Tôi gào lên: Thằng bé là con của em. Anh không có quyền can thiệp vào việc nuôi con của em.
Ông anh chồng mắt trợn ngược lên nhìn tôi mà đáp: Mày giỏi lắm, giờ mày còn to họng với cả tao và bố tao nữa. Nhà này vô phúc cứt lộn lên đầu hết rồi.
Bố chồng tôi toan nhét vội miếng lá nhai ban nãy vào miệng cho con tôi ăn nhưng tôi gào lên:
Bố cho nó ăn thì bố giết con trước đi.
Bố chồng tôi ngưng tay lại khi tôi ném mạnh con dao xuống đất. Ông quát: Địt mẹ mày, mày đừng thách ông. Loại đàn bà không biết chăm con để cháu ông khổ như mày có chém chết cũng đéo oan.
Họ lèm bèm chửi tôi không biết cách chăm con, rằng tôi nuôi con nhỏ mà ăn uống bậy bạ khiến cho thằng bé bị tiêu chảy. Đây là cái lý mà họ đưa ra nhưng cũng là hoang đường nhất mà tôi được biết. Thức ăn tôi ăn vào phải tiêu hoá và chuyển hoá thành sữa cho con bú. Hơn nữa đồ ăn thức uống trong nhà tự tay tôi nấu rất hợp vệ sinh. Tôi muốn gào vào mặt họ rằng thằng bé bị tiêu chảy là do ông bà nhưng vừa lúc mẹ chồng tôi về. Bà thấy cả nhà căng thẳng bèn hỏi:
Có chuyện gì mà ầm ĩ lên thế?
Anh chồng đáp: Mẹ hỏi con dâu mẹ đi, con nó tiêu chảy, bố lấy lá thuốc nhai cho ăn mà mẹ nó không chịu. Nó còn mang cả dao ra doạ kia kìa.
Mẹ chồng lườm tôi cháy mắt rồi giục bố chồng: Ông cho thằng bé ăn đi, con chết tiệt này thì được cái tích sự gì đâu. Loại ranh con, trứng khôn hơn vịt.
Bố chồng tôi quyết nhét thứ lá ấy vào miệng cho con tôi. Tôi phát hoảng vội giật thằng bé lại. Con trai tôi khóc ré lên, ông nhanh tay nhét nguyên miếng lá to vào miệng cháu khiến tôi không kịp cản.
Có thể miếng lá quá to hoặc có thể do con tôi đang khóc nên miếng lá mắc nghẹt trong miệng khiến thằng bé bị sặc.
Tôi hoảng loạn muốn giúp con lấy miếng lá trong miệng ra. Tôi sợ cho tay vào miệng con càng khiến con hóc nên úp con xuống và vỗ liên tục lên phần lưng.
Mẹ chồng tôi thấy vậy lao vào túm tóc tôi chửi rủa:
Đ*t mẹ con khốn này, con thì khóc mà còn hành nó.
Tôi bị bà lôi mạnh tới mức cảm giác da đầu như tróc ra theo từng cái giật mạnh. Tôi đau lắm nhưng vẫn giữ chặt lấy con:
- Bớ người ta cứu tôi, có ai không mau cứu lấy con tôi. Thằng bé hóc rồi.
Thực sự là con tôi bị hóc. Thằng bé khóc không ra hơi và tím tái mặt mũi. Lúc bấy giờ ba người nhà chồng còn chưa quan tâm bởi họ còn muốn đánh tôi. Tôi chạy vội ra cổng, vừa chạy vừa khóc nói với hàng xóm:
- Cứu thằng bé, mau tới bệnh viện nếu không thằng bé sẽ chết mất.
Chẳng hiểu sao giây phút ấy chị hàng xóm xuất hiện ở ngay cổng tựa như bồ tát hiển linh vậy. Tôi không thèm quan tâm kẻ khác làm gì, tôi chỉ quan tâm làm sao cứu con tôi.
Thật may chị hàng xóm tốt bụng nắm được tình hình rất nhanh. Chị lớn tiếng nói cho mọi người nghe:
- Thằng bé bị hóc dị vật rồi, mọi người bình tĩnh lại để sơ cứu. Ai gọi giúp xe cấp cứu ngay đi.
Bấy giờ mà mẹ chồng tôi vẫn còn quát tháo:
- Tụi mày đừng bé xé ra to, cháu tao mà làm sao thì đừng có trách.
Con tôi đã ngưng khóc vì tím tái và không thở được.
Chị hàng xóm giục nhanh chóng đưa con tới bệnh viện kẻo không kịp cứu chữa. Bấy giờ gia đình chồng mới hoảng loạn và vội vã theo mẹ con tôi tới viện.
Bác sỹ đẩy con tôi vào phòng cấp cứu, chúng tôi phải ngồi chờ bên ngoài. Ấy vậy mà nhà chồng vẫn mắng té tát vào mặt tôi như thể tội lỗi ấy do mình tôi gây ra. Ngay như chồng tôi nhận được tin báo chạy vào bệnh viện cũng hỏi:
- Cô trông con kiểu gì mà để thằng bé phải nhập viện?
Tôi còn chưa kịp trả lời thì mẹ chồng đã nói:
- Loại mẹ khốn nạn, không biết chăm con mới thế. Nó ăn uống linh tinh khiến thằng bé bị tiêu chảy. Bố anh chữa cho cháu mà con mẹ nó cản rồi lật thằng bé lên đánh bồm bộp xuống lưng....
Bà kể tội tôi và dồn tất cả tội lỗi lên đầu tôi.
Chồng tôi không nói nhưng ánh mắt và khuôn mặt của anh thể hiện sự thất vọng. Tôi chẳng buồn giải thích bởi với những người không chịu hiểu chuyện thì có nói cũng như không. Tôi đang lo cho tính mạng của con trai khi đèn phòng cấp cứu kia cứ nháy và bác sỹ còn chưa ra ngoài.
Bố mẹ chồng vẫn thi nhau chửi bới tôi và giải thích với những người xung quanh tội lỗi của đứa con dâu vụng về như tôi. Cửa phòng bật mở, một vị bác sỹ bước ra hỏi người nhà bệnh nhân. Cả nhà họ tới nhận, tôi lạc lõng một mình. Vị bác sỹ lớn tiếng:
- Là ai đã đút đồ ăn vào miệng cháu bé?
Bốn người nhà chồng lặng thinh không đáp. Tôi hỏi:
- Bác sỹ ơi, con cháu làm sao rồi ạ? Tình hình con cháu giờ ra sao?
- Cháu bé may mắn cấp cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy hiểm nhưng tôi muốn biết tại sao lại bỏ đồ ăn vào miệng trẻ sơ sinh thế? Mấy người có biết làm vậy sẽ hại chết cháu bé hay không?
Bố mẹ chồng lặng thinh không nói gì, anh chồng tôi lên tiếng phân bua:
- Tại con mẹ không biết chăm khiến cháu bị tiêu chảy, chúng tôi chỉ là muốn cầm tiêu cho cháu bé thôi.
Bác sỹ nhanh chóng hiểu ra vấn đề. Ông ấy có vẻ không hài lòng về cách giải thích của anh chồng tôi nên mắng họ tét tát. Tiện thể ông nói thêm:
- Cháu bé tiêu chảy cấp,hiện tại chúng tôi chuyển cháu sang khoa tiêu hoá để theo dõi và điều trị. Gia đình theo cô y tá làm theo hướng dẫn. Lưu ý: ngoài bú mẹ ra cháu bé không được ăn hay uống bất cứ một thứ gì khác.
Chúng tôi theo cô y tá, mẹ chồng tôi vẫn cứ lèm bèm chuyện con tôi tiêu chảy do bú mẹ nên bắt chồng tôi mua sữa ngoài cho cháu uống và không cho phép tôi cho con bú. Cô y tá thấy vậy lại mắng cho chồng tôi một trận vì thiếu kiến thức và thiếu khoa học. Cô giải thích một hồi về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và lợi ích của sữa mẹ với đường tiêu hoá của trẻ. Chồng tôi nghe xong hiểu ra vấn đề nhưng do bố mẹ ở đó nên không nói gì, tới khi mọi người về hết chỉ còn mẹ con tôi thì anh mới nói:
- Xin lỗi vợ, anh không hiểu mấy chuyện sữa sủng ấy. Hơn nữa tại trước đây mấy đứa cháu con anh Q toàn ông bà cho ăn mà có làm sao đâu.
Tôi đáp: Cơ địa mỗi bé mỗi khác, các cháu anh may mắn không sao không có nghĩa ai cũng may mắn như thế. Sau lần này về em nghĩ anh nên nói chuyện với bố mẹ về cách chăm tre. Em không ngăn cấm ông bà chăm cháu nhưng mong họ hãy tôn trọng người mẹ như em và tìm hiểu thêm kiến thức khoa học. Sách báo em cũng mua rất nhiều về nhưng ông bà không muốn tìm hiểu.
Trong bệnh viện bấy giờ có một lớp tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh giành cho cha mẹ. Tôi đã đăng kí và cho chồng đi học.
May mắn anh không phản đối, sau buổi học hôm ấy tôi thấy thái độ của anh cũng khác, anh còn lên mạng tìm hiểu về chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy.
Nhìn anh lướt điện thoại tôi cũng thấy mừng.
Con tôi được ra viện về nhà, chồng tôi cũng đặt vấn đề với bố mẹ chuyện nuôi con theo khoa học nhưng ông bà gạt phắt đi. Đã vậy ông còn chửi chồng tôi:
- Con vợ mày nó đẻ ra mày hay tao đẻ ra mày mà mày bênh nó chằm chặp thế? Mới có mấy ngày mà nó tẩy não mày nhanh thế hả thằng mất dạy?
Với con trai của ông bà nhưng ông bà vẫn chửi như hát hay nữa là với người con dâu như tôi. Dường như anh đã quen với những bài chửi ấy nên anh không tỏ ra khó chịu. Tôi thì nghe ức đến cổ. Một suy nghĩ loé lên trong đầu tôi. Tôi băn khoăn rồi quyết định:
- Nhất định tôi có cách kéo anh về phía tôi, ít nhất trong thời gian này khi anh vẫn còn thương mẹ con tôi.
Chồng tôi sau sự việc con trai nhập viện thì cũng ngộ ra được nhiều điều. Tôi tuyệt nhiên không nhắc lại chuyện cũ vì tôi không muốn anh sẽ khó xử trong mối quan hệ nàng dâu với nhà chồng.
Chuyện gia đình tôi phức tạp hơn khi chị chồng tôi cãi nhau với gia đình chồng rồi khăn gói quả mướp về nhà tôi ở.
Tôi còn nhớ như in câu mẹ chồng tôi nói với chị trong ngày chị về nhà:
- Lũ khốn nạn ấy, con phải để họ sáng mắt ra, ở đâu ra cái thói nhà chồng bắt nạt con dâu như thế. Nếu ác quá cứ về đây với mẹ. Loại ấy sống không để đức cho con cháu, về già rồi sống với chó.
Tôi nghe mẹ chồng tôi chửi thông gia mà cười khẩy, không may đúng lúc ấy bố chồng tôi bắt gặp. Bố tôi ném nguyên rổ rau vào người tôi:
Đ*t mẹ con chó này, mày cười cái gì đấy? Chị mày khổ sở thế mà mày còn nhe răng ra cười được hử? Người ta nói không sai mà, đéo bao giờ mong người dưng tốt với mình như ruột thịt.
.... (còn nữa)...
ĐỌC TIẾP PHẦN 5
Tamlinh.org
Phú Dương