04/06/2021 11:46 View: 9898

Hướng dẫn nghi thức tiến mã của dòng đồng nhà Trần

Khi nói về văn hoá tâm linh của người Việt cổ xưa, không thể không nhắc đến tục thờ nhà Trần linh thiêng huyền bí. Vậy với dòng đồng nhà Trần: 

  • Lệ tiến mã và nạp mã thỉnh quân lập tĩnh điện phủ lục Nhà Trần như thế nào? 
  • Lệ tiến mã khao quân cầu Âm phúc bảo Trợ Nhà Trần ra sao?

Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu. 

dang vang ma khi cung le nha tran, khao quan, xin am binh

Nhà Trần Thờ những vị Thánh nào?

Hệ thống thần linh được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Trần Triều bao gồm những vị sau

  • 1. Đức đại vương chính cung - Chúa Tể Linh Thần Thống lĩnh Thiên Hạ Thiên Địa Thủy Bộ Chư Dinh Nam Việt Trần Triều hiển thánh Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Bình Bắc Đại nguyên súy Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương thượng thượng thượng đẳng thần.
  • 2. Vương phụ, Vương mẫu
  • 3. Vương phi phu nhân - Vương Phi Thiên Thành công chúa Nguyên Từ Quốc Mẫu
  • 4.Thầy dạy văn
  • 5. Thầy dậy võ
  • 6. Quan Nam Tào
  • 7. Quan Bắc Đẩu
  • 8. Đức thánh cả - Trần triều thượng tướng khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn
  • 9. Đức phó Tằng - Trần Triều thượng tướng Tiết độ sứ Hưng Hiến đại vương Trần Quốc Uất
  • 10. Đức Thánh đệ tam - Trần Triều thượng tướng khai quốc công Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng
  • 11. Đức thánh để tứ - Trần Triều thượng tướng khai quốc công Hưng Trí đại vương Trần Quốc Hiện
  • 12. Đức vương cô đệ nhất Quốc Mẫu - Trần Triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh
  • 13. Đức vương cô đệ nhị Đại Hoàng - Trần Triều Vương nữ đệ nhị đại hoàng công chúa Điện súy phu nhân Trần Thị Tĩnh
  • 14. Lục Bộ Đức Thánh Ông

Chủ Quân lục bộ:

- Điện tiền phò mã Phạm Tướng Quân - Trần Triều vương tế điện súy thượng tướng quân quan nội hầu Phạm sắc phong Chiêu Cảm Hùng Văn đại vương

Lục Bộ Tướng:

  • - Tả Yết Kiêu Tướng quân
  • - Hữu Dã Tượng tướng quân
  • - Nghi Xuyên tướng quân
  • - Hùng Thắng tướng quân
  • - Huyền Du tướng quân
  • - Cao Mang tướng quân.

15. Trần Triều Vương nữ tôn Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Hậu
16. Trần Triều vương ngoại tôn Tĩnh Huệ Hoàng Hậu

Ngoài ra còn các vị tướng như: Đức Thái Bình công chúa, Đức Trần Bình Trọng, Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ. Đỗ Hưng, Nguyễn An, Trần Bách, Đoàn Thại,, Lâm Văn Cường, Trần Nhật Duật, Thánh Cậu Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản…

Danh sách trên là các Thánh Nhà Trần nhưng nói đến tục trả mã tiến mã và nhập mã mà không nhắc đến bát trại chủ tướng người dân tộc thì không đúng. Vì vậy, tuy không phải là những Thánh được thờ trong cửa Thượng từ nhưng lại là những vị Thánh người dân tộc được thờ tự riêng ở các nơi.

Ở đây, Tamlinh.org sẽ tạm nêu tên các vị Thần Thánh người dân tộc đó.

Bát thủ trại chủ mường mán các tộc:

  • - Hà Anh, Hà Bổng, Hà Đặc chủ trại Quy Hoá
  • - Nguyễn Thế Lộc chủ trại Ma Lục
  • - Trịnh Giác Mật người Thái chủ trại Đà Giang
  • - Hoàng Thắng Hứa chủ trại Trùng Khánh Cao Bằng
  • - Hà Khuất chủ trại mường Nghĩa Lộ
  • - Lương Uất Hầu chủ trại Lạng Giang
  • - Thiên Vương Đại Thần Hoàng Nghệ chủ trại Lai Nhang Hạ Lai
  • - Nồng Thị Tâm trại chủ Lao Vi.

Cùng chư quan tướng hạ ban ngũ hổ tướng quân gồm:

  • - Đông phương lưu diện Đại tướng thanh hổ đại thần
  • - Nam phương lưu chỉ Đại tướng xích hổ đại thần
  • - Tây phương lưu tất chỉ Đại tướng bạch hổ đại thần
  • - Bắc phương lưu thị đại tướng hắc hổ đại thần
  • - Trung phương lưu phương đại tướng hoàng hổ đại thần.

Ngược dòng lịch sử về tục tiến mã và nạp mã theo kiểu Nhà Trần

Ta biết cuộc chiến tranh chống lại quân Nguyên Mông là cuộc chiến toàn dân từ xuôi đến ngược từ người kinh đến người dân tộc. Để chống lại một đội quân hùng hậu thiện chiến như quân nguyên Mông có lúc kéo sang xâm chiếm Việt Tộc ta đến gần một triệu quân thì gần như Đại Việt ta huy động cả nước.

Nhà có voi thì góp voi, nhà có thuyền thì góp thuyền, nhà có lương thì góp lương góp người góp ngựa xe cộ ....

Lịch sử viết lại có những gia đình có 40 người thì cả 40 người già trẻ trai gái đều cầm vũ khí và tài sản có thể dùng cho chiến tranh, tham gia đội quân toàn quốc chống giặc chỉ để lại vườn không nhà trống từ miền ngược đến miền xuôi đều như vậy.

Sau khi lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan cuộc xâm lăng lần thứ ba (1288) của giặc Nguyên - Mông, thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về lại kinh đô. Có người dâng lên Thượng Hoàng và nhà vua những hòm trong đó có chứa tờ biểu của những người Việt gửi cho quân Nguyên để xin được hàng, xin được làm quan.

Thượng hoàng và nhà vua Trần đã có hành động “vô tiền, khoáng hậu”: Ra lệnh đốt hết các bức thư ấy và không truy cứu một ai. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng “Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng những kẻ phản trắc”.

Cũng năm này, sau chiến thắng năm 1288, triều đình trở lại kinh thành Thăng Long và tổ chức luận công ban thưởng cho những người đã có công lao chống giặc bảo vệ đất nước.

Thực ra, đời nào thì cũng có kẻ hèn nhát và tư thông với giặc cũng như kẻ chỉ nghĩ đến mình không góp công cũng chả góp sức cho quốc gia, giặc chưa đến đã muốn hàng hoặc chạy trốn hay ngồi yên hưởng thái bình không để ý đến quốc gia xã tắc lâm nguy ....

Để nhanh chóng làm an lòng dân và ổn định lại triều chính sau khi vừa trải qua chiến tranh, mất mát thì quyết định của Thượng Hoàng và Vua Trần được đời sau thán phục và ca tụng.

Nhưng sự việc không chỉ dừng lại đó. Lúc bấy giờ, có mấy vị hổ tướng cùng mấy vị tướng trại chủ người dân tộc tuy được phong và thưởng trọng nhưng họ không chịu chấp thuận quyết định trên. Bởi họ cũng có người thân và biết bao binh lính chết trận, đặc biệt mấy vị trại chủ miền Lạng Sơn và Yên Bái đã có những phản ứng vô cùng quyết liệt. Họ vào kinh thành ở lỳ đòi hỏi công lý. Họ đòi những người phản bội và tư thông đầu hàng giặc phải trả giá. Đặc biệt những kẻ không đóng góp người và của cho dân tộc trong mấy cuộc kháng chiến chạy trốn và ngồi yên hưởng thái bình cũng phải trả giá.

  • Họ đòi nhà vua cho những kẻ hèn yếu không góp người góp của phải xung vào đội quân hạ đẳng chuyên phục dịch lao động kiến thiết xây dựng lại đất nước ....
  • Họ cũng đòi những kẻ đó triều đình phải truy tra và đưa cho họ để làm nô dịch.

Nhưng vì muốn thống nhất lòng người và chính sách vỗ về cũng như yên ổn nên nhà vua sau khi suy xét cũng chỉ ban chiếu thưởng thêm cho những người có công.

Lại nói xưa kia, ai cũng trọng hậu đại thờ cúng.

Nhưng trong cuộc chiến toàn dân đó có những gia đình hy sinh hết không còn ai thờ cúng.

Sự việc căng thẳng đến mức mấy vị trại chủ và mấy vị tướng lập đàn cúng tế các người chết trận và với lý do trên trần giờ bị đốt bằng chứng (những tờ biểu xin hàng, xin chức quan) ..... thì họ dùng pháp dân tộc yểm đảo và nguyền rủa những kẻ yếu hèn không vì nước vì dân khi chết xuống sẽ bị các anh hùng tử trận bắt giam và giữ làm lô nệ dưới âm ty địa phủ, bao giờ lao động trả hết tội mới thả.

Hoặc những kẻ không đóng góp công của vì quốc gia xã tắc... phải trả giá lớn bằng việc cúng các loại voi ngựa mã giấy.... cho những anh hùng và những gia đình tử trận họ mới tha thứ. (Có thể việc này muốn cho những kẻ kia sợ và cúng lễ sẽ lộ ra...)

Lúc này Đức Thượng Hoàng và Đức Thánh phải dàn xếp mãi mới dẹp yên chuyện này để họ thôi. Nhưng cũng vì chuyện này gây hoang mang cho rất nhiều người hèn yếu và những kẻ Việt gian.

Đức Thánh lại có lời xin làm đàn quốc lễ cúng vật thực và tiến mã.... hàng năm cho những anh linh binh lính anh hùng và gia đình tử trận cũng có chỉ dụ các gia đình tùy nghi cúng lễ biếu xén các loại vật phẩm và mã man cho các anh linh anh hùng vì nước vì dân đã khuất trong kháng chiến.

Từ đó năm nào trong Quân cũng tế lễ rất to vàng mã đầy đủ cho các binh lính đã hi sinh Anh dũng. Và khuyến khích các gia đình nào cúng tế các anh linh hy sinh vì dân tộc thì sẽ được các anh linh theo vào bảo trợ và âm phù.

Chính sách quân tử này vừa vỗ yên trong nước và tôn thờ trả ơn các anh hùng, cũng là để các gia đình và những kẻ tội đồ được công khai mà cúng tế tiến cống mã man chuộc tạ lại lỗi.

Tục tiến mã và nạp mã theo kiểu Nhà Trần bắt đầu có từ thời đó!

Sau khi đức Thánh và các vị tướng về trời những người đồng nhân theo tín ngưỡng nhà Trần kế thừa dòng pháp Nội Giáo Đông A Việt Ta muốn xin quân lính về thờ cúng và bảo trợ phần âm cũng theo nghi thức này mà làm để xin nhà Thánh cấp binh cấp quyền về đền về điện.
Hoặc người thường không có đồng xin tiến mã để được các anh linh anh hùng dân tộc bảo trợ...

Tục lệ và khuôn phép này đến nay đã có gần 800 năm là một trong những phép không thể Thiếu của các pháp sư.

Lại nói thêm về:

Nghi thức lễ trả mã và nạp mã lập tĩnh phủ lục nhà Trần xin quân nhà Trần

Như chúng ta đã biết: Đức Thánh được các đời vua sau sắc phong chúa tể linh Thần chủ quản Thiên Địa Thủy Bộ chư binh, quản lý toàn bộ quân lính phần âm: thiên binh, địa binh, thủy binh đều gọi là âm binh. Vậy nên xin Âm binh phải xin Nhà Trần!

Tiến nạp vàng mã nhà Trần không được quy định như bốn phủ vì không có việc gọi là nợ hay mở phủ Nhà Trần.

Người có nhân duyên và nghiệp muốn đội lệnh nhập đạo nhà Trần chỉ cần chục vàng lá, ngàn vàng thiếc đại là được.

Nếu pháp sư đã được phép lập tĩnh nhận binh quyền.. đã được chấp thuận của Thanh Đồng Đạo Trưởng nạp mã khao thỉnh tiến cúng nhà Trần để xin binh xin quyền Về tĩnh điện hoặc người thường không có đồng nhưng được gia tiên báo tiến mã xin nhà Trần và các binh lính anh linh của dân tộc bảo trợ .... Lấy âm phúc và công danh.... thì tùy điều kiện từng người chọn một trong 3 đàn lễ để tiến cúng.

Về nguyên tắc pháp sư muốn nạp mã xin binh quyền phải trải qua luyện đồng và được Thanh đồng đạo trưởng của mình cấp sắc lập tĩnh.

Những người nhà có truyền thống thờ tĩnh điện nhà Trần đã có binh tổ truyền và binh gia nô thì thôi không phải nạp muốn tiến mà nhà Trần thì tiễn không thì thôi.

Với pháp sư hay nhận quân gia nô ngoài thì 12 năm đăng bạ với cửa nhà Trần và tiễn mã đăng bạ hoặc nếu nhờ cửa thượng từ luyện quân hộ phải tiến đàn gửi binh.

Chi tiết đàn gửi binh như sau

1. Đàn tiểu sẽ dâng mã như sau

  • 1 đến 6 ngựa đỏ (1 Đức đại Vương, 4 vị Hoàng tử, 1 Đức ông phò mã)
  • 1 kiệu phượng
  • 1 long xa
  • 1 voi vàng một thuyền 1 mảng một ngựa xanh hay đen
  • 1 cơ lính 12 quân.
  • 6 cây vàng thiếc.

2. Đàn trung sẽ dâng mã như sau:

  • 12 ngựa đỏ
  • 1 kiệu rồng
  • 1 kiệu phương
  • 1 xe loạn
  • 1 voi vàng hoặc trắng
  • 1 thuyền rồng đỏ
  • 60 người lính năm phương năm mầu (1 ngựa,1 voi, 1 kiệu dâng Đức ông, 4 ngựa dâng tứ vị hoàng tử, 2 ngựa dâng Đức ông tả, hữu, 1 ngựa dâng Đức ông phò mã,xe loạn dâng cô đệ nhất thuyền rồng dâng cô đệ nhị đại Hoàng 6 ngựa lục bộ)
  • Mảng và ngựa đen dâng lính động man di
  • 3 cơ lính tam sắc và 30 xấp vải 
  • 13 cây vàng thiếc

3. Đại đàn sẽ dâng mã như sau:

Ngũ phương binh tướng (năm phương quân)

  • - Đức đại vương: dâng 1 long mã đỏ, 1 thuyền rồng đỏ, 1 kiệu vàng, 1
  • bạch tượng,
  • - Tứ vị hoàng tử: dâng 4 ngựa đỏ, 4 voi vàng, 4 thuyền rồng
  • - Đức ông phò mã dâng 1 ngựa đỏ 1 voi vàng.
  • - Đức ông Tả Yết Kiêu: dâng 1 ngựa đỏ 1 thuyền .
  • - Đức ông Hữu Dã Tượng : dâng 1 voi đen
  • - Cô đệ nhất : dâng 1 xe loan
  • - Cô đệ nhị Đại hoàng: dâng 1 phượng cát, 1 thuyền rồng, 1 voi vàng
  • - Lục bộ tướng khâm sai: dâng 6 tướng cưỡi ngựa đỏ cắm cờ năm mầu.

5 ngựa tướng tiên phong cắm cờ tam sắc (Thiên thanh - Địa bạch - Thủy hoàng)

Ba đội bình tam sắc

  • Đông phương 12 đội quân, mỗi đội 12 lính mặc áo xanh cưỡi ngựa cầm kiếm, 1 vị tướng cưỡi ngựa đứng đầu cắm cờ xanh.
  • Nam phương mầu đỏ 12 đội quân, mỗi đội 12 lính mặc áo đỏ cưỡi ngựa cầm kiếm, 1 vị tướng cưỡi ngựa đứng đầu cắm cờ đỏ.
  • Nam phương các binh đều cưỡi voi đỏ và 1 tướng đi đầu cưỡi voi đen cắm cờ đen.
  • Bắc phương mầu tím 12 đội quân, mỗi đội 12 lính mặc áo tím cưỡi ngựa cầm kiếm, 1 vị tướng cưỡi ngựa đứng đầu cắm cờ tím.
  • 1 Tướng ẩn xe hỏa và bắn pháo đi đầu là xe ngựa trên có lốt tướng cắm cờ đen.
  • Tây phương mầu trắng 12 đội quân, mỗi đội 12 lính mặc áo trắng cưỡi ngựa cầm kiếm, 1 vị tướng cưỡi ngựa đứng đầu cắm cờ trắng. Tây phương các binh đứng trên thủy xa mỗi tướng đứng trên thuyền rồng trắng cắm cờ trắng, tiền binh mỗi đội đều gồm 4 xe ngựa trên mỗi xe có 3 lính, 1 tướng ngồi trên xe.
  • Trung phương mầu vàng 12 đội quân, mỗi đội 12 lính mặc áo vàng cưỡi ngựa cầm kiếm, 1 vị tướng cưỡi ngựa đứng đầu cắm cờ vàng.
  • Và các phương đều có tiền binh mầu đỏ, hậu binh màu đen tất cả đều số lượng như trên

Ngoài ra ở trung phương còn thêm 6 đội binh (12 quân) cầm trung tiễn, 6 đội quân cầm giáo, 6 đội quân cầm kiếm, 6 đội cầm đao 6 đội cầm liêm mác 1 tướng cưỡi ngựa vàng cầm cờ vàng.Một đội 6 thuyền chiến cờ tam sắc.

  • Năm phương mỗi phương 1 đội Hậu binh các đội đều cưỡi ngựa, 1 tướng ngồi trên ngựa cắm 5 loại cờ, 5 xe lương.
  • Đội binh thượng Nùng, Tày, Mường thái mán mỗi đội gồm 6 tiểu đội đi thuyền độc mộc, 6 tiểu đội đi mảng, 6 tiểu đội cưỡi ngựa, 6 tiểu đội bộ binh,
  • 5 lốt tướng giả hổ (đầu hổ mình người) hai lốt long xà ngũ sắc.
  • 100 cờ lệnh các mầu, 3 mũ bình thiên, 1mũ Ngọc Hoàng vua cha, 1 mũ Nam Tào mầu tím, 1 mũ Bắc đẩu mầu đỏ, 1 mũ hành binh (mầu sắc tùy theo năm đó) mũ đương cảnh thành hoàng (tùy địa phương) mũ Đức Ông, Tứ vị hoàng tử, Đức Ông phò mã, lục bộ đức Thánh (tất cả đều mầu đỏ). 1 mũ thầy văn mầu đỏ, 1 mũ thầy võ mầu đỏ, 3 mũ phượng mầu đỏ, vàng dâng Vương phi và 2 cô.
  • 17 mũ quan văn, 17 mũ quan võ các mầu, 36 mũ rừng man di mán thổ bộ tướng, 36 cờ tiễn thêu rồng, 36 cờ thần để không, 8 cờ bát quái in 5 quẻ, 5 cờ ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
  • 5 cờ hỏa tiễn năm mầu theo chữ (Lệnh), 36 cờ khải hoàn thêu chữ (Thái Bình) 1 cờ thêu chữ hoàng Ân.

Ngoài ra còn thêm 100 xe lương, 100 kho lương, 100 vàng cây thiếc, 100 trâu, một trăm thuyền độc mộc, 100 xấp vải, 5 cuộn chỉ ngũ sắc, 100 dải lụa đỏ.

**************************

Trên đây là thức tiến nạp mã từ tối thiểu đến tối đa dâng nhà Trần. Lưu ý: Có thể dùng mã tranh, không nhất thiết phải là mã ngựa ... như ngày nay. 

(Sao chép, trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn và dẫn link từ website)