Cải táng hay bốc mộ là một trong những nghi thức quan trọng và thiêng liêng nhất mà người Việt Nam dành cho người thân đã khuất. Vậy khi cải táng, sang cát, bốc mộ cần chuẩn bị những gì? .. Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu
Khi bốc mộ cần chuẩn bị những gì và cần làm những gì để để công việc được diễn ra một cách êm xuôi, thuận lợi nhất. Bài viết này xin chia sẻ tới các bạn những điều cần biết khi chuẩn bị bốc mộ, sang cát cho người thân đã khuất.
Khi bốc mộ cần chuẩn bị những gì?
Năm để tiến hành cải táng, sang cát bốc mộ phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra năm bốc mộ cho người đã khuất còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Thời gian tốt nhất trong năm để tiến hành cải táng là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm.
Gia chủ nên nhờ thầy xem tuổi của vong và trưởng nam để tìm được ngày tốt bốc mộ. Sau khi đã chọn được ngày tốt để bốc mộ, gia chủ cũng phải chọn thêm giờ tốt để bốc mộ, nhưng thời gian diễn ra phải vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi không có ánh sáng mặt trời, tránh cho xương cốt gặp ánh sáng mặt trời sẽ bị đen, bị hỏng.
Trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên. Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại. Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo, mũ, ủng ), ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối. Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ), xôi, gà trống luộc nguyên con ....
Những đồ vật tâm linh cần chuẩn bị khi bốc mộ
Trước tiên, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà chúng ta chọn Tiểu và Quách bằng nhiều vật liệu khác nhau như sành, sứ, xi măng, gỗ... Các vật liệu rẻ tiền như xi măng, sành, sứ theo thời giá hiện nay chỉ khoảng trên dưới 2 triệu đồng một bộ Tiểu và Quách. Với những bộ Quách bằng gỗ Ngọc Am và Vàng tâm cùng với Tiểu bằng sành đặt tại Bát Tràng như hình bên dưới có giá hàng trăm triệu đồng.
Tham khảo thêm:
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là:
- Một cái tiểu sành
- Một cái quách đặt làm sẵn
- Một miếng vải đỏ (tốt nhất là mua thêm một tấm " Mền Quang Minh " giá khoảng 80.000 đ)
- Một vài tấm ni lông
- Giấy trang kim
- Một tấm bạt và chiếc bàn thấp để Thày làm lễ
- Vài chai rượu nặng và vài chục lít nước Vang.
- Một vài cái xô, chậu nhựa để rửa xương.
- Người ta cũng chặt sẵn một vài đoạn thân cây chuối dùng để cắm nhang.
1. Quách:
Quách thường được làm bằng các chất liệu xi măng, sành, sứ, gỗ Ngọc Am, gỗ Hoàng Đàn, gỗ Pơ mu, gỗ Vàng Tâm…. Quách làm từ chất liệu gỗ Ngọc Am là tốt nhất, nhưng nay đã không còn loại gỗ này, nếu có người nói còn thì chỉ có thể là làm giả mà thôi.
Quách gỗ Vàng Tâm có lẽ là hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt nhất bây giờ, nhờ vào đặc tính chịu được môi tường nước ẩm, không bị mối mọt côn trùng xâm hại, lại có ý nghĩa tâm linh sâu sắc như chính cái tên của loại gỗ này.
Quách bằng gỗ Vàng Tâm được bán với giá trung bình, nhưng bạn phải lựa chọn người làm uy tín, đặc biệt phải là người có đức, có tâm.
2. Tiểu:
Khi bốc mộ người ta bốc sẽ xếp xương cốt vào trong Tiểu rồi đặt vào trong Quách. Tiểu thì cũng có nhiều loại, tiểu sành, tiểu sứ, tiểu bằng gỗ… nhưng khuyên dùng loại tiểu sứ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, đặt vào bên trong Quách gỗ Vàng Tâm.
Tiểu các bạn nên chọn tiểu bằng sứ vì sứ làm từ đất, theo quan niệm Tâm Linh thì con người ta sinh ra từ đất thì chết xương cốt cũng nên đặt vào trong đất. Tiểu sứ thường có hai màu chính: màu xanh ngọc và màu vàng nâu.
3. Giấy Tráng kim
Trang kim là loại giấy có một mặt tráng kim, màu vàng, chuyên dùng khi bốc bát hương hoặc cho vào tiểu khi bốc mộ, hỏa táng.
Lớp giấy lâu ngày phân hủy hết nguyên còn lại lớp kim sẽ bọc lấy và bảo vệ xương cốt. Nên dùng loại trang kim chuyên dùng, không nên dùng loại giấy bạc bình thường sẽ không tiêu được lớp giấy.
- 4. Vải áo bọc cốt
- 5. Tiền cổ – đồng trinh
- 6. Thất bảo
- 7. Hoa cúc khô
- 8. Vải bọc tiểu
- 9. Đá Thạch Anh ngũ sắc (hoặc cát phù sa)
10. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm:
- Nêm gỗ (Vàng Tâm) để chèn cố định Tiểu trong Quách
- Nếu dùng nêm gỗ chèn rồi cho đá thạch anh thì thôi không dùng Cát Phù Sa (có nơi dùng cát vàng để hút ẩm) sỏi để chèn giữa tiểu và quách nữa
- Gấp một tấm vải (có thể dùng vải phin trắng) để kê dưới sọ cốt để cho mặt cốt hướng lên
- Quế thơm để đun nước vang dùng lau rửa tiểu quách và xương cốt. Cho quế trong 5 gói giấy vào đun, để nước sôi thêm khoảng 30 phút là lấy nước sử dụng được.
- Ngũ vị hương để cho vào nước rửa xương cốt, một gói ngũ vị có thể hòa đủ vào 200 lít nước.
Hãy chuẩn bị thật nhiều nước Vang (Còn gọi là nước ngũ vị hương - Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri - Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ).
11. Các bước thực hiện
Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ, người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ. Tùy theo giờ tốt mà bốc, nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm. Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi. Khi bốc mộ, người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước, sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài ).
- Dùng nước Vang để lau rửa sạch xương cốt và tiểu quách, dùng vải sạch thấm khô Cốt
- Xếp các đồng tiền cổ (đồng trinh) vào trong đáy tiểu
- Trải giấy trang kim kín trong logng tiểu, để lại khoảng 2-10 tờ trang kim về sau trải lên trên. Để mặt kim quay vào trong lòng tiểu.
- Dải vải áo bọc cốt vào lòng tiểu, để mở rộng ra sau đó xếp Xương Cốt thành hình lên vải áo. Có thể dùng một mảnh vải gấp lại để kê dưới xương sọ cho mặt hướng lên trên. Lưu ý phân biệt đầu và chân Tiểu, thường đầu có hình Thọ tròn còn chân có hình Thọ vuông.
- Để thất bảo và lá vàng, bạc vào cùng xương cốt, rồi gấp vải áo lại, để hở mặt của cốt (dùng cả trong trường hợp hỏa táng)
- Đóng nắp Tiểu lại, trùm tấm vải gấm đỏ lên Tiểu rồi đặt vào trong Quách. Đặt theo đúng chiều đầu và chân của Quách.
- Sử dụng các nêm gỗ đã chuẩn bị sẵn để cố định chắc chắn Tiểu trong Quách.
- Cho đá thạch anh ngũ sắc vào quanh tiểu, khe giữa tiểu và quách. Có thể bớt lại 1/3 số đá Thạch Anh để về sau cho vào trong Huyệt trước khi lấp đất.
- Có thể dùng 7 hoặc 9 tờ tiền mới mệnh giá nhỏ của niên đại đang sống dán lên nắp tiểu
- Cuối cùng cho hoa cúc khô lên trên rồi đóng nắp Quách lại.
Xem ngay:
Cách chọn đất đặt mộ
- - Đất chọn huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới là tốt nhất. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm hoặc nên cùng mầu với đất khu vực bản địa. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt "nhưng không được quá khô".
- - Kỵ nhất là huyệt đào là nơi đất tơi xốp khô quá, "không tốt cho xương" hoặc đào lên ở đáy huyệt nếu có mạch nước ngầm chảy xiết dưới huyệt "lâu dài rất dễ trôi mất tiểu mất mộ " trừ khi dòng nước đó được xác định là " tụ huyệt long thủy lộ" nếu đào có nước ít thì tốt nhưng không được chảy xiết và Màu sắc của nước trong, mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng mùi hôi hoặc mùi khó ngửi. Những huyệt ở đồng bằng thì nên có ít nước ở dưới huyệt.hoặc kỵ chôn đè lên huyệt cũ của người khác "nếu phải chôn thì chỉ chôn bên cạnh"
- - Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ đè lên mộ, hoặc các góc mộ khác trọc vào ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
- - Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
- - Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý. Huyệt tìm được những nơi được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ… thì quá tốt...său khi chọn được đất tiến hành xây cất chước khi xây cất ta cũng làm lễ và chọn ngày giờ cẩn thận.
Chuẩn bị cái TÂM THÀNH trước khi bốc mộ
Khi cải táng một ngôi mộ, nhất là những ngôi mộ Tổ và dòng họ có nhiều chi, nhánh, vấn đề đoàn kết trong các thành viên vô cùng quan trọng.
Người ta có câu:" Ma chê - Cưới trách ". Trong dòng họ có nhiều nhánh, nhiều chi, việc bàn ra, tán vào là tất yếu, song trong họ phải có người đứng đầu (thường là trưởng dòng họ) phải có khả năng đoàn kết và thống nhất được tất cả những tâm nguyện của mọi người. Việc này vô cùng khó khăn, bởi những người đang làm ăn xuôi chèo, mát mái thì không muốn động vào mộ phần sợ "động mộ ", còn những gia đình đang gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống lại muốn tu tạo lại mộ cho cuộc sống êm đẹp hơn.
Mong muốn của cả 2 phái đều có lý đúng của mình, nhưng nhiều trường hợp bắt buộc phải di dời thì sự đoàn kết, nhất trí trong dòng họ, bản thân nó đã là sự tích phúc rồi.
Việc quy tập mộ của các đời trước về nghĩa trang dòng họ, thoạt đầu ta tưởng không có gì khó khăn, khi mà chúng ta đã xây dựng được nghĩa trang hoàn chỉnh theo đúng phong thủy. Tuy nhiên lúc này mới chính là lúc mà chữ Phúc phận của dòng họ biểu hiện ra mạnh nhất. Người lĩnh xướng và chủ trì việc lập nghĩa trang phải là người có uy tín trong dòng họ mới có thể thuyết phục và tập trung sức lực, tiền bạc để thực hiện việc này. Trong rất nhiều trường hợp, vì sự thiển cận của một số thành viên trong dòng họ, sợ rằng các chi khác " ăn hết lộc " của chi nhà mình nên đưa đến những trường hợp dở khóc, dở cười.
Thật ra mọi người đều không nhớ một điều rằng: " Tiên tích Phúc - Hậu tầm Long ", nhà không có phúc thì kể cả đến cụ Tả Ao hay Cao Biền, Lưu Bá Ôn có sống dậy cũng đành chịu chết, không thể giúp gì được.
Khi táng di hài Tổ tiên, chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng, song song với việc trên, người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân, tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo. Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa Huyệt, sẽ cho kết quả trái ngược, làm tổn hại đến con cháu đời sau.
********************
Trên đây là những kiến thức được tổng hợp lại theo kinh nghiệm dân gian, theo phong tục cổ xưa, cũng có thể có những thiếu sót và không phù hợp với từng địa phương vì thế nên hỏi ý kiến thầy tâm linh phong thủy và tùy theo phong tục của từng địa phương mà làm. Tất cả những ý kiến đưa ra phải được sự thống nhất của mọi người trong gia đình, tránh mỗi người một ý mà ngây bất đồng tranh cãi, như vậy dù được sang áo mới thì người thân đã khuất cũng chẳng vui vẻ gì