04/06/2021 11:42 View: 1282

Có nên bốc mộ, sang cát, cả táng mồ mả không?

Thuật cải táng xuất phát từ việc ngày xưa bộ phận quan lại, vua chúa hoặc tầng lớp tri thức có điều kiện. Họ chôn cất tạm người thân ở một vị trí tạm nào đó, sau đó tìm huyệt tốt để táng lại người thân vào chỗ đó nhưng họ nói dối là để cho sạch sẽ. Vậy ngay nay, mọi người có nên cải táng theo các cụ xưa không? 

co nen cai tang, boc mo, sang cat khong

Từ xưa vấn đề mồ mả, tâm linh của người đã khuất đã đi sâu vào tiềm thức của người dân một số dân tộc, trong đó có người dân Việt Nam. Việc xây dựng mồ mả rất được coi trọng. Điều đó được thể hiện qua những câu thành ngữ, tục ngữ, quan niệm dân gian bao đời nay: sống vì mồ vì mả chứ ai sống vì cả bát cơm, mồ yên mả đẹp, nhất mộ - nhị phòng - tam bát tự, Có phúc có Phần,.... Vấn đề mồ mả trong phong thủy gọi là âm trạch. So với dương trạch là nhà ở, cơ quan,...

Nhưng nên hiểu thế nào cho đúng. Cơ chế tác tương tác giữa người sống và người đã mất khi chôn đúng huyệt là gì?

Trên bề mặt trái đất cũng như trên cơ thể con người có những điểm tập trung năng lượng (khí tụ) và đó là huyệt.

Long mạch là đường dẫn khí trên trái đất, cũng giống như kinh lạc dẫn khí trên cơ thể con người. Huyệt là nơi tụ lại của khí. Vậy những người đã mất được táng vào nơi huyệt tốt thì thân xác, xương thịt hấp thu được nguồn năng lượng nơi đó. theo nguyên lý "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" thì những người cùng chung huyết thống với người đã khuất sẽ hấp dẫn được nguồn năng lượng tốt đó.

Xem thêm: Sang cát bốc mộ cần chuẩn bị những gì?

Có nên cải táng không?

Thuật cải táng xuất phát từ việc ngày xưa bộ phận quan lại, vua chúa hoặc tầng lớp tri thức có điều kiện. Họ chôn cất tạm người thân ở một vị trí tạm nào đó, sau đó tìm huyệt tốt để táng lại người thân vào chỗ đó nhưng họ nói dối là để cho sạch sẽ. Thường thì để tìm được một huyệt tốt rất lâu nên mới có câu "ba năm tầm long, mười năm điểm huyệt". Dân chúng thấy rằng họ cứ cải táng xong lại phát nên làm theo. Cứ thế đời này sang đời khác rồi thành một tục lệ phổ biến cho đến ngày nay.

Nhưng đó là một sai lầm khi người ta học theo nhưng không hiểu. Hệ quả xấu là một số gia đình sau khi cải táng xong thì ban đầu gia đình đang yên ổn thì một thời gian sau bị lụi bại, người thân mất (cái này không phải nguyên nhân vong hồn gì cả mà là do trường khí bị thay đổi đột ngột).

Những lý do cần cải táng

  • 1. Người mất sau ba năm thì cải táng.
  • 2. Vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván mục nát hại đến thi hài.
  • 3. Vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
  • 4. Vì các thầy địa lý thấy chỗ mả vô cớ sụt đất, hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại mả nên cải táng.
  • 5. Những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà đó, để cầu được hưởng dư khí.

Khi nào không được cải táng

Trong khi cải táng, lại có ba điều không cải táng

  • 1. Là khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.
  • 2. Là khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết.
  • 3. Là hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa là tốt, hoặc thi hài không tan hết, phải lập tức lấp lại ngay.

Mả kết phát hoặc nở to ra, con cháu đang ăn nên làm ra thì tuyệt đối không được cải táng.

Vậy khi nào không nên cải táng? Đó là trường hợp mà dân gian gọi là một kết, mộ kết là trường hợp rất tốt, đặc điểm nhận dạng: ngôi mộ ngày càng nở to ra, cây cỏ xanh tốt, thân thể người chết không phân hủy, trong quan tài có các loài vật như rùa, rắn,... những trường hợp như thế này thì không nên cải táng. Trong nghĩa trang một dòng họ thì mộ phần cũng có phản ánh nhất định.

Bất đắc dĩ mới phải cải táng

Quay trở lại với câu hỏi, cải táng bỏ hay giữ? Để rộng đường dư luận và có thêm tư liệu cho bạn đọc tham khảo, xin được dẫn ra ở đây nhận xét của học giả Phan Kế Bính từ trăm năm trước. Trong cuốn “Việt Nam phong tục” (đăng trên Đông dương tạp chí từ số 24 đến số 49, 1913-1914), đề cập đến tục cải táng, sau khi nêu những lý do của tục lệ này (như Câu chuyện Pháp luật đã dẫn trong các số báo trước), học giả Phan Kế Bính cho biết: Trước khi hung táng thì đắp hình vuông, đến lúc cải táng thì đắp hình tròn. Nhà phú quý thì xây lăng, nhà thường thì dựng mộ chí, đợi khi tuần tiết thì đến thăm viếng.

Tục cải táng có người theo, nhưng cũng nhiều người khi hung táng, sắm sửa quan quách kỹ càng, thì không cần cải táng nữa. Tục này bởi ta cái lý tưởng tổ tiên với con cháu, huyết mạch tương quan hệ với nhau. Hễ hài cốt tổ tiên có ấm cúng thì con cháu mới mát mặt, hài cốt không yên thì con cháu cũng không yên, cho nên mới có tục ấy. Nhiều người tin địa lý quá, mời thầy địa lý phụng dưỡng hai ba tháng trong nhà để đi tìm đất. Có nhà động thấy trong nhà không yên thì lại cải táng, có khi cải táng đến năm sáu lần.

Và vị học giả từ cả trăm năm trước đã đưa ra những nhận xét hết sức tân thời và tiến bộ như thế này: “Thiết tưởng hài cốt tiền nhân, nếu có lòng kính trọng thương xót, thì chớ nên di đi dịch lại làm gì. Trừ ra những khi vạn bất đắc dĩ thì phải cải đi mà thôi, chớ không nên vì công danh phú quý là việc hy vọng chưa trông thấy mà làm đến việc thương tâm thảm mục. Vả lại sự khai mả cũng có khi quan hệ đến việc vệ sinh thì lại là việc không nên lắm. Còn như gia đình hay dở thì tại người sống một khôn một dài khác nhau, chớ có phải do tại đất đâu. Nếu có tại đất cũng không dễ mà tìm được, chẳng qua nhà nào có phúc hậu thì tự nhiên gặp hay, nhà nào bạc ác thì có khi gặp dở, cần gì phải uổng công mệt sức mà đi cầu cái việc vu vơ làm gì”.

Quá trình cải táng diễn ra như thế nào? 

Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. 

Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh. Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm. 

Khi ván Thiên được cậy ra, người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí, cũng nhiều nơi người ta dùng một cây chổi to làm bằng lá hương nhu đốt cháy và khua xung quanh quan tài để trừ Âm Khí. Sau đó mới tiến hành lấy cốt. 

Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết, người ta phải dùng  dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang. (Ngày nay thì mọi người thường có thuốc, hoặc đậy lại đem đi thiêu, hoặc lấp lại năm sau bốc chứ ít ai còn dùng dao dóc thịt) 

Sau khi nhặt hết cốt, rửa sạch, người ta trải tấm ni lông hay giấy trang kim ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. 

Bên cạnh cái sọ người ta xếp một ít giấy tiền mã xanh, là thứ tiền dùng cho người chết đi đường. Những người bốc mộ có kinh nghiệm, người đó phải biết cài 2 ống xương chân theo chiều dọc tiểu thật chắc chắn rồi mới tới 2 ống xương tay, xương sường phải xếp thành vòng cung. Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu.

Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: Sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.

Sau khi hoàn tất, người ta phủ tấm " Mền Quang Minh " lên trên và đóng nắp tiểu lại. Từ khi đóng nắp tiểu lại thì không được mở nắp ra nữa vì sợ ánh sáng lọt vào. 

Cũng cần nhớ là trong suốt quá trình chuyển tiểu tới nơi mới, cần cử một người ngồi cạnh tiểu rắc như thoi và lá tiền vàng mã để dẫn đường cho Vong biết đường mà đi về nơi mới. 

Tamlinh.org (Tổng hợp)