04/06/2021 11:46 View: 11241

Danh sách các ngày Tiệc Tứ Phủ trong Tháng 7

Tháng 7 Âm lịch không chỉ là tháng cô hồn, tháng vu lan báo hiếu trong đạo Phật mà cũng là tháng có rất nhiều ngày tiệc quan trọng của đạo Mẫu. Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu về danh sách các ngày Tiệc Tứ Phủ trong Tháng 7? Tháng 7 nên đi lễ ở đâu? Văn khấn khi đi lễ Tứ Phủ tháng 7? 

tiec tu phu thang 7

Danh sách các ngày đại tiệc Tứ Phủ tháng 7 Âm lịch

  • + Đại Lễ Tán Hạ
  • + Ngày 03/7: Tiệc Vương Nữ Tôn Anh Tông Hoàng Hậu
  • + Ngày 06/7: Tiệc Cô Tư
  • + Ngày 07/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
  • + Ngày 12/7: Tiệc Mẫu Ỷ La
  • + Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường
  • + Ngày 14/7: Tiệc Ông Hoàng Đôi ( đền Bảo Hà)
  • + Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy
  • + Ngày 20/7: Tiệc Bà Chúa Kho
  • + Ngày 21/7: Tiệc Chầu Bẩy Kim Giao ( Chầu bảy Mỏ Bạch + Tiệc Cô Bẩy Kim Giao (Cô bảy Mỏ Bạch)
  • + Ngày 21/7: Tiệc Cô Cả Núi Dùm (Tuyên Quang)

Tháng 7 - tiệc ông Hoàng Bảy 

 Cung nghinh khánh tiệc Quan Hoàng Bảy Bảo Hà - 17/7 

Ông Hoàng Bẩy là một nhân vật có thật trong lịch sử, còn trong ĐẠO MẪU ( Tứ Phủ), ông là một trong những vị thánh được người trong và ngoài đạo nhắc đến nhiều nhất. Đền của ông ở đất Bảo Hà ( Lào Cai) nên người ta còn gọi là ÔNG BẨY BẢO HÀ.

 Vào thời Lê ( niên hiệu Cảnh Hưng 1740- 1786), tại vùng Bảo Hà và biên cương phía Bắc. giặc Trung Quốc tràn sang cướp phá, còn các tù trưởng ở đây thì đánh phá lẫn nhau, khiến cho tuyến đầu Tổ quốc lâm nguy bởi thù trong giặc ngoài. Trước tình hình đó, Triều đinh đã cử một viên tướng họ Nguyễn tên là Nguyễn Hoàng Bẩy lên trấn thủ vùng đất này. Tướng Hoàng Bẩy đánh đâu thắng đó, làm cho lũ giặc Tàu phải rút chạy về nước. Còn về chính sách đối nội: Ông đã kêu gọi các tù trưởng xóa bỏ mâu thuẫn, cùng nhau đoàn kết xung quanh mình thành một khối thống nhất. Bảo Hà trở thành một căn cứ quân sự vững chắc. Ông đã được các triều vua phong tặng mĩ tự " Trấn An Hiển Liệt". " Thần Vệ Quốc ". Trong một trận chiến không cân sức sau đó, ông đã anh dũng hi sinh. Thân xác ông trôi về đất Bảo Hà. Người dân thương tiếc đã lập đền thờ ông tại đó.

Ông Hoàng Bẩy là một nhân thần ( một nhân vật có thật trong lịch sử) được thần thánh hóa là con trai thứ bảy của đức vua cha Bát Hải Động Đình.

Trong chính sách đối nội: Ông Bảy vì muốn thu phục các thổ ti, tù trưởng nên đã không chỉ dùng quân sư giúp mình mà ông còn dùng các biện pháp mềm dẻo thu phục nhân tâm vì thế ông đã chủ động hòa nhập vào cuộc sống của họ như uống trà, đánh bạc, hút thuốc phiện.

Người đời sau đã lầm tưởng ông Bẩy là nhân vật ăn chơi, ghiền cả mấy cái thói quen đánh bạc, uống trà, hút thuốc phiện. Cũng vì điều này mà dân chơi thời nay, đã vô tình làm xấu đi danh tiếng lẫy lừng của ông. Có rất nhiều kẻ ham lô đề cờ bạc, chắn cạ, hút hít lại đổ thừa do mình có căn ông Bẩy nên mới sa ngả như thế. Do đó, khi hầu ghế ông, các đồng chỉ nên dâng trà, thuốc, còn dâng thuốc phiện là phạm pháp.

Những con TỨ PHỦ nên biết về điều này để giải thích cho những kẻ mơ hồ, thiếu hiểu biết lại cho rằng đền ÔNG BẨY BẢO HÀ là nơi thờ một kẻ buôn thuốc phiện, đồng thời dùng sự hiểu biết của mình để tôn vinh các thánh trong tứ phủ và giáo hóa những kẻ còn đang lạc trong chốn u mê, nghiệp chướng nặng nề.

Tháng 7 nên đi lễ chùa 

Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư phật thì đầy đủ nhất phải gòm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành chân thật. Tuyệt đối không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền thật lên ban Tam Bảo. Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức coi như đó là tiền cúng dường. Tuyệt đối không cúng đồ lễ mặn trong chùa, kể cả để ở ban Đức Ông.

Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…vv tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.

Về thắp hương thì bạn có thể thắp 3 nén, nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên bạn cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn. Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Thậm chí, nếu không muốn cầu kỳ bạn cũng có thế chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo là đủ.

Về khấn thì khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu phật pháp.

  • Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.
  • Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
  • Chỉ cắm hương vào bát, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ...
  • Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
  • Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật "A di đà phật" sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
  • Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, đó là vị trí tối cao của trụ trì.
  • Đi lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ.
  • Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

Tháng 7 cô hồn có phải tháng xui xẻo? 

Cô hồn hiểu theo nghĩa đơn giản chỉ đó là những linh hồn cô quạnh không siêu sinh tịnh độ.

Nhắc đến hai từ cô hồn người ta nghĩ ngay đến điều gì đó kinh khủng khiếp. Những điều khó lý giải, không nắm bắt và kiểm soát được thường khiến con người ta sợ hãi.

Trong các talkshow người ta cũng nhắc đến tháng Bảy, tháng cô hồn. Tháng của những điều không may mắn.

Thật ra trong cuộc đời mỗi người, điều may, điều rủi nó đến không cứ gì vào tháng bảy. Có những lúc người ta cảm giác tất cả mọi điều đang vận hành rất tốt thì vận hạn vẫn cứ xảy ra. Nó không mang tính qui luật và rất khó kiểm soát. Vậy sao người ta cứ đổ riệt cho tháng bảy đen đủi!!!

Trong đời sống của con người. Kể cả Á, Âu. Thế giới tâm linh chưa từng có những văn bản giải thích cụ thể từng sự việc hiện tượng. Nhưng từ xa xưa người ta đã mặc nhiên chấp nhận có một đời sống khác của con người sau khi chết đi. Chính vì không lý giải, không biết chính xác cho nên tâm linh luôn huyền hoặc, bí ẩn và làm người ta sợ hãi.

Thật sự phía sau cuộc sống này, cõi vĩnh hằng là một điều vô cùng bí ẩn, bàn tay tạo hoá nắm bắt, sắp đặt và can thiệp rất sâu vào vận mạng mỗi người. Cái gì đến, cái gì đi, được cái gì và không bao giờ có được đã được bàn tay tạo hoá căn cơ sắp xếp dựa trên sự đóng góp tu tạo thiện ác của từng người ở tiền kiếp của mình.

Thế giới tâm linh bao la và bí ẩn. Mọi sự sống đều bắt nguồn từ cái chết và ngược lại. Được mất, đúng sai trong cuộc đời này là một trật tự vốn dĩ cần phải thế. Hãy cứ tử tế và yêu bản thân mình mỗi ngày. Chỉ có vậy người ta mới đối diện và chấp nhận đời sống này với một thái độ tích cực và dễ chấp nhận.

Tamlinh.org