04/06/2021 11:34 View: 49540

Căn cô Bơ có lộc gì?

Hàn Sơn tụ khí trung linh
Có cô Bơ thoải giáng sinh phù đời
Dù ai đi ngược về xuôi 
Sông bao nhiêu nước cô thương người bấy nhiêu

Ta vẫn thường nghe về cô Bơ, cô Ba, cô Ba thác Hàn... thần tích về cô và đền thờ cô. Nhưng những người có căn cô Bơ có được lộc gì không? Và ăn lộc cô Bơ là gì? Lộc soi bói, lộc buôn bán hay lộc chữa bệnh....? 

can co bo duoc loc gi

Bậc thần nữ phong cô nhan sắc
Vẻ khuynh thành nhất mực đảm đang

Lộc cô Bơ

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung.

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn). Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá. 

Khi nói về những người được ăn lộc cô Bơ, người ta thường dựa vào thần tích về cô và những bài văn khấn, hát văn cổ xưa. Dựa theo thần tích về cô thì những người được ăn lộc cô sẽ có tài soi âm & chữa bệnh. Một số người cũng được hanh thông về buôn bán và đặc biệt ai thực sự có căn Cô thì lộc về nhan sắc cũng đều rất tốt. Dù trai hay gái thì sắc diện cũng rất đẹp & sang. 

Tuy nhiên, mỗi người mỗi nghiệp nên mỗi người cũng mỗi lộc khác nhau. Không thể khẳng định hoàn toàn những lộc cô cho là đúng tất cả với mọi người. Bạn nào có căn cô, hãy tìm hiểu thêm về cô và nhớ tu nhân tích đức thì không chỉ được hưởng lộc của cô mà lộc gia tiên thôi cũng đủ để các bạn suôn sẻ trong mọi việc.

Nghe văn cô Bơ theo lối cổ: 

Đền cô Bơ

Hình ảnh những ông Hoàng, bà Chúa được tái hiện lại trong dân gian qua hoạt động hầu đồng luôn mang đến sự hiếu kỳ, tò mò cho không chỉ “con nhang” mà còn rất nhiều người chiêm ngưỡng. Những nhân vật này được xem là hóa thân của những người có công giúp nước, giúp dân, trừ tà, sát quỷ mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tưởng nhớ công lao to lớn của họ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên nhân dân lập đền thờ để lưu danh muôn thuở, cho con cháu ngàn đời sau biết đến mà nhang khói, phụng thờ. Cô Bơ cũng vậy. 

Đền cô Bơ trải qua khá nhiều sóng gió: vào khoảng năm 1939 - 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Sau đó ít ngày, cụ đã xin giặc Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo (thực chất là dựng lại đền Cô) ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Nơi dựng đền cô lúc đó chỉ toàn lau lách.

Dưới sự quyết tâm của Cụ và bà con làng xóm, một ngôi đền 3 gian bằng tre nứa lá đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh là cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới dựng được ngôi đền gạch, lợp ngói 5 gian.

Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.

Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.

Theo cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích cô Bơ Bông như sau:

“Vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: “Ta là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả”.

Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa, vào những năm đầu khởi nghĩa, Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô được cô cứu thoát.

Đẹp hơn nụ nở hoa cười
Đẹp hơn Chức Nữ ngồi nơi cung Quảng Hàn

Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua có nói với cô rằng: “Ta có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.

Người mà Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi, cháu trai của Lê Lợi (Tướng Lê Khôi chính là một trong các hiện thân của Quan Hoàng Mười được thờ tại đền Củi ngày nay). Cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền, sau thắng lợi, vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không được thực hiện.

Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô nơi xưa chính là con gái vua Thủy tề, hiện thân lên cõi trần để giúp vua xây dựng nghiệp lớn, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền để tưởng nhớ công lao của Cô.”

Ngoài ra, còn có các dị bản khác như:

“Vào thời mới khởi nghĩa, có một lần Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc giả làm anh trai cùng tỉa ngô. Vì thế, Lê Lợi đã thoát cuộc truy đuổi. Lê Lợi rất biết ơn cô gái và có hẹn sau này chiến thắng sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau này khi kháng chiến thành công, Lê Lợi cho người về đón thì được biết cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi cho đến khi thác hóa. Cô gái còn có công lớn trong việc vận chuyển quân lương, quân lính của Lê Lợi trong suốt cuộc khởi nghĩa.”

Bên cạnh đó, để ghi tạc công đức của Cô, dân gian còn lưu truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của Cô Bơ Hàn Sơn sau khi người thác hóa:

“Vào đầu triều đại Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), thái úy Lê Thọ Vực, được giao trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, tình thế nguy cấp. Đêm đó. Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.

Theo lời, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.”

Thân thể là do vật chất nuôi dưỡng, tâm hồn cần được che chở bởi những đấng tối linh, những thần tích về cô Bơ cũng như sự linh ứng trong ngôi đền của cô sẽ là điểm tựa vững chãi cho con cháu muôn đời lui tới phụng thờ.

 

VĂN CÔ BƠ

Hiển danh là bóng cô Bơ
Vào tâu ra giọng cô xuống toàn thoải cung

Hát dọc:

Đẹp bằng Nghiêu thuấn, nữ trung
So bề tài sắc thiên cung nào tày
Lược ngà rẽ mái tóc mây
Nón kinh cô Bơ đội chân đi hài thêu hoa
Ngọt ngào má phấn môi son
Lưng ong yểu điệu vẻ còn tốt tươi
Vẻ thiên nhiên hình dung cô từng thước i i i 
Gót hài hoa càng bước càng xinh
Cô đã nên quốc sắc kinh thành
Mặt ngài mắt phượng miệng cười nở hoa i i i 
Áo trắng hoa hương trầm tuần sắc i i i 
Lược đồi mồi nhẫn ngọc luồn tay
Gương soi phấn điểm nào tày
Cổ đeo tràng hạt tai đeo hoán vàng i i i
Hát miễu:
Nhang dâng một chuyện trống điểm ba hồi
Đệ tử con tiến bản văn mời
Dâng sự tích cô Bơ, thủy tinh công chúa i i 
Tiền duyên sinh nở hạ giới tòa long cung, cô biến hóa lên về động điện trung, khi thác xuống làm con vua thủy tộc i i i i 
Ba ngàn cô tiên nữ sắm sửa đi theo hầu (2)
Người mừng vui dâng tiến trầu cau
Kẻ hầu hạ vàng năng khăn sửa túi i i
Éo le nhiều nỗi, cách đủ trăm phần người thanh tân nết cũng thanh tân, vẻ lịch sự cô càng thêm lịch sự i i i 
Nhật khoan thánh thót đàn luyện năm cung (2) sao tai nghe tiếng nhạc lạ lùng, bát ngát nhẹ như giục lòng quân tử

Chèo đò:

Chiếc thoi cô Bơ đậu bến cô Tô, nửa đêm cô nghe thấy tiếng chuông chùa Hàn Sơn nổi tiếng hò khoan, khoan khoan rô khoan...
Chân cô bước xuống thuyền
Chèo mở lái ra... Cô Bơ chèo từ....
Hàn thác cô chèo ra... Về phủ Giáp Ba....
Chèo sang đền chính.... Chèo qua Công Đồng....
Chèo về Phủ Võng.... Cho tới đền Vôi....
Tới nơi đền Lộ.... Đền Dầm, đền Sở....
Tiên linh, xá Từ.... Đại lộ đền đức ông....
Tiên cô vui chơi.... Đứng mũi thuyền rồng....
Yêu mến thanh đồng.... Lễ phật dâng hoa....
Cô lại chèo ra.... Về đền cây Quế....
Qua cửa Xích Đằng.... Về tới đền Lảnh Giang....
Bái yết quan đệ Tam.... Rồi ngược dòng sông....
Tới chùa Bồ Đề.... Rẽ qua đền Ghềnh....
Chầu đức mẫu thoải.... Lại xuống đền Chầu....
Chầu đệ tứ khâm sai... Qua đền cửa Rừng....
Đền rừng đền núi.... Qua đền cửa sông....
Yên định ái mộ.... Rồi về đền đây....
Cô mới xăm xăm.... Tới phủ tới đền....
Phủ xinh cảnh lịch.... Bốn mùa phong quang....
Thuyền rằng thuyền ai.... Lơ lửng bến Giang....
Thuyền cô Bơ thoải.... Rước sang điện này....
Tới bến cô ơi, ....Xin cô gác mái chèo bơi cô lên lễ mẫu trên đền

Cờn bắc:

Một mái chèo cô chèo về Bát Hải
Danh tiếng đồn cô Bơ thỏa mẫu yêu
Mặt tròn ba ngấn cổ kiêu i i i 
Môi son má phấn mỹ miều nết na
Sông Thác Hàn ngự chốn ngã ba i i i 
Thuyền bè xuôi ngược phải nhờ tay cô
Cô ra tay trị bệnh hành phù i i i 
Tàn nhang nước thải cô cho lại lành
Cô lên tàu xuống giọng có một mình i i i 
Không mây cưỡi gió tính tình ngao du
Chiếc thoi cô lênh đênh qua cửa thần Phù i i i 
Thuyền nan chèo quế nhật du tính tình
Danh tiếng đồn cô Bơ thoải anh linh i i i 
Mười hai cửa hành trong tay
Đền hàm sơn cô hội yến suốt đêm ngày
Có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn
Danh tiếng cô Bơ thoải khôn ngoan i i i 
Cô cứu sinh cũng lắm độ oan cũng nhiều
Cô chỉ thương chúng bệnh hiểm nghèo i i i 
Cô ban phù cấp thuốc bệnh đều tan thông
Xám hối cô cô thương lấy đồng cùng
Nỡ nào cô để cho đồng hàn vi
Dẫu rằng không thương xin cô cũng yêu vi i i i 
Cô mượn cầu Ô Thước, cô bắc cầu sông Ngân
Cô yêu ai, xa cũng như gần i i i 
Cô giận ai cách nửa bàn chân cũng lìa
Tấu tiên cô, cô thương lấy ghế cô i i i 
Nỡ nào cô vui thú cảnh non bồng động tiên
Nhớ lời mẫu gọi cô lên i i i 
Một tin tấu đối hai tin hẹn hò
Cô dạy đồng tiếng nhỏ lời to i i i 
Đêm khuya hưu hắt, tuyến thơm lạnh lùng
Cô chơi đâu xin cô hãy thương đồng i i i

Bài thứ 2, hát văn cô Bơ:

Tóc mườn mượt i a rung rinh bóng liễu i
Rẽ đường ngôi, cô thẳng chiếu i xuống trần gian
Cong cong nét liễu nằm ngang
Long lanh đôi mắt i phượng lông hương i có đôi hình i i i 
Vẻ xinh xinh i da ngà cô điểm tuyết
Má má cô hồng, hồng điểm nguyệt tô son
Thanh xuân cô đang độ trăng tròn
Trâm cài lược dắt, nét ngang có ba màu i i i 
Vin tay ngọc i a hái dâu bẻ quế
Vin vin cành hồng , lan, huệ, phù dung
Chiêm khê sực nức hương nồng
Gió nam, phấp phới cánh buồm tung bay i i i 
Thuyền hạnh phúc i a một tay bẻ lái
Vượt sông Mê cô ha ngại gian nan
Cứu dân thoát ách cơ hàn
Cô trở người qua bến lầm than i đọa đày i i i 
Cô dẫn dắt i một tay tô vẽ
Nét thần tiên mọi vẻ mọi nơi
Cô về đồng hoa nở hây hây
Cô đi ngọn cỏ cành cây thẫn thờ i i i 
Cô chấm đồng, cô hãy thương đồng
Hay còn vui thú non bồng cảnh tiên
Nhớ lời mẫu gọi cô lên i
Một tin gắn bó hai tin dặn dò
Mẫu dặn rằng điều nhỏ tiếng to i i i 
Một mái chèo i về đền Bắc Hải, danh tiếng đồn cô Bơ thỏa mẫu yêu, cô ngọt ngào má phấn cổ kiêu i i i 
Thác Hàn ngự chốn ngã bà, thuyền bè xuôi ngược phải nhờ tay cô
Cô ra tay trị bệnh hành phù i i i 
Tàn nhang nước thải cô cho lại lành
Danh tiếng đồn, cô Bơ thoải anh linh i i i 
Mười hai cửa bể quyền hành trong tay
Đền Hàm Sơn Hội Yến suốt đêm ngày i i i 
Có lệnh mẫu gọi cô về ngay sông Thác Hàn
Nửa đêm hiện giữa Thác Hàn i i i 
Tay tiên, cô nảy cung đàn nam thương
Hỡi người, cách trở viển vương i i i 
Bắc cầu Chức Nữ, Ngưu Lang đợi chờ
Thuận lòng, lá thắm đầy thơ i i i 
Kẻ trông trực tiếp, người chờ cung phi
Ba bông biến hiện đi về i i i 
Trăng thanh gió mát canh khuya bán hàng
Nào là kẻ Bắc người Nam i i i 
Cầu sao được vậy đến đền Bơ Đông
Hài cườm nón trắng tiến dâng i i i 
Tôn hương thực sự, một lòng không dám đơn sai
Biết ra tiếp lộc ban tài

Bài thứ 3, hát văn cô Bơ:

Hàm Sơn tung khí trung linh
Có cô Bơ thoải giáng sinh phù đời
Dù ai đi ngược về xuôi 
Sông bao nhiêu nước cô thương người bấy nhiêu i i i 
Dở trang tích cũ lên triều
Có cô Bơ thoải mỹ miều thanh tân
Khăng khăng lắm giữ cơ trần
Phù Lê diệt Mạc bao lần xông pha i i i 
Đền Hàm Sơn chốn ấy quê nhà
Vì đời cô bẻ lái vượt qua thác ghềnh i i i 
Chiếc thoi rẽ sóng xnh xinh
Cứu người vì nước vì tình non sông i i i
Hàm Sơn phong mục ba bông
Ấy nơi kiếm khách thoát vòng hiểm nguy i i i 
Qua cơn binh lửa bất kỳ
Ngọc chìm đáy nước, rước cô về ba bông i i i 
Hoa đào còn đợi gió đông
Ai mà hợp số khăn hồng cô trao
Ngọc lành còn đợi giá cao í i ì
Biết đâu quân tử mà trao duyên hài
Nương đâu một phút biển trời ì i i ì
Bụi tràn rũ sạch cô hóa người thần tiên
Thuyền bè xuôi ngược khắp miền ì i í ì
Nhớ ơn công đức lập đền khói hương
Lê triều truy tặng vua ban í i ì
Buôn may bán đắt, gặp người gặp duyên
AI mà bất chính đảo điên í i ì
Lắm bạc nhiều tiền cô cũng đổ ra sông
Thương ai núi ngọc non vàng ì i i 
Giận ai cô để nhỡ nhàng biển khơi
Bệnh hành tựa thể giếng khơi i i ì
Mênh mông nào biết biển trời phương nao
Dò sông sông chẳng đủ sào i i i ì
Dò biển biển rộng trời cao mấy tầng
Tỉnh ra mới biết sự lòng i i i i 
Ký về cho tới ba bông – Tháp Hàn
Thuyền rồng nón trắng tiên dâng i i i 
Khăn hồng áo thắm tiền trăm trầu trình
Hài nhân lốt trắng xinh xinh i i ì
Cứu cho lại được an lành thảnh thơi
Dù ai buôn bán đâu đâu i i ì
Mười hai tháng sáu rù nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề ì i i i 
Mười hai tháng sáu đều về đền cô
Thành phù chữa bệnh
Cô về niệm chú hành phù, phù chú chú niệm
Niệm bùa bùa linh linh thần phù
Sơn sơn bắt linh linh thần phù, huyết huyết tan
Linh thần phù ta mà tẩu tán, chóc lai lâm linh ứng thần phù

CÔ BƠ HÀ THÀNH

Bài Hát văn cô Bơ Hà Thành

Ngàn xưa lai giống tiên rồng
Trời nam sinh thánh Thăng long nhân thần
Đinh Lê truyền đến Lý Trần
Bao cơn binh cách bao lần xông pha
kinh kì nổi tiếng nhân hoa
Anh linh hiển thánh cô bơ Hạ Thành
Vốn người vào bậc nữ xinh
Dẹp quân giặc giữ liều mình sông Tô
Lòng thành vắng bóng người xưa
Ủ ê bóng liễu mặt hồ đầy vơi
Đông quan còn dấu chân người
Bích Cầu cây thị là nơi đi về
Tuy rằng hầu mẫu đêm ngày
Lòng còn nhớ cảnh nhớ nơi Long thành
Êm trời gió mát trăng thanh
Vô nam vô nữ hiện hình bốn phương
Thấy người cùng khổ cô thương
Lên xe đủng đỉnh phố phường cô chơi
Giận người bạc phúc gian tà
Cùng người sảo trá điêu toa lọc lừa
Thương ai đi võng đi dù
Giận ai cô đẻ giữa dòng chơi vơi
Canh khuya biến hiện ra người
Quạt trầm phơ phất dạo chơi kinh kì
Má hồng yếm thức yếm chi
Gọi xe đủng đỉnh trở về Kim Liên
Xuống xe cô trả buộc tiền
Rõ ràng bao trắng hoá viên rành rành
Phu xe biết phép hiển linh
Lâm râm khấn nguyện riêng mình chữ thôi

Cô cho lắm lộc nhiều tài
Tai qua nạn khỏi an khang thọ trường
Đầm sen Bát Cổ sớm chiều
Ngọc Sơn Bà Triệu lại vào Đông Thương
Tây Hồ bái yết mẫu vương
Nghi Tàm trúc bạch lại sang Ngọc Hà
Gió đưa võng thị rườm rà
Tiến chuông nà nã canh tà mai thương
Bóng người đã khuất trong sương
Có câu Sen tử tầm gương Nhị Hà
Cửa quyền voi phục bao xa
Khi chơi Miếu trắng khi ra Hàng Bành
Phố phường nức tiếng thơm danh
Cô bơ hiện hình bẻ lái chèo bơi
Tây Hồ thả chiếc thuyền thoi
Vượt sông Tô Lịch về chơi Liên Đàm
Mấy nơi có thú danh lam
Cô về trắc giáng đời đời hiển vinh.

Tamlinh.org