04/06/2021 11:42 View: 12357

Văn khấn thần linh khi sang cát, sửa mộ, dời mộ

Theo quan niệm xưa, người Việt Nam tin rằng linh hồn của người chết sẽ luẩn khuất trên dương thế cho đến khi họ được cải táng. Vậy khi bốc mộ (sang cát, cải táng), chúng ta cần khấn các quan thần linh cai quản như thế nào để mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ? 

van khan boc mo, xay sua mo

Hình ảnh minh hoạ (Nhà báo Phạm Dương Ngọc)

Bốc mộ - Hành trình về cõi vĩnh hằng

Nguồn gốc của tục bốc mộ, có lẽ xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng cha mẹ tổ tiên, mong muốn những người thân đã khuất được “sạch sẽ”. Bốc mộ - cải táng vì không nỡ để cho thân xác người thân thuộc bị ngâm lâu trong nước bẩn, bị những tấm ván mục nát của quan tài đè lên. Gia quyến đào áo quan đã chôn lên, rửa sạch xương cốt người đã khuất, đặt vào hộp sắt nhỏ hoặc tiểu sành và chôn lại ở khu đất khác.

Theo quan niệm xưa, người Việt Nam tin rằng linh hồn của người chết sẽ luẩn khuất trên dương thế cho đến khi họ được cải táng. "Linh hồn của người chết không thể tự thực hiện hành trình này mà cần sự giúp đỡ của những người còn sống", theo giáo sư nhân chủng học Shaun Malarney của đại học International Christian ở Nhật Bản.

Người thân sẽ luôn cảm thấy bất an, lấn cấn nếu như lễ bốc mộ cho người đã khuất không diễn ra suôn sẻ.

Nhiều chuyện tâm linh rất khó có thể cắt nghĩa, giải thích. Có người cho rằng: Một bệnh nhân hỏng não, sống đời sống thực vật còn chẳng tác động được gì tới người thân, huống chi là người đã chết. Ngược lại, cũng có cách nhìn nhận như sau: Những chiếc điện thoại được kết nối với nhau bởi những tần số vô hình, không ai nhìn thấy, chẳng ai nghe được nhưng nó vẫn đang tồn tại.

Những lý do cần cải táng

  • Người mất chôn cất theo cách địa táng sau ba - năm năm thì cải táng.
  • Vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván mục nát hại đến thi hài.
  • Vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
  • Vì các thầy địa lý thấy chỗ mả vô cớ sụt đất, hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại mả nên cải táng.

Văn khấn long mạch, sơn thần và thổ thần vào dịp Cải Cát

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày......tháng.....năm............................

Tín chủ (chúng) con là:............................................

Ngụ tại.................................................................

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của............... mộ phần tại..............................

Chúng con cùng tòan thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh và phù hộ cho công việc sang cát (cải táng, bốc mộ) cho vong linh...... của tòan gia chúng con được suôn sẻ, mát vẻ và như ý, tốt lành. Ủng hộ cho gia đình chúng con tất cả các công việc được hanh thông, viên mãn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

*******************************

 

Khi nào không nên tiến hành cải táng

  • 1. Là khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.
  • 2. Là khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết.
  • 3. Là hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa là tốt, hoặc thi hài không tan hết, phải lập tức lấp lại ngay. Nếu đào lên rồi, hãy tiến hành cho thi hài đi hoả táng
  • 4. Mả kết phát hoặc nở to ra giúp con cháu đang ăn nên làm ra thì tuyệt đối không được cải táng.

Bốc Mộ Cho Ông Bà, Bố Mẹ Lên Rồi Mới Bốc Mộ Cho Con Cháu Có Đúng Không?

Nhiều địa phương có tín ngưỡng là khi bố mẹ mất rồi, thì phải chờ đợi bao giờ bốc mộ cho ông bà, bố mẹ lên rồi mới bốc mộ cho con cháu như vậy có đúng không?

Việc con mình mất trước ông bà, cha mẹ đến năm bốc thì mình cứ bốc, không hề có lỗi. Ngày xưa theo Nho giáo chồng chết vợ phải thờ chồng ba năm, không được trang điểm chau chuốt, không được đi đâu, tết không được sang nhà ai, muốn tái giá thì cũng phải ba năm, hay cha mẹ chết là phải lăn đường, xoã tóc chát tro chát trấu vào mặt, ra mộ là phải nhảy xuống hố. Nhưng cái đấy chỉ được một mặt về ý nghĩa thôi. Họ làm thế là muốn tận cái đạo hiếu, nhưng nó cản trở nhiều việc trong cuộc sống. Nên thiết nghĩ việc kiêng kỵ này cũng không cần thiết.

8 điều cần chú ý trước khi bốc mộ, sang cát

  • Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới.
  • Nhờ người tinh thông, chuyên thạo công việc xem cẩn thận phần mộ xấu tốt thế nào, thi hài đã tan hết chưa.
  • Quyết định thời gian nào phù hợp nhất? Chọn ngày lành tháng tốt, hợp với công việc. Chọn ngày hoàng đạo hoặc ngày bất tương, kỵ nhất là ngày trùng tang. Bốc mộ mà gặp ngày trùng tang, con cháu sẽ lụi bại.
  • Chọn hướng tốt và xây hầm mộ, hướng mộ theo mệnh người mất, nếu an táng chung trong khuôn viên lăng mộ của dòng họ thì bên trên theo hướng chung, bên dưới có thể dùng 24 cung sơn hướng điều chỉnh.
  • Chuẩn bị trong Quan ngoài Quách theo khả năng của gia đình + 1vuông vải điều + 20 tờ trang kim + 50 lít nước Vang ( ngũ vị ) + 50 lít nước sạch + 2 lít rượu + 10 khăn mặt mới + 2 bàn chải to + 1 bàn chải đánh răng + 3 chậu to mới + 50 kg củi + bạt che gió, mưa, ánh sáng.
  • Nên làm ban đêm, mùa đông đây là thời điểm âm chi trong âm rất phù hợp công việc cải táng.
  • Tuổi Nam kỵ tam hợp, tuổi Nữ kỵ tứ hành xung tránh mặt lúc mở nắp quan tài và khi hạ huyệt.
  • Lễ xin Thần linh trước khi phá nấm, mở nắp, hạ huyệt. Sau khi xong lễ tạ chu đáo, chỗ huyệt mới và cũ đều rắc tiền vàng xuống đáy.