04/06/2021 11:51 View: 2793

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch

Tháng 12 âm, mọi dự định ước mơ trong năm cũng tem tém lại, bởi "đã sắp hết năm". Tháng 12 âm, người ở xa bắt đầu sắp đồ, chuẩn bị tính ngày ra bến về quê.  Vậy cúng mùng 1 đầu tháng 12 âm lịch như thế nào? Sắm lễ cúng mùng 1 tháng Chạp ra sao? Văn khấn cúng mùng 1 tháng 12 âm lịch? 

thang chap cuoi nam

Tháng Chạp là tháng mấy?

Tháng 12 - Một cái tháng ít khi được gọi đúng theo số tên gọi của nó. Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch cuối năm

Tháng cuối năm quả thật có nhiều lễ cúng nhất trong năm: cúng mùng 1, cúng Rằm (ngày 15), cúng Thượng điền (thường ngày 16), cúng tiễn ông Táo về Trời (ngày 23), cúng đón ông Táo và ông bà trở lại (ngày 30 hoặc 29 - nếu không có 30). Nhiều tổ chức hoặc nhà khá giả còn bày lễ tiệc cúng tất niên.

Ngoài ra, tháng Chạp cũng luôn có nhiều đám giỗ nhất trong năm (vì thời tiết lạnh nên có nhiều người chết, dẫn đến nhiều đám giỗ). Chính vì vậy mà tháng này chữ Nho gọi là “lạp nguyệt” 臘月, dân gian gọi theo âm Nôm là “tháng Chạp”.

Đón tháng 12 - Tháng chạp rộn ràng 

Tháng chạp là tháng rộn rã, là tháng vội vã, hối hả, là tháng vất vả mướt mồ hôi vì chạy.

Tháng chạp cũng là tháng hết chầu nhậu này tới chầu liên hoan khác.

Tháng chạp nghĩa là tháng công nhân chờ đợi lương thưởng tháng 13 để mua sắm cho con cái có cái ăn cái mặc với người.

Là tháng mua sắm sau bao nhiêu tháng dụm dành tiết kiệm. Là tháng hết vé xe lửa chính thức, chỉ còn vé chợ đen.

Tháng chạp là tháng đoàn tụ gia đình tứ xứ phương xa với những người con, người chồng, người vợ, người cha, người mẹ trở về.

Tháng 12 âm lịch ở ngoài Bắc còn được gọi là tháng "củ mật" - mà sao không là củ chuối, củ mì khi "Tháng chạp là tháng trồng khoai, tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà"? 

Té ra tháng chạp này là tháng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống gian phi, phải củ soát thật cẩn mật nếu không thằng ăn trộm nông thôn (ngày xưa) và bọn giật dọc (ngày nay) thò tay ngọc, thọc tay vàng vào đồ đạc trong nhà thì kể như là hết ăn tết!  Củ mật có nghĩa như thế chứ không phải giới nông nghiệp nước nhà khởi nghiệp bằng một loại củ ngọt ngào mật ngọt vào tháng 12. Đỏ mắt đi tìm củ mật thì giống như đi tìm lá diêu bông trong thơ của Hoàng Cầm mà thôi nhé!

cung mung 1 thang chap

SẮM LỄ CÚNG MÙNG 1 THÁNG 12 ÂM LỊCH

Từ xưa, lễ cúng mùng 1 tháng 12 âm lịch đầy đủ nhất phải có các lễ vật sau: 

  • Hương, hoa tươi, quả tươi
  • Trầu cau, nước sạch, nến. 

Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Xôi hoặc bánh, thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào…
  
Với lễ cúng mặn, gia đình nào muốn bày biện tươm tất hơn thì có thể chuản bị các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, gà luộc đại diện cho sự sung túc, giò/chả, nem rán, các món xào, món canh măng miến hoặc có thể thêm bánh chưng (hương vị đặc trưng của những ngày giápTết).
 
Lễ cúng mùng 1 tháng 12 Âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Bởi cúng mùng 1 tháng Chạp âm lịch là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hi vong. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu cầu khấn về Sức Khỏe, may mắn, bình an cho cả gia đình.  
 
Trong ngày mùng 1 tháng 12 Âm lịch, ngoài việc bày biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục của từng địa phương, một số gia đình còn làm thêm sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình. Theo các nhà sư, trong ngày mùng 1 tháng Chạp Âm lịch cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
 
Có một điều cần chú ý trong ngày cúng mùng 1 tháng Chạp Âm lịch  là không nên vay mượn người khác. Việc vay tiền vào ngày này có thể trở thành một khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến tài lộc trong năm. Gia chủ cũng cần phải giữ thân sạch sẽ khi thực hiện nghi lễ thờ cúng. Cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng và kín đáo. Tránh mặc những bộ trang hở hang như quần đùi, áo ba lỗ hoặc váy ngắn. Trong lúc làm lễ thì cần giữ tâm trạng vui vẻ, hoan hỉ. Có như vậy, mới tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh. 

VĂN KHẤN CÚNG MÙNG 1 ĐẦU THÁNG 12 ÂM LỊCH

Văn khấn thổ công và các vị thần 

Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
  • Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
  • Con kính lạy ngài tiền chủ hậu chủ tôn thần ở trên đất này
  • Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này. 

 Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
 
Ngụ tại: ………………………………
 
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
 
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Văn khấn gia tiên tiền tổ 

Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
 
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần
 
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
 
Tín chủ (chúng) con là: ……….........
 
Ngụ tại: ………………….................
 
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. 
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. 

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) 

Những kiêng kỵ không nên làm trong tháng Chạp

Tránh để nhà cửa ẩm mốc

Vào những ngày của tháng cuối năm thì phải giữ cho nhà ở được sạch sẽ, thơm ngát. Không được để nhà bị ẩm hoặc xuất hiện rêu mốc là dấu hiệu của tà khí. Để chào đón một năm mới tốt đẹp thì bạn hãy dành thời gian dọn dẹp nhà cửa. Nếu chỗ nào cần sửa chữa thì nên làm ngay. Đồ vật nào cần thay thế thì nên quăng đi. Làm như vậy sẽ giúp tránh vận xui đeo bám qua tận năm sau.

Không tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Như đã hướng dẫn cách cúng mùng 1 tháng 12 ở trên. Và đây cũng là tháng cuối cùng, những ngày cùng tháng tận của năm, chính vì thế hãy tránh gây gổ, cãi nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của bạn trong cả năm mới, dễ gặp nhiều xui xẻo. Hơn nữa, trong ngày này các Thần Phật, tổ tiên sẽ về thăm con cháu. Họ sẽ chứng kiến và nghe thấy nhiều sai phạm của chúng ta. Nếu cố tình đánh nhau, gây mâu thuẫn sẽ bị bề trên quở phạt. 

Không vay mượn, thiếu nợ

Ngày rằm tháng chạp theo quan niệm xưa chính là ngày Vọng Vong. Đây là thời điểm mà Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ gần nhau nhất. Các cụ khuyên rằng, trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, cơ thể sạch sẽ và tránh tà niệm. Hơn nữa, trong ngày này sẽ rất xui xẻo nếu bạn đi vay mượn tiền hoặc thiếu nợ người khác. Việc vay tiền sẽ trở thành khoản nợ của bạn. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến tài vận, tiền của trong suốt năm mới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp, kinh doanh, buôn bán của bạn. Mọi việc trở nên xui xẻo, làm gì cũng đổ vỡ và thua lỗ. Nếu bạn quyết định đầu tư lớn sẽ dễ bị gia bại sản.

Tránh làm vỡ bát đĩa trong nhà

Trong ngày mùng 1, rằm tháng chạp, các cụ kiêng kỵ nhất là làm vỡ bát đĩa. Đây là một điềm báo xui rủi, khiến tài vận của bạn trở nên kém may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, bát đĩa tượng trưng cho hạnh phúc gia đình. Nếu bát đĩa vỡ sẽ gây ra lục đục, gây gổ và tài lộc tiêu tan. Mặc dù, chẳng ai mong muốn cố tình làm vỡ bát đĩa trong tháng chạp. Những hãy cẩn thận hơn trong những ngày này khi nấu nướng, rửa bát đĩa nhé. 

Không nhặt tiền rơi ngoài đường

Biết rằng thấy tiền rơi dưới đất mà nhặt lên là chuyện bình thường, không sai trái. Nhưng trong mùng 1, ngày rằm tháng chạp cuối năm thì hãy tránh làm điều này. Đây là điều mà người xưa rất kiêng kỵ trong tháng chạp này. Thường tiền dưới đất là tiền cúng lễ do người ta rải xuống để tránh đi xui xẻo. Nếu như nhặt và sử dụng đồng nghĩa với việc bạn tự rước xui xẻo vào bản thân.

Tổng hợp