04/06/2021 11:44 View: 12856

Nằm niệm Phật có tội không?

Có người nói: "Nằm niệm Phật lớn tiếng sẽ bị Phật, Bồ tát quở trách. Vậy điều này có đúng không? Nằm niệm Phật có tội không? Nằm niệm Phật như nào đúng nhất & không tổn hại nguyên khí?

nam niem phat co toi khong, tu hanh

Nằm niệm Phật, nghe Kinh là không tốt? 

Trích từ Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật- Hòa Thượng Tuyên Hóa (quyển 5) khai thị thì: "Khi nghe kinh, quý vị không được nằm hoặc ngủ. Không được nằm mà đọc kinh. Tôi đã giảng cho quý vị nghe rằng, nếu làm như vậy thì đời sau sẽ bị đoạ làm thân rắn. Rắn thì luôn luôn nằm dù khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nó không đứng dậy được.

Khi đọc kinh, quý vị nên ngồi thẳng người và đạt kinh trên mặt bàn phía trước mặt mình. Nếu quý vị có một phần kính trọng, thì sẽ phát triển trí huệ một phần; Nếu quý vị có mười phần kính trọng, thì sẽ phát triển trí huệ mười phần. Nếu quý vị có một trăm, ngàn, vạn phần kính trọng, thì sẽ phát triển trí huệ trăm ngàn, vạn phần, trí huệ tăng trưởng dần theo mức độ tôn kính.

Quý vị cũng được tăng trưởng thiện căn. Kinh Kim Cang có nói rất rõ: “ Ở nơi nào có kinh nầy, tức nơi đó có Đức Phật hoặc như các vị đệ tử được tôn trọng của Đức Phật.” Nếu quý vị có tâm tôn kính, thì quý vị sẽ có được quả báo tốt lành, nếu không kính trọng thì không có được quả báo ấy. Quý vị hãy xem như chính Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang giảng pháp và ngài A-nan đang ngồi bên cạnh. Chung quanh quý vị trong hội chúng là các vị Đại Bồ-tát. Hãy tưởng tượng pháp hội đang diễn ra trên núi Diệu cao. Nếu quý vị đã có tâm kính trọng như thế này, chắc chắn sẽ đến lúc quý vị được giác ngộ." 

Tuy nhiên, với những người sức khoẻ yếu, không thể ngồi ngay ngắn mà niệm Phật, nghe Kinh được thì sẽ thế nào?

Phật không bao giờ quở trách chúng sinh chỉ vì nằm niệm Phật 

NẾU CHỈ VÌ NẰM NIỆM PHẬT MÀ PHẬT QUỞ TRÁCH QUÍ VỊ THÌ NGÀI SẼ CHẲNG LÀ PHẬT, PHẬT GÌ MÀ SANH PHIỀN NÃO ? KHÔNG CÓ ĐẠO LÝ NÀY ! CUNG KÍNH PHẬT, BỒ TÁT CHẲNG PHẢI LÀ CHẤP TRƯỚC CÁC THỨ HÌNH THỨC THẾ GIAN, NHƯNG PHẢI COI TRỌNG HÌNH THỨC NÀY, VÌ SAO ? VÌ TRÁNH NGƯỜI KHÔNG HIỂU TẠO KHẨU NGHIỆP !

Hoà thượng Tịnh Không cũng từng nói: “Thả thử nhất cú Phật hiệu, hạ thủ tối dị, vô phân nam, nữ, lão, thiếu, bất luận trí, ngu, nhàn, mang, nhân nhân năng niệm, cá cá khả hành. Danh triệu vạn đức, diệu cảm nan tư” (Vả nữa, một câu Phật hiệu này thực hiện dễ dàng nhất, chẳng phân biệt nam, nữ, già, trẻ, bất luận trí, ngu, rảnh, bận, ai cũng có thể niệm, ai cũng có thể hành. Danh chiêu vời vạn đức, cảm ứng mầu nhiệm khó thể nghĩ tưởng).

Cụ giảng những câu này nhằm khuyên dạy chúng ta

  • Một câu Phật hiệu này tu tập dễ dàng nhất; trong vô lượng pháp môn, chẳng có pháp môn nào dễ hơn được nữa
  • Một câu Phật hiệu này là pháp dễ dàng nhất. Vì thế, chẳng phân biệt nam, nữ, già, trẻ, chẳng phân biệt trí, ngu, rảnh rỗi, bận bịu, mỗi cá nhân đều có thể niệm, lúc nào, chỗ nào cũng đều có thể niệm.
  • Niệm Phật chớ nên câu thúc.

Chúng ta nằm ngủ có thể niệm Phật được chăng?

Niệm được. Nhưng nằm ngủ chớ nên niệm ra tiếng, vì sao?

Vì khi nằm, nếu niệm ra tiếng to sẽ thương tổn thân, khí. Chỉ cần [niệm thầm] cũng có công đức giống hệt như [niệm ra tiếng].

[Niệm Phật] khi nằm dường như chẳng cung kính?

Chẳng cung kính thì chẳng niệm ra tiếng! Nhưng thiếu cung kính là chuyện nhỏ, vì sao? Phật, Bồ Tát chẳng quở trách quý vị, chính quý vị nhiếp tâm mới là chuyện lớn!

Ngay cả khi quý vị lớn tiếng niệm Phật trong nhà vệ sinh mà Phật quở trách chúng ta, Ngài sẽ chẳng phải là Phật, Ngài sanh phiền não, làm sao Phật có thể sanh phiền não? Đâu có đạo lý ấy! Phật chỉ mong quý vị thành tựu, mong câu Phật hiệu này thật sự có thể khống chế phiền não của quý vị. Niệm Phật chẳng có gì khác, mà vì lẽ này! Quý vị chẳng niệm Phật, vọng niệm nổi lên, dùng câu Phật hiệu này để thay thế vọng niệm, vọng niệm chẳng còn nữa, toàn là câu Phật hiệu này. Vậy thì quý vị đã công phu thành phiến, thật sự đạt công phu thành phiến, có thể vãng sanh bất cứ lúc nào.

Trong công phu thành phiến cũng có ba bậc chín phẩm, ba phẩm thuộc bậc thượng vãng sanh tự tại, muốn đi lúc nào bèn đi lúc đó, muốn ở lại thêm mấy năm cũng chẳng trở ngại. Đấy là kỳ vọng của A Di Đà Phật, chư Phật, Bồ Tát đối với chúng ta, đó gọi là gì? Đó là cung kính thật sự! Cung kính chẳng phải các thứ chấp trước hình thức trong thế gian này; nhưng chúng ta cũng phải coi trọng hình thức, vì sao? Tránh cho người khác tạo khẩu nghiệp, chủ yếu là ở chỗ này. Kẻ mới học chẳng biết, nghĩ quý vị thiếu cung kính, bèn tạo khẩu nghiệp, họ trông thấy, khó chịu, phê bình quý vị. Kẻ ấy chẳng liễu giải Phật pháp thấu triệt. Liễu giải thấu triệt thì người ta thấy hiện tượng ấy vẫn chẳng khởi tâm, không động niệm, chớ hề có phân biệt, chấp trước. Lý và Sự chúng ta đều phải hiểu rõ ràng, minh bạch. Do vậy, nếu hiểu thì ai nấy đều có thể niệm, ai nấy đều có thể hành.

TRÍCH "TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA" tập 27
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

****************************

Khi nằm, nên niệm Phật thầm trong miệng hoặc trong tâm thức

Như vậy: 

Phật Tổ thường dạy chúng ta là niệm Phật trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Nghĩa là, niệm Phật trong tất cả thời gian và nơi chốn. Nên nằm niệm Phật cũng không có gì trở ngại. Tuy nhiên, khi nằm niệm Phật thì phật tử không nên niệm ra tiếng. Vì niệm ra tiếng, thì có lỗi. Xét sâu vào tâm, bị quả báo chủ yếu do tâm khinh lờn Pháp Bảo, chứ không phải chỉ do tư thế bên ngoài, đó là mấu chốt. Còn nếu Phật tử chỉ niệm thầm thì không sao cả. Nhưng niệm Phật trong tư thế ngồi, thì dễ được định tâm hơn và ít bị hôn trầm bằng cách nằm mà niệm. Vì nằm niệm hay dễ đi vào giấc ngủ lắm. 

Với những Phật tử sức khoẻ yếu, không ngồi niệm Phật được thì có thể linh động thay đổi trong 4 oai nghi mà niệm. Người tu Tịnh độ, muốn niệm Phật được bền lâu, phải tùy theo tinh thần, sức khỏe, và hoàn cảnh mà chúng ta nên uyển chuyển linh động cho thích hợp. Không nên quá cố chấp câu nệ vào hình thức mà làm trở ngại cho bước tiến trong việc hành trì niệm Phật của mình.

Trừ ra mỗi lúc nam nữ ân ái là HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP.

Hiếu được mấu chốt, ta sẽ mở ra nhiều cách hiểu linh hoạt khác:

Người bệnh liệt giường, không thể ngồi, họ vẫn tụng kinh niệm Phật trong tư thế đó được chứ ? Được ! Các ban hộ niệm cho người sắp lâm chung, thì người đó thường là đang nằm mà niệm Phật chứ sắp chết ngồi thế nào được.

Tâm họ đâu có khinh lờn Pháp Bảo đâu. Việc đó khác với người khỏe, có thể ngồi dậy mà không chịu ngồi, vì họ xem kinh điển cùng hạng với các loại khác. Vậy, thay vì chúng ta chỉ xét mỗi tư thế bên ngoài, hoặc chỉ xét về tâm bên trong, chúng ta cần xem xét cả hai. Vì thân và tâm vốn gắn chặt với nhau. Không thể nói "Tôi không chấp hình thức bên ngoài, chỉ coi trọng tâm bên trong, tôi thờ Phật trong tâm" rồi bừa bãi muốn làm sao thì làm. Vì rằng tâm nó sẽ thể hiện ra hình thức bên ngoài.

Phân tách ra, chúng ta sẽ có hàng loạt trường hợp khác nhau, phước và tội cũng thay đổi liển tục theo cấp độ trong lúc đọc kinh – tụng kinh, lễ bái, niệm Phật :

  • Trường hợp 1 : Đọc kinh chú để phỉ báng, công kích, tìm cách bôi nhọ, hay lèo lái gây lạc hướng - Tội đọa địa ngục, bất kể nằm hay ngồi. Trường hợp này có thể bạn thấy lạ, nhưng có đó. Một số thành phần phá hoại Phật Giáo họ thường làm vậy. Ở đây, chúng ta có thể thấy, người này dù không có nằm, mà dù ngồi ngay ngắn, đạo mạo, trang trọng vô cùng đi nữa, thì kết cục cũng là tạo ra nghiệp chướng khổng lồ cả, địa ngục khó tránh.
  • Trường hợp 2 : Xem thường. Vì họ nghĩ kinh Phật - thần chú cũng bình thường thôi, muốn làm sao cũng được. Nên họ nằm đọc, dù có thể ngồi, và cũng chả có xem lại trang phục có chỉnh tề hay không. Ở đây, ta thấy trong tâm họ, họ xem Pháp Bảo tầm thường như những món đồ khác, vậy tâm đó là xem thường Tam Bảo, sẽ có quả báo.
  • Trường hợp 3 : Tâm giữ cung kính, xong hoàn cảnh không cho phép trang nghiêm được. Ví như một gã ăn xin kính Phật, ông ta không có áo, chỉ có mỗi cái quần thôi, ông ta cởi trần ra trước tượng Phật, lạy Phật & đọc kinh chú, có được không ? Ai nói không được, cấm cản người ăn xin, coi chừng chính người ấy mới bị quả báo.

  • Trường hợp 4 : Cả thân và tâm giữ đủ chuẩn mực, ngoài trang nghiêm, và trong cung kính, vậy người này khi tụng niệm , sẽ có phước lớn hơn.
  • Trường hợp 5: Một số người đẩy sự cung kính bên trong lên tột độ. Ví dụ cùng là lên chùa lễ bái tụng kinh như những người khác, so về hình thức bên ngoài không ai phát hiện sự khác biệt gì, nhưng bên trong người này tôn kinh Tam Bảo đến mức bật khóc khi nghĩ đến Phật, nhìn tượng Phật mà như thấy Đức Phật thật, hoặc vì Tam Bảo sẵn sàng bỏ mạng không tiếc. Việc này là bí mật chỉ người đó với Phật biết thôi, người ngoài không hiểu được. Xong cần phải biết, mỗi cái lạy Phật của người này, mỗi câu tụng niệm của người này, công đức khủng khiếp vô vàn chứ không thể đánh đồng với những người khác, dù bên ngoài nhìn giống nhau.
  • Trường hợp 6: Ngược lại với kiểu người trên, là một số người dù tâm tôn kính bên trong tương đối hời hợt, xong vì Nghi lễ hoàn cảnh sao đó, họ đẩy mạnh mức độ cầu kì bên ngoài. Với họ, phải giữ khuôn phép như thế này, trang phục phải chỉnh tề thế kia, lạy phải tư thế như thế này, tụng niệm phải ngân nga theo lối như thế kia, chuông mõ pháp khí không được thiếu ... nhiều lắm. Xét trên nhân quả, người này chắc chắn có phước, khá nhiều. Vì họ phải trải qua nhiều thủ tục như vậy mà vẫn duy trì được, bất kể bên trong mức thành kính nhiều ít như thế nào cũng là rất cố gắng. Không ai dám nói họ làm vậy là sai, họ phải có phước báo, có công đức. Tuy nhiên, có nhiều bằng so với người đẩy mạnh tâm thành kính bên trong lên tột độ hay không ? Thì không, chắc chắn không thể bằng! Tâm bên trong quan trọng hơn nhiều, nên công đức lớn hơn rất nhiều, người quan trọng vẻ ngoài không có so kịp được. Ngoài ra, việc trọng hình thức có thể - và thường gây ra một hệ lụy cho những người khác. Đó là khiến những người chưa hiểu nhiều Phật Pháp bị một hàng rào ngăn cản. Mỗi khi định tu tập lại hoang mang, không biết mình làm như thế này có bị tội gì không nhỉ ? Không ai giải đáp thỏa đáng cho, thế là họ quyết định bỏ tu cho nó lành. Thế thì, đây chính là điểm nguy hại chết người của việc trọng hình thức, rồi đem áp đặt bắt tất cả phải theo, gây khó dễ khiến người ta nản mà rút lui. Cái việc bỏ tu mới thực sự là thảm họa, cho cả người bỏ tu lần người gây áp lực khiến người khác e ngại mà bỏ tu.
  • Trường hợp 7 : cả tâm cung kính bên trong, lẫn hình thức lễ nghi bên ngoài đều đẩy lên tột cùng. Bên trong thì tha thiết tôn thờ Phật, sẵn sàng vì Phật Pháp bỏ mạng không từ nan, bên ngoài thì mỗi khi lên chùa hay lên phòng thờ Phật đều chuẩn bị chu toàn, hương hoa đèn nến cúng dường trang nghiêm, tắm gội sạch sẽ, y phục chuẩn mực nhất có thể, lễ bái cũng kính hết sức. (Đặc biệt một số tông môn như Mật Tông còn quy định đối với hành giả trong một số trường hợp đặc biệt cần chuân bị nghi lễ rất cầu kì không phải ai cũng đáp ứng nổi)

 

Tổng hợp