04/06/2021 11:35 View: 13485

Đường đi từ Hà Nội đến đền ông Hoàng Mười Nghệ An

Đền lăng ông Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ ngự tọa xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Vậy nếu xuất phát từ Hà Nội đi lễ đền ông thì đi theo đường nào sẽ tiện nhất và nhanh nhất? 

den ong hoang muoi nghe an

Mỏ Hạc Linh Từ ngự tọa xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Đền ông Hoàng Mười Nghệ An

1. Mỏ Hạc Linh Từ

Năm 2002, đền ông Hoàng Mười được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích Lịch sử, Văn hoá, có hai kỳ lễ hội lớn là Rằm tháng 3 Âm lịch (lễ hội khai điểm) và ngày Lễ hội giỗ tiệc ông Hoàng Mười (10/10 Âm lịch).

Đền ông Hoàng Mười nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2 km theo đường chim bay. Được xây dựng năm 1634 (thời hậu Lê), đến thờ các vị phúc thần như Song đồng Ngọc Nữ, thờ ông Nguyễn Duy Lạc và Nguyễn Duy Nhân (một võ tướng thời Lê, quê ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh), thờ hệ thống đạo Mẫu tứ phủ Liễu Hạnh. Ngôi chính cung Vị thần chính của ngôi đền này là ông Hoàng Mười. Hay còn gọi là quan lớn hoàng thập.

Khi nhắc đến ông Hoàng Mười, không chỉ những người theo đạo Tứ phủ mà người dân từ Bắc chí Nam ai cũng ngưỡng mộ và nhiều nơi lập đền thờ vọng Ngài. Kể cả những người miền nam trung bộ thờ mẫu thiên y a na công chúa đến ngày tiệc cũng về lăng ông để hầu tiệc ông. Tuy nhiên, đền thờ chính của Ngài thì có lẽ vẫn chưa nhiều người biết đến. Thậm chí có những vị đi hầu đồng lâu năm cũng chưa rõ điều này.
Trong một bài hát chầu văn có câu:

"Đền thờ Mỏ Hạc ngã ba Tam Kỳ".

Một bài ca dao cũng có đoạn:

Đường về xứ Nghệ nghĩa tình

Sông Lam núi Quyết địa linh bao đời

Tam Kỳ Mỏ Hạc là nơi,

Đền thờ lăng mộ đời đời khói nhang...".

Hay:

Xứ nghệ vui nhất chợ vinh

Đẹp nhất có cầu bến thủy

Tối anh linh có đền quan hoàng mười.

Theo những gì được ghi chép lại được biết, từ những câu thơ này, đi tìm ý nghĩa Mỏ Hạc linh từ hình dung Hạc là một sinh vật đẹp, người xưa thường lấy Hạc và Rùa làm biểu tượng âm dương. Nên ca dao có câu " Thương thay thân phận con rùa lên đền đội hạc, xuống chùa đội bia".

Tìm đến làng Xuân Am, trước đây gọi là Âm Công (cuối thời nhà Nguyễn thì đổi tên thành xã Yên Pháp, nay là xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) thì thấy quả là nơi có hình tượng đầu một con Hạc đẹp tuyệt vời do những con sông Mộc, sông Vĩnh tạo thành, đầu con Hạc đội Lam giang, mỏ chầu về Đồng Trụ Sơn. Đấy là nơi có đền thờ ông Hoàng Mười linh thiêng, "Mỏ Hạc Linh Từ" là tên chữ của đền, có nghĩa là ngôi đền linh thiêng toạ trên vùng đất có hình "con hạc" mà đền lại nằm ở vị trí phía "mỏ".

Xem thêm: Sự thật thú vị về Ông Hoàng Mười ?

2. Đền Củi xã Xuân Hồng Nghi Xuân Hà Tĩnh

Đền thờ Ông Hoàng Mười còn có một địa điểm khác đó là Đền Chợ Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Đền Củi  được dựng vào cuối thời Lê, cung cấm là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu, cung thờ Hoàng Mười ở ngoài, bức Đại tự trước Hạ điện cũng đề rõ “Thánh Mẫu linh từ”.

Gắn với nơi đây là truyền thuyết về nhân vật Lê Khôi — vị tướng tài có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thế kỷ 15. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và đưa ông vào phối thờ tại đền Củi”.

tiec quan hoang 10, nghe an

Cung thờ chính Quan Hoàng Mười

Về đền lăng quan hoàng Thập, nơi đây từng là nơi quan lớn đóng quân chiêu binh mái võ và là nơi quê nhà của quan Hoàng Mười sinh sống, cũng là nơi mà thân xác ông trôi về và nhân dân đã lập lên lăng mộ phụng thờ. Mặc dù trải qua chiến tranh tàn phá nhưng sau này, vì sự linh thiêng của ông mà nhân dân trong vùng đã tôn tạo và dân thập phương về đây cầu đảo.

Quan lớn Hoàng Mười hay còn gọi là Quan Hoàng Thập là một vị tướng giỏi cả văn chương lẫn võ nghệ " mười phân vẹn mười ". Ông vốn là trấn thủ đất Nghệ An và làm quan thiên bản đất phủ giày:

Trấn thủ đất nghệ an Đức Hoàng Mười

Về huyện thiên bản làm quan phủ giầy

Cùng với quan Hoàng Bơ, Hoàng Bảy thì quan lớn Hoàng Mười là một trong những vị quan nổi tiếng trong tứ phủ quan Hoàng. Cung thờ chính là Mỏ Hạc Linh Từ và được thờ cả đền Củi và đền dinh đô. Khi viết về quê hương của ông, văn cũng hát thỉnh:

Nhớ quê hương ông có dòng sông Lam, có ngọn núi Hồng

Ông Mười hỏi hỏi rằng các ghế ơi có mặn nồng ra răng.

Hay:

Đất lề quê thói Nghệ An

Miếng trầu cau đậu để kính dâng quan hoàng Mười

Chính vì công lao to lớn cũng như quyền phép của ông mà muôn dân Bắc Nam luôn nhớ đầu xuân cũng như ngày 10/10 để về đất Nghệ An xin lộc công danh, công việc. Để công được thành mà danh được toại cũng như xin ông ban tài, tiếp lộc để mở cung tài mà khai cung lộc.....

Lộ trình đi từ Hà Nội vào đền Quan Hoàng Mười: 

Đi lễ ông Hoàng từ Hà Nội có thể đi về ngay trong ngày nhưng khá là mệt. Nếu có thể nên sắp xếp đi ít nhất 2 ngày 1 đêm. Hành trình đi lễ có thể ghé cả 2 đền tại Nghệ An và Hà Tĩnh vì theo quốc lộ cách nhau không xa rất tiện đường.

Tại thành phố Vinh nằm giữa có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống rẻ và nhiệt tình.

Quanh khu vực đó bán kính 20km còn có bãi biển cửa Lò, làng Sen quê Bác, núi Quyết thăm mộ bà Hoàng thị Loan… Có thể kết hợp đi lễ và tham quan du lịch rất hợp lý.

Từ Hà Nội, nếu đi xe khách có thể đi xe từ bến xe Nước Ngầm hoặc bến xe Mỹ Đình. Bắt xe chạy thẳng về bến xe Vinh, sau đó đi đến đền khoảng 10km bằng taxi, xe ôm…

Nếu đi xe cá nhân có thể chạy thẳng cao tốc Pháp Vân đi QL 1A hoặc đi Đại Lộ Thăng Long đường mòn Hồ Chí Minh. Từ Hà Nội bằng 2 đường đều có khoàng cách tầm 300km, hiện nay chỉ mất khoảng 5h đồng hồ đi xe.

Công bố lịch tổ chức Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười và công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 2019

Năm nay, Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội đền Ông Hoàng Mười là hoạt động văn hoá tâm linh giàu tính cộng đồng, mang bản sắc văn hoá vùng dọc sông Lam. Lễ hội 2019 diễn ra trong 02 ngày 05 và 06/ 11 tức ngày 9, 10/10 năm Kỷ Hợi.

* Ngày 05/11/2019 (tức 09/10):

  • - Buổi sáng: Lễ Khai quang; Khai mạc giải thể thao và thi đấu các môn bóng chuyền, kéo co.
  • - Buổi chiều: Lễ rước, lễ yết cáo; Đua thuyền của các đơn vị trong và ngoài huyện;
  • - Buổi tối: Thả đèn hoa đăng trên sông Mộc.

* Ngày 06/11/2019 (tức 10/10):

  • - Buổi sáng: Lễ khai hội và công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; Lễ Đại tế; Chung kết bóng chuyền nam, nữ và tổng kết trao giải thể thao.
  • - Buổi tối: Lễ tạ.

* Địa điểm tổ chức: Đền Ông Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười và Công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm nay được tổ chức với các phần Lễ truyền thống trang nghiêm và các hoạt động phần Hội sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

Chúc mọi người có một chuyến đi tham quan du lịch vui vẻ thoải mái và cầu được những điều mong muốn.

Tamlinh.org