Chào đón tháng 4 âm lịch, các gia đình thường thắp hương gia tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm (14, hoặc 15) hàng tháng. Vậy văn khấn, sắm lễ và cúng bái như thế nào để chu toàn nhất? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu
Tại sao phải cúng vào mùng 1 và 14 hoặc 15 hàng tháng?
Người Việt coi mùng một (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:
- - Ngày mùng một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới nên cầu điều may mắn và thành công.
- - Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Vì thế nên vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, các gia đình thường chuẩn bị hoa quả, bánh oản hoặc làm đồ chay để cúng, vì vậy đồ lễ không thể thiếu hương thơm, kim ngân, hoa quả tươi, xôi, bánh kẹo cùng trầu cau, tiền vàng mã
Xem ngay: Tháng Phật Đản năm 2020 nên làm gì?
Chuẩn bị Sắm lễ:
Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ nặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Dưới đây là hai bài văn khấn Gia thần và Gia tiên chuẩn nhất cho ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng.
Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- - Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương
- - Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vi Tôn thần
- - Con kính lạy ngài Đông Thần quân
- - Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch
- - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn thần
- - Con kính lạy ngài Tiền hậu Địa chủ Tài thần
- - Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này.
Tín chủ chúng con là: …………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………......
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!
Văn khấn Gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
- - Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- - Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.
- - Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- - Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
- - Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.
Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
Tín chủ con là ....................................................
Ngụ tại ........................................................ cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này
- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ chúng con:
- Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
- Người người được chữ bình an,
- Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
- Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
- Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!
**************************************************
Tháng 4: Tháng Phật Đản
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức,...
Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.
Phật tử ở khắp nơi trên thế giới cùng tưởng nhớ công đức của Đức Phật bằng cách tập trung tại các ngôi chùa địa phương, tụng kinh, dâng lễ vật và phóng sinh. Trong đó, nghi lễ quan trọng nhất trong Lễ Phật Đản là tắm Phật bằng nước và hoa. Với những nét riêng biệt trong tập tục và văn hóa địa phương, các quốc gia ở châu Á thường tổ chức Vesak theo nghi thức, lễ hội và thời gian khác nhau.
Tamlinh.org chúc mọi người bước qua tháng mới luôn luôn mạnh khỏe - thành công trong công việc và luôn may mắn trong cuộc sống!
Theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam", nhà xuất bản Hồng Đức