04/06/2021 11:33 View: 9235

Có nên đọc chú đại bi, lăng nghiêm, địa tạng, dược sư... tại nhà?

Có nên tụng chú Đại bi, chú Lăng nghiêm, kinh Địa tạng, kinh Dược sư... tại nhà? Những bộ kinh điển của Phật Giáo này có thực sự màu nhiệm như ta vẫn tưởng. Chỉ cần ăn chay niệm Phật là nghiệp chướng tiêu trừ? Chỉ tụng kinh tại nhà, ăn chay và không cần làm gì khác liệu có thực sự tốt?  

cau xin, cau nguyen, doc kinh tri chu

Những người niệm các bài chú, kinh Phật thường ở trong 2 trường hợp:

1) Trường hợp thứ nhất là niệm theo phong trào

Đa phần những bạn trong nhóm này đều không hiểu mục đích niệm chú và ý nghĩa của các bài chú này là gì, thấy mọi người niệm thì cũng niệm theo. Việc này cũng tương tự như bạn đi trên một con đường, nhưng không biết mình đi trên con đường này để làm gì, con đường này sẽ dẫn tới đâu. Nếu bạn nào đang ở trường hợp này, tốt nhất hãy dừng lại quan sát, tìm hiểu kĩ. 

2) Trường hợp thứ 2 là những bạn niệm chú có mục đích. 

Xin phép phân tích tiếp mục đích của người niệm chú trong trường hợp này:

a. Niệm chú, niệm Kinh Phật để cầu thành Phật, cầu vãng sanh về cõi Phật: 

Những người nằm trong nhóm này thường niệm các bài chú với tâm cầu để thành Phật hay niệm để được vãng sanh về cõi Phật, tương tự như những người ban hộ niệm hộ niệm cho người mới mất hoặc sắp mất. Tuy nhiên, đa phần mọi người trong nhóm này chỉ niệm mà không hiểu Phật là gì. Các vị Phật ấy, tại sao họ lại thành Phật được? 

Ngài Thích Ca và các vị Phật khác, họ thành Phật là vì các vị ấy mang chân lý nhân quả và chân lý giác ngộ đi cứu độ, phổ độ, hóa độ chúng sinh. Để tất cả cùng rời xa nghiệp lực, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Các vị ấy không hề niệm đến danh hiệu của ai để cầu mong mình thành Phật.  

Về việc niệm Phật để thành Phật hay vãng sanh về cõi Phật, mọi người thử hỏi các vị tỷ phú: Nếu tôi niệm tên ngài thì tôi sẽ trở thành tỷ phú như ngài chứ? Vị tỉ phú ấy trả lời ra sao thì các vị Phật cũng sẽ trả lời mọi người trong nhóm này như vậy.

Mục đích nữa là niệm các bài chú để được công đức vô lượng, việc này cũng chẳng khác gì ngồi đó kêu gào tên các vị tỉ phú để có tiền tấn, tiền tỉ rơi vào đầu. Đọc đến đây chắc các bạn cũng sẽ tự nhận ra, điều này hoàn toàn vô lý.

b. Niệm các bài chú, kinh Phật để tiêu trừ nghiệp lực, để cầu xin đủ thứ.

Từ cầu xin sức khỏe, cầu tiền tài, địa vị, cầu bình an, cầu thăng quan tiến chức.... 

Nếu ai đã tụng kinh niệm Phật, sẽ thấy trong Kinh Phật nhắc rất nhiều đến luật Nhân - Quả, đến các ác nghiệp mà con người gây ra và phải gánh hậu quả như thế nào.... Vậy thì mục đích tụng kinh này lại đi ngược hoàn toàn với luật nhân quả, đi ngược lại quy luật tự nhiên. 

Luật nhân quả nói rất rõ về việc tạo nghiệp thì phải chịu quả báo, hành thiện thì hưởng phước báo. Vì vậy, trong Kinh Phật các ngài đã dạy, muốn hóa giải nghiệp lực thì phải hành thiện chứ không phải niệm vài bài chú để hóa giải. 

Hành động gieo duyên có chấp ngã dẫn đến hành động tạo nghiệp gây khổ đau cho chúng sinh khác thì không thể chỉ cần ngồi đó niệm vài bài chú là hóa giải hết hoàn toàn. Không vị Phật nào khuyên chúng sinh điều này. Bởi việc đó khác gì khuyến khích con người cứ tạo nghiệp, tạo nghiệp xong niệm chú lại hóa giải hết.

Hãy tụng kinh, niệm Phật để hiểu và hành thiện, tích đức hàng ngày

Nhiều người cho rằng:

  • Nếu niệm chú, tụng kinh mà cầu được sức khỏe thì không cần các trường đào tạo bác sĩ, nghiên cứu các loại thuốc, mở bệnh viện để chữa bệnh.
  • Niệm chú mà được no đủ, công danh, tài lộc thì cứ ở nhà chơi cần gì phải đi làm vất vả, cứ hết cái ăn lại niệm chú…

Tuy nhiên, trên thực tế thì trong cõi vô hình, trong tâm linh có rất nhiều điều kỳ diệu, nhiệm màu mà không ai có thể lý giải hết. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn lợi ích của việc tụng kinh niệm Phật hay trì chú hàng ngày như cách lý giải ở trên. Tuy nhiên, nếu chỉ ra rả đọc Kinh, niệm chú hàng ngày mà không hiểu, không vận dụng những chỉ dạy của đức Phật vào cuộc sống, vào đối nhân xử thế, vào kinh doanh buôn bán thiện lương... thì chúng ta không khác gì một cái đài FM chạy bằng cơm. 

Bởi kinh điển giúp rất nhiều người giác ngộ, biết sống thiện, hiểu nhân quả, làm lành lánh dữ, không tham - sân -si, không hơn thua, thị phi, nhân ngã, không hại người hại vật v.v Họ sống an lạc, yêu đời, không phiền não, yêu thương mọi người và tất cả chúng sanh và còn nhiều triết lí nữa ...Biết vận dụng lời dạy của Phật vào thực tế hàng ngày mới là lợi ích lớn nhất của việc tụng kinh trì chú. 

Điều cần nhất là hiếu thuận và hành thiện. 

Tụng kinh niệm chú không sai, nhưng đừng đặt tâm cầu quá lớn trong đó khi bản thân người cầu cúng, đọc kinh không biết hành thiện tích đức, không sống ngay thẳng, không hiếu thuận. Nếu ai đặt tâm cầu quá lớn, trái với luật nhân quả vận hành thì trong người và nơi họ sống sẽ tiếp dẫn đến năng lượng xấu màu đen đỏ của tinh tà ngã quỷ, nên người niệm chú hay lập các đàn lễ đó rất dễ chấp ngã, sân, hận. Lúc này họ không hề biết mình rơi vào tâm cầu thành tâm tham mất rồi, ngồi 1 chỗ mà cầu được là điều phi lý.

Trong tất cả cái cầu thì cầu bình an là cầu tham lam nhất. Bởi cầu bình an tức là cầu hóa giải mọi nghiệp lực đã tạo ra, các vị Phật không hề dạy cầu để hóa giải mọi nghiệp lực để bình an. Bản chất tất cả bình an hay công danh hay tài lộc hay vận hạn không cần phải cầu. Vì tất cả là duyên nghiệp trong nhiều đời, muốn cải tạo hay tốt hơn thì phải dời nghiệp hành thiện.

Hồi hướng công đức cho gia tiên

Các bạn hoàn toàn có thể tụng kinh, trì chú hàng ngày để hiểu hơn về luật nhân - quả, để tâm thư thái và thấm nhuần lời Phật dạy. Nhưng nếu chỉ tụng kinh để hồi hướng công đức cho gia tiên thì chưa đủ. 

Việc hồi hướng công đức cho gia tiên không chỉ ở việc tụng kinh. Gia tiên cũng sống bằng năng lượng, khi con cháu tạo phúc sẽ sinh dòng năng lượng tốt, gia tiên hưởng tốt, còn con cháu tạo nghiệp, gia tiên cộng nghiệp.

Đặc biệt khi đi oto thì tốt nhất đừng mở kinh chú gì cả, dễ dẫn tâm thần mất tập trung. Nên mở một loại nhạc vừa phải cho tỉnh táo 

Tu là tu trí tuệ, trí tuệ sẽ điều khiển thân tướng.

Đọc kinh, niệm chú để cầu tiền tài, địa vị là sai. Quả thật những người đi chùa lâu, đặc biệt các vị Phật tử hiểu biết giáo lí thì đa số không có ai niệm chú, hay đọc kinh để cầu tiền tài và danh vọng địa vị. Chỉ có một số người bình thường không hiểu Phật pháp nên mới cầu mấy những thứ này. 

Người tu hành chân chính là không vì lợi ích bản thân, lan tỏa giáo lý, hành thiện tạo phúc, luôn cho đi, luôn sinh khởi dòng suy nghĩ tích cực vì bắt đầu từ dòng suy nghĩ và kết thúc bằng hành động. 

Rất nhiều ngôi chùa hiện nay làm được điều này. Các vị trụ trì chùa đã giữ lại những cái tốt và gạt đi cái xấu. Cái xấu là gì? Là cầu cúng, mất tiền trong lễ nghi linh đình như giải hạn, gửi vong, trấn yểm. Còn cái tốt là giảng giáo lý nhân quả, hành thiện giúp người nghèo, giúp trẻ mồ côi không vụ lợi ... Hãy tin vào nhân - quả, tin vào kinh Phật và cũng hãy vào chùa, có bao nhiêu chùa đang làm việc tốt trên khắp đất nước này.

Tamlinh.org

Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn