04/06/2021 11:34 View: 1563

Truyện ngôn tình: Về với anh đi em P4

Anh sẽ không khi nào biết được cảm giác của em khi một lòng muốn bảo vệ con gái mà bị cả đám người dùng những lời lẽ khiếm nhã, thậm chí thô tục chỉ trích. Gã đàn ông bợm trợm còn đưa bàn tay thô kệch túm lấy cổ con bé nhấc bổng lên.

ve voi anh di em, truyen ngon tinh hay

Xem lại: Về với anh đi em P3

Em quá hoảng loạn đã đặt đứa bé con của khách hàng xuống đất rồi giật lại con gái lại từ tay gã. Cảm giác lúc ấy em có thể dùng dao đâm chết gã nếu làm con bé tổn thương.

Sau một trận cãi vã nảy lửa em nhận được quyết định cho nghỉ việc. Mặc dù hơi tiếc cho công việc với nguồn thu nhập ổn định ấy nhưng em lại thấy lòng bình yên đến lạ.

Con gái vốn không hề sai khi phản ứng như thế.

Thậm chí nếu con có đánh con gái vị khách kia thêm vài cái em cũng thấy bình thường bởi con đang tự vệ chính đáng.

Em vốn là đứa con gái nhút nhát từ khi còn nhỏ, bao nhiêu lần em bị người ta bắt nạt mà không dám đáp trả. Em sợ con gái mình cũng chịu thiệt thòi như vậy nên khi con bắt đầu nghe hiểu em đã rèn cho con rằng nếu ai đó đánh con một cái, mẹ cho phép con đánh trả. Trên đời này nếu kẻ xấu cứ đánh xong xin lỗi là mọi chuyện được giải quyết hay họ làm mình tổn thương rồi dùng vật chất bồi đắp mà phải chịu thì chính mình sẽ thiệt thòi.

Em không dạy con tự nhiên đánh người khác nhưng nếu bị bắt nạt hãy cứ bật lại không phải sợ. Thậm chí nếu họ đánh con 1 cái hãy trả lại họ hai cái. Đó là nguyên tắc trấn áp kẻ ác. Mình nhân từ với kẻ ác chính là ác với chính mình.

Hôm ấy đứa bé gái kia bị con cào lên mặt nguyên nhân chính là do nó giật bóng của con. Con không chịu nó liền cắn con hai nhát vào tay. Con đau quá mới cào trả nó nguyên một bàn tay lên mặt. Bố đứa bé và mọi người nhìn thấy vết cào xót ứa tim gan, vậy con gái phải chịu hai vết cắt trên tay rướm cả máu thì em không đau, không xót?

Họ làm hổ nhảy vào bênh con.

Em cũng làm báo đấu lại. Tới cùng hai mẹ con lại được một ngày đi chơi công viên vui vẻ rồi sang tuần mới em tiếp tục tìm kiếm công việc mới. Quãng thời gian khó khăn của hai mẹ con lại bắt đầu.

Sau khi em nghỉ việc tại nhà hàng, em không biết Michael tại sao Michael lại biết chuyện. Anh ấy tới nhà thăm hai mẹ con và mua cho bé Nhi một chai thuốc bôi vết cắn. Em còn nhớ Michael từng nói:

- Bé Nhi chịu khó nhắc mẹ thoa thuốc cho mau lành. Chó mèo cắn không độc nhưng người cắn độc chết tôi rồi.

Em phì cười khi nghe Michael nói. Michael đáp:

- Không đúng sao? Vì vết cắn ấy mà có người mất việc, độc thế còn gì nữa.

- Vậy chứ không đánh lại thì để nó được nước lấn tới sao?

- Ai nói không đánh lại, nhất định phải đánh trả. Tuy nhiên lần sau nếu ai bắt nạt con thì khi đánh trả con phải hét thật lớn lên rồi bỏ chạy càng nhanh càng tốt để không bị nó đánh tiếp. Nếu có thể con hãy khóc thật to rồi đánh trả đứa nào bắt nạt con thật mạnh tay vào. Đây là chiêu mà người Việt Nam hay dùng: Vừa ăn cướp vừa la làng, biết chưa?

Xem thêm: Chuyện tình nơi ngọn Hải Đăng (Phần 2)

Michael thuận tình với cách dạy con của em.

Nhiều người có thể sẽ chửi em dạy hư con nhưng nếu ở xã hội này khi bị bắt nạt cứ âm thầm mà nhịn thì chắc chắn cả đời sẽ luôn thiệt thòi, thua thiệt kẻ khác.

Một thời gian sau em xin vào một trường mầm non tư thục, em phụ trách dạy đàn cho các con đăng kí học năng khiếu. Dạy trong trường mầm non lương không cao, áp lực nhiều nhưng em lại có thời gian gần con hơn. Em đã tính giành thời gian cho con là điều quan trọng nhất của em bấy giờ nhưng vấn đề cơm áo gạo tiền không cho em lựa chọn. Em nghỉ dạy ở trường và tìm kiếm một công việc khác với nguồn thu nhập cao hơn để lo cho cuộc sống của hai mẹ con ổn định hơn.

Michael vẫn đứng bên lề cuộc sống của hai mẹ con. Anh không theo đuổi em như kiểu nhất định phải có được mà âm thầm bên em, cứ lặng lẽ quan tâm, lặng lẽ lo lắng.

Thời gian trôi đi, dù vết thương lòng đã nguôi ngoai nhưng em không tài nào tha thứ cho anh và bố. Em từng hứa sẽ không muốn quan tâm tới cuộc sống của hai người nữa bởi lẽ cả hai đã cùng nhau làm tổn thương em. Nghĩ vậy nhưng em lại nhớ bố. Mỗi đêm nằm nghe mưa em lại thương bố rất nhiều. Em biết bố đang mong mỏi em từng ngày. Em cũng biết bệnh tình của bố. Em chắc bố cũng buồn và đau nhiều lắm. Có khi em nhớ bố 1 phần thì bố lại nhớ em gấp trăm ngàn lần.

Cơn ác mộng cứ ập về mỗi đêm, em lo sợ nhất chuyện không hay xảy đến với bố.

Mỗi lần em giật mình tỉnh dậy trong căn phòng trọ nhỏ là hình ảnh bố đau đắn quằn quại trong ngôi nhà trống cứ hiển hiện lên trước mắt. Khuôn mặt bố co rúm, đôi mắt nhăn nhúm vết thời gian. Cả một đời bố tảo tần vì em, phút cuối đời em lại không thể bên bố báo hiếu. Em đau! Em hối hận!

Điều em hối hận ở đây không phải việc mình ôm con bỏ đi trong cái ngày sinh nhật con gái. Thứ em hối hận nhất là yêu anh- một người đàn ông đã từng có vợ.

Em thầm ước giá như khi xưa mình nghe lời bố. Em từng ước giá như thời gian quay trở lại em sẽ không yêu anh, không tự làm tổn thương chính bản thân mình và làm tổn thương người duy nhất yêu em hơn cả mạng sống của chính mình.

Bật dậy, đồng hồ chỉ 4h sáng. Em lấy điện thoại bấm dãy số của bố. Nhấn 1s rồi em lại tắt vội. Cứ như vậy tới sáng, em chẳng có dũng khí gọi cho bố một cuộc hỏi thăm.

Xem ngay: Con gái thế nào là ĐẸP?

Em khóc! Em cười! Em hận bản thân mình!

Em hèn nhát! Em ngu ngốc! Em đáng giận, đáng trách.

Tại vì ai mà em lại biến thành đứa con bất hiếu?

Ba ngày sau, em mới đủ dũng khí điện thoại cho bố. Số điện thoại không liên lạc được. Em dùng cả ngày liền liên lạc cũng không có tác dụng. Một mối lo lắng cứ lấn áp hết tinh thần của em lúc bấy giờ. Em sợ ở nhà bố lại gặp chuyện không may.

Suy nghĩ đắn đo, em quyết định đưa con về thăm bố. Em hận anh, căm thù anh nhưng bố em, làm sao em bỏ được?

Michael van nài theo em về quê. Em không đồng ý. Chuyện của em và Michael vốn chẳng có gì liên quan tới nhau, em không muốn vì em mà Michael cứ lỡ dở chuyện tình duyên.

Chiếc xe taxi đưa em về ngôi nhà thân thuộc. Cánh cổng sơn cũ kĩ tróc cả mảng nhìn ngôi nhà càng thêm phần ảm đạm. Em đẩy cánh cổng mạnh dạn bước về phía trước.

Bé Nhi thì vui lắm! Con chạy ào vào trong nhà gọi lớn:

Ông ngoại ơi, con đã về đây này!

Không có tiếng đáp lại mặc dù cửa nhà đang mở. Dự cảm chẳng lành em chạy nhào vào trong. Bố đang nằm gục dưới đất, bất tỉnh tự khi nào.

Tiếng khóc lẫn tiếng còi xe cấp cứu. Em uất nghẹn hận bản thân mình ích kỉ và vô tâm!

Mỗi phút trôi qua, trái tim em như nhỏ máu. May mắn thay bác sỹ cứu bố trở về từ tay thần chết. Cả nhà ba người ôm nhau khóc nức nở. Có lẽ giây phút này em mới thấy bố quan trọng với em nhường nào.

Bố yếu lắm, nói cũng chẳng lên lời! Bố chắc mừng lắm, cứ thều thào, mấp máy môi nhưng chẳng thành hơi. Nước mắt mặn chát cứ lăn dài trên khuôn mặt nhàu nhĩ lo âu, bố tự trách: bố sai rồi, con ơi, bố sai rồi.

Bố không mong mẹ con em ở lại nhưng hẳn sâu trong đôi mắt bi thương em thấy khát khao của bố mong ở bên hai mẹ con da diết tới mức nào.

Xem thêm: Tướng pháp đôi lông mày: Làm đẹp cần "phải biết"

Anh lại xuất hiện, phờ phạc, lo lắng. Nhìn dáng vẻ nhếch nhác lúc anh chạy vào bệnh viện em không thấy hận mà lại thấy xót xa. Bao lâu qua em không có nhà, mình anh vẫn thay em chăm sóc bố. Em nghe hàng xóm kể anh chạy qua chạy lại hai nhà. Anh còn mấy lần ngỏ ý đón bố về nhưng nhất định bố không đồng ý. Em nghĩ nguyên nhân có lẽ là do chính bản thân em. Bố lo lắng em về nhà không thấy bố hoặc có khi bố lại lo lỡ bố thân thiết với anh quá em vì giận mà bỏ mặc cả tình cha con.

Bé Nhi thấy bố thì vui mừng khôn siết. Hoá ra bao lâu nay con bé dù không nhắc tới bố nhưng nó yêu thương bố tới nhường này. Ánh mắt cười, khuôn mặt cười, cái miệng cười khúc khích. Anh và con ôm nhau mãi chẳng chịu rời. Nhìn cảnh ấy tim em đau có, xót có, thương có, buồn tủi có. Mọi cung bậc cảm xúc tràn tới hoà với nhau lẫn lộn chẳng thể phân định rạch ròi.

Mấy ngày điều trị tích cực bố được ra viện. Anh cứ tới như thể con cháu trong nhà. Tuy rằng anh không dám cất lời mong em quay lại nhưng nhìn cách anh làm em cũng cảm nhận được sự chân thành của anh.

Bố tuyệt nhiên đứng ngoài mối quan hệ của hai ta.

Có lẽ chuyện lần trước đã làm bố suy nghĩ quá nhiều. Bố căn bản đã rút lui, nhường mọi chuyện lại cho em tự giải quyết.

Hai mẹ con về nhà, anh cũng mặt dầy đòi chuyển sang nhà của em sống. Chuyện ấy không tài nào em chấp nhận. Em biết anh hiểu được ý của em. Sở dĩ em chấp nhận anh qua lại vì bé Nhi muốn được gần gũi với bố. Em không có quyền tước đi tình cảm của con.

Em ở nhà một tháng rồi hai tháng. Michael vẫn đều đặn nhắn tin hỏi thăm. Em cũng chỉ nhắn lại xã giao cho phải phép. Với Michael em coi như một ân nhân của cuộc đời mình.

Bệnh tình của bố càng lúc càng nặng. Cơn đau của bố càng lúc càng dài. Nhiều lúc nhìn bố đau mà nước mắt em không chủ động được cứ tuôn lã chã. Cả đời bố vì em mà gắng gượng, mong ước cuối cùng bố muốn hai mẹ con em hạnh phúc.

Bố chỉ nói muốn hai mẹ con hạnh phúc chứ tuyệt nhiên không hề nhắc tới chuyện muốn em và anh tái hợp. Em biết chắc bố đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện ấy.

Anh vẫn làm tròn trách nhiệm của người con mặc dù chúng ta chưa hề có đám cưới. Em từng nghe anh nói chuyện với bố: con xác định tới hết cuộc đời bố và mẹ con bé Nhi với con là một gia đình. Dù cho mọi chuyện có thế nào, con tin dần dần thời gian sẽ làm cho mọi người hiểu nhau hơn. Xưa kia là con ngu dại mới nghĩ ra cái hạ sách ấy khiến cả bố cũng bị cuốn theo vào chuyện của chúng con. Con hối hận lắm nhưng cho con chọn lại con vẫn muốn chúng ta là một gia đình.

Bố nấc lên từng hồi thều thào:

Nếu như mẹ bé Nhi nhất quyết không đồng ý, con cũng nên học cách buông bỏ. Buông không phải là hết thương nhau. Buông là tạo cho nhau hạnh phúc. Đôi khi không phải cứ ở bên nhau mới được cho là hạnh phúc.

Lời bố nói xuất phát từ tận con tim. Em chợt hiểu bố coi anh như một người thân thực thụ.

Tâm sự hay: Phúc đức tại mẫu - Mẹ để đức cho con trai

Em vẫn mặt nặng mày nhẹ với anh.

Nhiều lần em to tiếng yêu cầu anh rời khỏi nhà của em. Thậm chí em còn đe doạ nếu anh quá phận thì ngay cả bé Nhi anh cũng không có tư cách thăm gặp. Anh mỗi lần hứng cơn thịnh nộ của em vẫn nhẹ nhàng lắng nghe rồi lập tức rời đi. Em không biết anh tính làm gì vì thái độ mềm nắn rắn buông.

Thực tình mà nói với hoàn cảnh của anh kiếm một người vợ không khó. Vợ cũ của anh chẳng hiểu sao cứ đeo bám lấy anh nhưng anh không chấp nhận. Có lần chị ta trơ mặt quỳ lạy em hãy buông tha anh, trả anh lại cho mẹ con chị. Mỗi lần như thế em lại càng thấy ghê tởm con người của chị. Em thẳng thừng: chị về quỳ với bố của con gái chị, tôi không giữ anh ấy, tôi muốn đuổi anh ấy đi mãi chưa được. Chị cần như vậy thì mau nghĩ cách kéo anh ta xa tôi ra một chút.

Anh chứng kiến đủ một màn đối đáp của em và chị. Em nhìn chị ta đau đớn, nước mắt tèm nhem nhưng trong lòng em chỉ một sự chán ghét không lời nào tả nổi. Em bỏ đi ngay sau đó.

Anh bước qua chị như chưa hề quen biết. Em cũng không hiểu sao thái độ của anh lại có thể bình thản đến thế. Trước đây anh từng rất yêu chị, từng mong hàn gắn gia đình. Thậm chí ngày chị bỏ đi anh còn níu kéo nhưng người buông là chị. Chị chạy theo tình yêu đích thực của đời mình. Vậy mà chẳng hiểu sao vài năm sau chị quay lại muốn hàn gắn lại gia đình đã tan vỡ mà chị chính là người đạp đổ.

Con gái anh thì sau này chưa khi nào xuất hiện trước mặt em. Em biết anh rất thương con gái nhưng lại quyết để con sống bên bà nội. Suốt thời gian em đưa Nhi bỏ đi anh cũng chưa từng đón con gái về lại nhà. Phải chăng anh là người đàn ông lạnh lùng, lạnh tới mức vì một người phụ nữ như em mà gạt cô con gái anh coi như bảo bối sang một bên?

Em bước đi, tiếng vợ anh còn vang lên phía sau đầy đau đớn:

- Con hồ ly tinh, mày sẽ sớm trả giá. Mày chia rẽ gia đình tao. Mày cướp bố của con gái tao. Tao nhất định sẽ không để mày toại nguyện.

Em thấy chị ta đúng là nực cười. Vốn chẳng muốn quan tâm nên em nhanh chóng bỏ đi. Anh thì quay lại chỗ chị ta. Anh đưa chị ta đi đâu em cũng chẳng rõ mà cũng không muốn biết.

Một ngày, Michael xuất hiện trước cổng nhà. Em bị anh làm cho giật mình hoảng hốt. Em không hiểu sao anh tìm được đường chạy về tới vùng quê nghèo mà em đang sống. Bé Nhi thấy Michael lập tức nhảy nhào vào lòng nói năng luyến thắng. Con bé dường như vui lắm khi được gặp gỡ, được anh ôm ấp trên tay.

Xem thêm: Cách tạo con giấm cái từ bia tại nhà

Bố dĩ nhiên biết anh chàng tây ấy là ai.

Em còn đang lúng túng chưa biết nên giải thích thế nào vì sự xuất hiện của anh ấy. Bố đưa tay lên vẫy:

- Vào đi con, cứ coi đây như nhà của mình.

Em bị hành động của bố làm cho giật mình. Mọi người vào tới phòng khách em vẫn chôn chân ngoài cổng. Bố lên tiếng:

- Ơ hay, con không pha trà mời bạn sao?

Em luống cuống chạy vào nhà theo tiếng gọi của bố. Một mình anh đã khiến em khó xử, giờ xuất hiện thêm Michael nữa em chẳng biết mình phải làm sao.

Chiều đó anh đi làm về sớm nên mua con cá lớn vui vẻ xách về. Anh hồ hởi gọi con gái:

- Gái rượu của bố đâu rồi, nay bố hấp cá cho con gái và cả nhà cùng ăn.

Anh gọi, khuôn mặt rạng rỡ. Đáng tiếc vừa thấy Michael xuất hiện cái miệng anh đã bị cứng đơ. Khuôn mặt anh giật giật liên hồi. Đôi mắt căng ra nhìn bởi chưa dám tin vào mắt khi anh chàng Michael vậy mà đang đứng hiên ngang trước cửa nhà.

Bố lên tiếng phá vỡ không khí bấy giờ bằng câu nói:

- Được, có cá to thế kia thì cho bữa nay các con tha hồ mà nhắm rượu.

Bố chậm rãi ra vườn chỉ vào một mô đất:

- Nào, ai giúp bố đào hũ rượu hạ thổ này lên đi.

Em lúng túng chạy theo bố nói lớn:

- Bố đang bệnh không được uống rượu.

Bố cười khà khà:

- Ai nói bố uống, bố đào lên cho khách uống.

Tối hôm đó cả nhà ăn bữa cơm trong không khí quỷ dị.

Cả Michael và anh tuy nói chuyện lịch sự, khách khí nhưng trong lòng luôn thầm đánh giá lẫn nhau.

Sau này em mới biết, hoá ra cả hai lúc bấy giờ đang đấu nhau về tâm và tình. Đáng tiếc cả hai còn non quá, vẫn là thua trí của một ông già như bố.

Cơm rượu no say, Michael được xếp phòng ở lại làm khách. Anh không cam tâm nhưng không dám nói thẳng ra mặt mà nhẹ nhàng khuyên: cậu Michael là người nước ngoài quen sống trong nhung lụa. Nhà mình quê mùa chắc cậu ấy sẽ chẳng thể ngủ ngon. Gần nhà mình có nhà nghỉ, con đưa cậu ấy sang đó cho đỡ bất tiện về sinh hoạt.

Em nghe anh nói có vẻ hợp lý nên vui vẻ gật đầu. Nếu để Michael ở lại nhà em sợ lại xảy ra nhiều chuyện không hay. Sợ nhất bấy giờ vẫn là xóm láng họ đồn thổi.

Michael xua tay:

- No no no, không cần, tôi ở Việt Nam quen rồi. Về quê thế này rất thích. Mát và thoải mái lắm!

Ối trời, có anh tây nào khen ở quê nghèo mà thích như Michael. Bố gật gù:

- Được, vậy cứ để cậu Tây ở nhà mình hưởng mát đi. Coi như dịp nghỉ dưỡng ở quê thôi, không cần quá quan cách.

Em và anh nghe bố nói đơ mất mấy giây mới hoàn hồn.

Ngay cả Michael cũng giật mình trước thái độ của bố. Chẳng biết anh có hiểu nhầm ý bố không nhưng em thấy anh vui mừng ôm lấy bố mà cám ơn: cám ơn bố! Con cám ơn bố!

Tự khi nào anh cho phép mình cái quyền được gọi bố của em là bố chứ? Em tính lên tiếng giải thích lại cho Michael cách nói cho phù hợp thì bố đã vui vẻ đáp:

- Ô kê con trai, thằng này đúng là thú vị thật đấy.

Anh nghe bố nói Michael là con trai thì khuôn mặt mới giãn ra đôi chút. Anh mạnh dạn lên tiếng:

- Ông bạn, đã vậy tôi với ông ngủ chung một giường. Dù gì tôi cũng uống không ít rượu, có chút chếnh choáng. Ông không phiền chứ?

Michael dĩ nhiên không vui nhưng không phải chủ nhà nên đâu có quyền từ chối. Bố thì gật đầu cái rụp:

- Phải rồi, bố cũng tính bảo con ở đây chứ về giờ này nguy hiểm.

Em chẳng thể hiểu nổi bố đang suy nghĩ cái gì. Em lớn tiếng phản đối: không được, hai người muốn ngủ thì dẫn nhau ra nhà nghỉ hết. Đây là nhà tôi chứ không phải khách sạn của mấy người.

Xem tiếp: Về với anh đi em P5

Tamlinh.org

HÀ DƯƠNG (Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)