04/06/2021 11:43 View: 5377

Hầu đồng: Vì sao phải dùng khăn phủ diện màu đỏ?

Khi tham dự các khoá hầu đồng chúng ta thường thấy thanh đồng sử dụng khăn phủ diện màu đỏ. Vậy tại sao Khăn Phủ Diện lại mầu đỏ mà không phải mầu khác? Khăn phủ diện màu đỏ có ý nghĩa lịch sử hay ý nghĩa tâm linh gì không?

hau dong, khan phu dien

Ảnh bà đồng đầu thế kỷ trước với khăn điều áo thắm. (ảnh: Internet)

Xích quỷ là gì?

Viết theo dòng lịch sử.

Trăm tộc Bách Việt từ phía Nam sông Dương Tử đổ lại là người Việt, trước khi có nhiều nhà nước sinh ra thì chỉ có 2 nhà nước là: Xích Thần và Xích quỷ thuộc dòng rồng Lộc Tục – Đế Minh (Phương Nam), chia đất đai cho 2 người con cai quản thành 2 nước Xích Thần và Xích quỷ.

Thời đó người Hoa là những người dân du mục, chăn nuôi trồng cấy khi đó bị sa mạc hóa, gọi là Hậu Hoa, quân tập Hậu Hoa (Xưa hay bị gọi là Mọi Phương Bắc- không nhà ở, sống du mục), về sau họ xuôi theo sông Hoàng Hà đi xuống Phương Nam đánh người, bắt người chiếm đất của người Phương Nam…

Từ Xích chỉ màu đỏ, tượng trưng cho người phương Nam, chỉ một người trần trụi trát mặt màu đỏ hay có nghĩa là trung thành.

Xưa cũng hay có câu xích thẳng chỉ sợi dây đỏ kết duyên giữa 2 người, kết thẳng chỉ sợi liên kết buộc để nhớ…

Trong cuốn Ngọc Phả Truyền thư của họ Nguyễn có ghi rằng: Chữ Qủy bắt nguồn từ chữ Vương của người Việt cổ, nói về thuyết xưa Đế Thừa con của Thần Nông, có 3 con trai là Đế Minh, Đế Nghi và Đế Long. Ba người con của Đế Thừa đều làm vương ở 3 phương, ghép 3 chữ vương thành chữ Qủy. Nên khởi nguồn của người Việt gọi là vùng đất Xích Qủy.

Theo Ngọc Phả Truyền thư thì Kinh Dương Vương là con trai của Đế Minh... (MÂU THUẪN VỚI PHÍA DƯỚI--- Phần ****)

Chữ Qủy còn có nghĩa là Ma quỷ. Xưa quan điểm những người chết bình thường không thể thành quỷ được, chỉ những bậc đế vương, thần linh được tôn thờ, có anh linh và gọi là quỷ.

Như vậy Xích Qủy chỉ người Phương Nam bôi mặt đỏ, chết có anh linh và được tôn thờ…

Có nhà cửa cộng đồng "chữ phố bảo gồm chữ xuyên và phương nam" làng phố nhà cửa chỉ có ở gần sông và ở phương nam.

Khi người Phương Bắc xuống xâm chiếm phương Nam, họ nhạo báng người Phương Nam là những con quỷ, ma quái... theo ý nghĩa lệch lạc là những kẻ báo thù, ghê gớm đến để báo oán… khác xa so với nghĩa ban đầu. (Một phần bởi họ là những kẻ đi xâm lược, luôn sợ bị rình rập báo thù bởi những người bản địa mặt đỏ ấy, hình thành lên tư tưởng cho rằng đó là ma quỷ báo oán…).

Hầu đồng: Gắn liền với màu đỏ, trị tà ma

Lại nói về đồng, luôn đi liền với màu đỏ vì màu đỏ là màu máu và lửa chủ của phương nam trị tà ma. Tà ma quỷ quái vốn sợ màu đỏ. Một pho tượng trước khi hô thần nhập tượng thành công phải phủ khăn màu đỏ lên để chống vong tà ma xâm chiếm vào, phủ khăn đỏ lên đầu đồng nhân khi hầu để tà ma không qua được khăn đó, chỉ có nhà Thánh giáng bóng được.... nên khăn phủ diện theo đúng truyền thống từ Xích quỷ xích thần luôn luôn màu đỏ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nong, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngữ Lĩnh (Hồ Nam hiện nay), gặp và kết duyên với nàng tiên đẻ ra người con tên Lộc Tục. (****)Sau này Đế Minh truyền ngôi cho con trai là Đế Nghi làm vua phương Bắc ( Vẫn thuộc khu vực Phương Nam TQ bây giờ). Phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam.

Từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam vua xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Qủy.( Cách đây gần 5000 năm). Lấy con gái của Động Đình quân (Thần Long- Long nữ) sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (Con của vua Đế Nghi) tên là Âu Cơ sinh ra 100 người con trai.... Sau này hình thành lên các đời vua Hùng

Đời thứ nhất có 1 đời vua là Kinh Dương Vương…

Từ đời thứ 3 (Con của Lạc Long Quân) mới bắt đầu thời Hùng Vương thứ nhất…

Sau này vùng Tân Cương Thanh Hải phía Bắc bị sa mạc hóa, họ kéo xuống phương Nam chiếm đất phương Nam (Lúc đó đã chia thành 2 nước: Xích Thần và Xích quỷ). Nước Xích Thần của người anh Đế Nghi bị thua, bèn nhờ nước Xích Qủy của người em Lộc Tục đem quân lên đánh hộ theo lời dặn của Vua Đế Minh xưa là: Hai nước phải gắn kết keo sơn, tả ngạn sông Trường Giang dãy núi Quế Dương bấy giờ có 1 ngọn núi cao 179 m (Thiên Đài Sơn), trên đỉnh núi có ngôi miếu có tấm bia cổ khắc lại câu chuyện vua Đế Minh truyền ngôi và phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Qủy.

Người dân Hồ Nam cũng có tài liệu viết lại việc truyền ngôi này và cũng góp tiền tu sửa miếu, hằng năm vẫn có hương khói cúng tế…

Trong sử Trung Quốc vẫn còn ghi, liên minh xích quỷ đầu thắt khăn đỏ, mặt bôi đất đỏ, mình để trần đóng khố (đàn ông), dụng thuần nhiều là búa. Người Trung Quốc gọi là quân Cửu Lê hay quân Ma Binh (cứ sương mù dày đặc mới nhảy ra đánh).

Sau quân Hoa phương Bắc (Tướng lúc này là Hiên Viên) rút tạm về qua sông Hoàng Hà chờ thời cơ và chế ra Xa Bàn (La bàn) để định hướng trong sương mù và kết hợp với trường thương đấu lại quân Xích Qủy, đến khi đó Liên Minh Xích Qủy bị thua đánh dạt về tận bờ Nam sông Dương Tử (Quảng Châu ngày nay). Khi đó vua Đế Khắc (nước Xích Thần) bị tử trận, liên minh Xích quỷ tan vỡ. Lạc Long Quân dẫn quân chạy dọc sông Hoàng Hà đến hướng Đông ra biển Đông mất tích.

Trong sách cổ học của học giả Nguyễn Bình Lộc – Cuốn Nguồn gốc mã lai của dân tộc Việt có viết danh xưng Mã Lai xuất phát từ dãy Malay tức cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn (Khác với nước Malaysia ngày nay), tác giả ghi chép rằng quân đội của Lạc Long Quân khi đó tản ra các vùng khu vực biển Đông kết hợp với dân khu vực Đông gần biển lập ra các nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, năm đảo ngày nay. Được lịch sử gọi là sự kiện đạo binh của Lạc Long Quân. Vì thế văn hóa thần đạo thông thần cầu đảo "kiểu hầu bóng", tế lễ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có chung nguồn gốc và tương tự người Việt ta.

Còn vùng đất bị Hoa tộc xâm chiếm sau hình thành các nhà nước nhỏ và trở thành tộc người Hoa gốc Bách Việt phương Nam.

Lạc Long Quân sau này hợp lại các quân cùng với Âu Cơ và bàn tách các con (các bộ tộc) ra các vùng để tiếp tục sinh sống và phát triển. Phong cho con trưởng là Hùng Vương

Hiên Viên sau này xưng hoàng đế phương Bắc (Vị hoàng đế đầu tiên của người đi thượng từ cao nguyên Thanh Hải và Mông Cổ phương bắc, họ đồng hoá bách việt phương nam TQ cổ) cho quân trấn giữ ranh giới với phương Nam nơi bà Âu Cơ cùng binh các tộc đóng quân (sông Tương) nói về sự nhớ thương chồng và quê cũ của Âu Cơ.

Người Việt ngày nay bản chất là hợp từ nhiều dân tộc, cả từ người Hoa tây tạng, Miền trung, các tộc Bách Việt xưa.

Bách Việt xưa tập hợp bởi nhiều tộc người, mỗi tộc người đều có những người chuyên trách về tâm linh, dân Bách Việt xưa đội khăn đỏ, bôi mặt đỏ, đầu cài lông chim hay hoa…. Người đứng đầu chuyên trách tâm linh của tộc khi đó là Chủ tế, thánh nữ…gọi là đồng (đồng tế). Đồng khi đó là người phục vụ việc tâm linh phụng thờ tổ tiên, thần linh của tộc. Đại diện cho tộc đó, quốc gia đó thực hiện cầu cúng thần linh, trời đất.

Đồng và hầu đồng có từ khi xa xưa trước đó.

Khác biệt là ở phương Bắc, người hán cổ chưa xâm lược phương nam "người hùng di Mọi trên cao nguyên thanh hải hay mông cổ. " Mọi ở đây là họ không ở cố định một chỗ và chỉ ăn thịt thui đốt, không dùng bát đũa khi ăn, lại thêm truyền thống của họ là chăn nuôi và nước sông chỉ dành để uống, không ai được tắm. Tục này còn đến thời nhà Nguyên vẫn giữ, quanh năm ngày tháng không tắm và họ thờ các ác thần/ tà thần chuyên cúng tế người sống cho các ác thần (câu chuyện Hà Bá sông Trương thời Ngụy chiến quốc,… )

Còn Xích Qủy thờ chủ về tổ tiên và Tự nhiên thần, không thờ ác thần.

Trong lịch sử có câu chuyện trấn thành mà giờ người Việt ta gọi là Tứ Trấn…

Trong lịch sử xưa, Thành đều có những thần linh trấn thành, hoặc các thành lớn đều có thờ thần linh trấn giữ.

Nguồn gốc thờ trấn Thành bắt nguồn từ chuyện trấn thành Giang Đông thuộc đất Xích Qủy xưa hay bị lũ lụt, cướp bóc, nhân dân đói khổ, thành hay bị phá. Nhà vua đến bờ sông kêu hỏi:

- Có phải Hà Bá muốn được cúng tế người như phương bắc thì mới không bão lũ tàn phá Thành hay không ?

Tối về vua mơ thấy một vị thần linh (rắn trắng lớn hóa hiện hình người), xưng danh là Huyền Xà cai quản vùng đất đó, không phải tà thần. Vị thần mách cho nhà vua cách xây tường thành theo ta chỉ dẫn và điểm cao nhất thờ thần thì cả thành an ổn.

Nhà vua tỉnh mộng nhờ người tìm hiểu và được biết trong dân chúng có những người là đồng nhân thờ Huyền Xà. Nhà vua đến gặp, đồng nhân phủ khăn đỏ đảo đồng cầu đảo Huyền Xà ốp bóng, nói rằng vua xây thành uốn 9 khúc, nơi cao nhất thờ ta (Huyền Xà), đồng nhân vẽ hình tướng xây thành trên nền gạo. Nhà vua theo đó xây theo và thờ phụng như lời dặn. Thành Giang Đông từ đó không bị lũ lụt nữa, dân chúng an ổn sinh sống. Các thành khác nhìn thấy vậy cũng học theo xây thành và thờ phụng.

Vậy qua câu chuyện trên cách đây mấy ngàn năm đã thấy, khăn điều cầu đảo quan tướng "Huyền Xà"

Trong khoa cúng khao quan tướng ngày nay chúng ta vẫn cúng câu:

Giang Đông vùng vẫy thế gian là thường.
Mình xà uốn khúc.........

Chính là nhắc đến tích này.

Trong các văn bản lịch sử Việt cũng có ghi, thời Lý khi vua ra chợ gặp người đang gọi dí….. Cũng có nhắc đến đồng và lên đồng.

Hay câu chuyện vua Lý Anh Tông nhờ đồng nhân thỉnh Hai Vị Cổ Thánh Họ Trưng làm mưa...

Như vậy nghi lễ hầu đồng đã có từ rất lâu, hơn 4000 - gần 5000 năm, nghi lễ này luôn gắn liền với màu đỏ của khăn phủ diện, bắt nguồn từ nguồn gốc Xích quỷ phương Nam xưa.

Đồng thầy Tự Tuệ Trần

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web