chỗ ăn ở, có tiền thì em chấp nhận làm hết.

Chỗ ở mà người ta nói chính là cái kho phía sau của nhà máy. Nơi ấy khá đông người ở chung trong một căn phòng. Mỗi người được phát chiếu, gối mền và tự bố trí cho nhau.

Em ở đó được một tháng thì sức khoẻ yếu ớt, ăn uống kém và hay bị hoa mắt. Đỉnh điểm là khi em đang phân loại hàng cùng các chị trong xưởng đã choáng váng mà ngất lịm.

Người ta sợ hãi đưa em tới bệnh viện tuyến quận gần đó. Kết quả trả về em đã mang thai 9 tuần. Em nghe tin mà tựa như trời sụp xuống dưới chân. Em vốn kinh nguyệt thất thường lại đang trong thời kì khó khăn nên không nghĩ mình lại có bầu vào thời khắc ấy. Trong đầu em hiện lên bao nhiêu những hình ảnh về tương lai mờ mịt phía trước. Bản thân em đang phải lo ăn từng bữa thì có con rồi em sẽ sống ra sao?

Em suy sụp, em đau khổ.

Đã hơn 3 lần em nghĩ tới việc sẽ bỏ con đi. Đã hai lần em mạnh dạn tới phòng khám xin phá thai nhưng lại chần chừ rồi bỏ về.

Chị em trong nhà may thông cảm với hoàn cảnh của em nên động viên em giữ sức khoẻ. Có người khuyên em bỏ đi làm lại từ đầu. Có người lại khuyên em bỏ thì tội nên cứ sinh ra rồi xin gửi vào chùa hay cho ai đó làm con nuôi cho đứa bé đỡ tội nghiệp.

Em nghĩ nhiều lắm, sau cùng quyết tâm sẽ sinh con. Đáng tiếc em bầu bí sức khoẻ ốm yếu, thai càng lớn em bệnh nhiều hơn, việc làm ở kho vải bụi bặm độc hại nên người ta khuyên em nghỉ vì em làm chậm tiến độ của mọi người.

Sau cùng chủ xưởng cho em nghỉ vì không thể chấp nhận trả lương cho người làm việc kém hiệu quả như em.

Em lại bị đẩy ra đường với cái bụng lùm lùm chẳng có nơi nào bấu víu. Em xin hết chỗ nọ tới chỗ kia làm vì chỉ mong kiếm chút tiền chuẩn bị tinh thần đón con yêu. Thời gian ấy vất vả, khổ cực, em quyết không than trách mà gồng mình lên cố gắng vượt qua. Vài tháng sau, người ta giới thiệu cho em đến trung tâm bảo trợ bà mẹ trẻ em. Ở đây em nhận được sự quan tâm cũng như đồng cảm của các chị em khác.

Mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng về với mái nhà chung tất thảy lại yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Hôm nay, đã qua rồi những khó khăn ngày còn chân ướt chân ráo tới đất Sài Gòn này lập nghiệp. Em ngồi nhìn con gái vui vẻ chơi với Michael mà lòng lại dâng lên nỗi chua xót. Em đứng bật dậy đi ra thẳng tiệm thuốc mua cho mình một hộp tránh thai khẩn cấp. Em không muốn bản thân mình lại lặp lại sai lầm của bốn năm trước đây.

Nuốt viên thuốc mà lòng em đắng ngắt. Em không tin tưởng còn mua hẳn 2 hộp về uống cho yên tâm. Nhất định lần thứ 2 này em phải làm chủ cuộc sống của mình. Nhất định em khép lại cánh cửa trái tim mình...

Không có một lối đi nào mang tên anh trong đó.

Michael hỏi em:

- Giờ em có xin về trung tâm đi dạy nữa không? Nếu cần anh sẽ hỏi giúp cho em.

Em mỉm cười:

- Nếu được đi làm ngay thì tốt quá! Em cũng có tiền còn lo cho cuộc sống của hai mẹ con. Tuy nhiên em không muốn về trung tâm nữa.

Michael cũng cười:

- Rất hân hạnh được đón hai mẹ con về nhà anh ở vô thời hạn. Anh nguyện lo cho cuộc sống của hai mẹ con vô điều kiện.

Em biết câu của Michael muốn chọc cho em cười nhưng không hiểu sao lúc ấy em không thể cười nổi. Em trầm ngâm không đáp lại lời Micheal. Anh ấy nói: sorry, không muốn làm em buồn. Vậy anh cứ hỏi giúp cho em, coi như tạm thời có chi phí sinh hoạt. Sau này em ổn định sẽ tính tiếp.

Michael làm động tác đưa tay lên tai ra hiệu sẽ điện thoại. Bé Nhi chạy ùa theo hỏi:

- Bác Mi chen ơi, thế có cho bé Nhi chơi với các anh ở trường không?

Michael ôm lấy con bé rồi ghì cái trán vào trán con rồi đáp:

- Chỉ cần bé Nhi muốn là bác Mi chen cho con tới chơi tới chán thì thôi.

Quả nhiên Michael dễ dàng xin cho em được về tiếp tục dạy theo ca tại trung tâm. Điều em lo ngại nhất là anh sẽ tìm đến nơi này bởi lần trước anh đã biết nơi em xin dạy ở đây. Em lo lắng và giật mình mỗi khi có người vô tình gọi tên mình. Hơn nữa em cũng sợ Michael sẽ gần gũi và bồi đắp tình cảm với bé Nhi. Em nhờ Michael đã là sai lầm bởi biết không có tình cảm với anh ấy nhưng khó khăn lại chạy tới nhờ vả. Chắc nhiều người sẽ cười và mắng vào mặt em vì là kẻ thiếu sĩ diện như thế.

Thời gian trôi đi, em cố gắng tìm cho mình một công việc mới.

Một phần em muốn thoát khỏi tầm mắt và sự bao bọc của Michael. Em không muốn anh ấy cứ để em ở trong lòng rồi để lỡ hạnh phúc của mình. Mặt khác em lo anh sẽ tìm tới làm phiền hai mẹ con thêm lần nữa.

Em thay sim điện thoại, ném tất cả mọi thứ của quá khứ vào thùng rác. Em quyết ném anh vào thùng rác theo đúng nghĩa bởi bản thân em lúc ấy chỉ có hận và hận.

Vài tuần sau em xin được việc tại một nhà hàng lớn. Người ta cần một người chuyên phụ trách trông con cho khách tới nhà hàng dùng bữa.

Khuôn viên nhà hàng rộng, có một khu vui chơi với đầu đủ thú nhún, xích đu, cầu trượt cho các bé chơi. Em xin vào làm và chuyển nhà trọ về gần nơi làm việc. Công việc của em hàng ngày chỉ phụ trách trông các bé nên không quá vất vả. Lương cứng nhà hàng trả không cao nhưng những khách hàng tới ăn mà gửi con thì luôn có tiền tip. Nhà hàng cho phép em giữ toàn bộ tiền tip ấy nên số tiền dư dả cho hai mẹ con sinh hoạt.

Cái khó của công việc chính là em phải làm tới khuya mới được về, muộn hơn nhiều so với thời gian đi dạy đàn tại trung tâm năng khiếu. Em phải gửi con ở nhà cô giáo tới muộn, lúc em về con luôn say giấc. Nhìn con ngủ mà lòng em đau lắm. Tuy nhiên vì cuộc sống, vì hai mẹ con nên em đành để con chịu thiệt thòi. Em mong sau này sẽ cố gắng tìm một công việc khác để có thời gian giành cho con nhiều hơn.

Michael thấy em nghỉ dạy ở trung tâm lại chuyển nhà trọ nên chắc phần nào hiểu được tâm ý của em. Anh buồn ra mặt nhưng không không nói gì mà lặng lẽ đứng bên cạnh cuộc đời hai mẹ con.

Hôm ấy vào ngày chủ nhật, cô giáo lớp bé Nhi bận về quê có giỗ nên không thể trông con. Em xin nghỉ nhưng nhà hàng nói cuối tuần đông khách nên không thu xếp được người làm thay em. Họ chấp nhận cho em đem con tới nhà hàng nhưng không được làm ảnh hưởng tới người khác.

Em đưa con đến nhà hàng và dặn dò bé Nhi chỉ được chơi trong khu trẻ em, không được chạy lung tung kẻo làm người khác vướng tay chân. Bé Nhi thì vui mừng lắm bởi được thoải mái chơi cả ngày ở khu vui chơi mini ấy.

Bình thường bé Nhi là đứa trẻ ngoan, chịu nghe lời nên em cũng yên tâm để con chơi cùng các bạn khác trong ấy.

Bọn trẻ đang chơi vui vẻ thì em thấy một bé khác khóc ré lên. Em lo lắng bế một bé hơn 1 tuổi khác nhào vào nhà bóng thấy một cô bé mặt bị trầy 4 vệt dài. Đứa bé khóc lóc chỉ thẳng vào Nhi:

- Bố ơi, con này đánh con. Bố đánh chết nó đi.

Một người đàn ông xăm trổ lao vào quát lớn:

Ai? Đứa nào dám đánh con gái bố? Bố đánh chết nó.

Xem tiếp Về với anh đi em P4

Tamlinh.org

HÀ DƯƠNG (Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)