04/06/2021 11:42 View: 10376

Các ngày Đại tiệc Tứ Phủ trong THÁNG 4 hàng năm

Nếu như tháng 3 âm lịch hàng năm có tiệc Mẫu rất lớn thì bước sang tháng 4, các ngày lễ tứ phủ lại ít hơn. Hãy cùng Tamlinh.org lên danh sách Các ngày Đại tiệc Tứ Phủ trong THÁNG 4 năm nay nhé.

hau thanh, hau dong, dai tiec thang 4 dao mau

Các ngày đại tiệc trong tháng 4 hàng năm:

Đại Lễ Nhập Hạ

  • Ngày 01/4: Tiệc Vương Khảo Trần triều Thân vương An Sinh Vương | Truy Phong Khâm Minh Đại Vương.
  • Ngày 12/4 : Tiệc Chúa Thác Bờ
  • Ngày 18/4: Tiệc Chầu Bà Đệ Tam Thoải Phủ
  • Ngày 19/4: Tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà
  • Ngày 24/4: Tiệc Trần Triều Vương Tử Đệ Nhất Hưng Vũ Đại Vương | Tiệc Quan lớn Đệ Tứ Khâm Sai.

Xem ngay: Chúa Thác Bờ thờ ở đâu? Kinh nghiệm đi đền Thác Bờ?

Hầu Thánh năm 1967 tại Pháp

Mời quý vị và các bạn theo dõi video Hầu Thánh vào năm 1967 tại vùng Saint Livrade (Pháp) do người Việt Nam di cư sang Pháp thực hành

 

Nguồn: Tư liệu Pháp

Có căn là gì?

“Có căn” hiểu đơn giản là người trong quá khứ đã có tạo nhiều tội lỗi nặng và được chư vị Thánh thần có duyên cứu giúp trong kiếp sống hiện tại để có cơ hội làm công đức trả nghiệp dần dần thay vì phải trả nghiệp 1 lúc sẽ thảm khốc hơn nhiều, cũng như người có tội được pháp luật cho phép đi làm công ích để giảm tội vậy. Những người này họ làm việc theo ý của thánh thần, là trung gian của thánh thần và bá tánh, được thánh thần hỗ trợ cho huyền năng làm nhiều chuyện linh ứng để cho dân chúng có lòng tin nơi thần linh; nên nhớ huyền năng là do thánh thần hỗ trợ cho chứ không phải do người trung gian. Như vậy, VD “có căn cô Chín” thì hiểu là người có nhiều tội lỗi (nghiệp nặng) do có duyên với cô Chín nên được vị thần này cứu độ, được chọn làm việc cho thần để lập công chuộc tội.

Những người khi chưa biết mình có căn thì đều trải qua quá trình bị hành cả về thể xác lẫn tinh thần, kết hợp với các dấu hiệu huyền bí được thánh thần báo cho biết rất rõ ràng qua giấc mơ hoặc mắt thứ 3, không phải như thế thì không có căn vì không có vị thần nào chọn để làm việc nên sẽ không chứng nghiệm những hiện tượng huyền bí, linh ứng.

Khi thánh thần thị hiện báo hiệu cho biết mà không chịu ngộ ra thì bị hành nặng hơn để biết phải phục vụ thần linh để được sửa nghiệp nếu không sẽ tự lãnh chịu nghiệp báo vô thường, như thế người ta gọi là “nặng căn”.

Xin phân biệt với “căn tu” và “căn cơ” (khác với căn cơ mang nghĩa tính toán), “căn tu” ý nói người này đã có quá trình tu tập từ kiếp trước và “căn cơ” ý đề cập đến những phẩm chất và trình độ tiến hóa tâm linh mà một người đã được từ tiền kiếp và ở kiếp hiện tại họ tiếp tục quá trình tu học để tiến hóa lên, đại ý là đã có một cơ sở tu tập vững chắc.

“Sát căn” ý chỉ những người có khả năng dễ dàng cảm nhận và tiếp xúc với những sự linh ứng từ thần linh mà chưa từng quá trình làm việc cho thần linh. Thông thường, những người làm việc lâu cho thần linh thì khả năng sẽ tiến bộ dần.

“Mở phủ” là gì?

Đơn giản là buổi lễ trình diện và ra mắt thần linh tứ phủ một người “có căn” được chọn mới. Như thế, những ai không có căn thì không cần phải mở phủ. Lễ mở phủ giống như buổi lễ kết nạp một nhân viên làm việc cho chính quyền ở cấp làng, xã vậy.

Người bị ma nhập thì không thể làm lễ mở phủ được, vì bị vong nhập là có nợ nần ân oán với phần âm. Không thể đem một người có tội đến lễ kết nạp thành viên mới của chính quyền cấp xã được, vì họ không phải người được chọn; đáng ra phải đem họ đến gặp các bậc đạo sư để tu sửa, học tập đạo đức để được hết bệnh. Cũng như người bệnh thì phải đến gặp bác sĩ vậy. Người bị tà nhập thì người nhà phải thọ nhận lễ điểm đạo để cầu nguyện với chư Phật.

Như vậy, những người “có căn” là những người được thần linh chọn làm việc để được chư vị cứu độ, và “mở phủ” là lễ kết nạp và ra mắt người làm việc mới cho thần linh. Người nào được thần linh chọn, thì đàn sang lễ trọng hay đàn sơ lễ mỏng cũng không quan trọng, vì cái chính là thánh thần đã chọn trong vô hình, còn đàn lễ chỉ là hình thức, không hề quan trọng.

Tamlinh.org (tổng hợp)