Ngày hôm sau trời vẫn âm u và mưa phùn, bác Hà sai người đi thông báo với các nhóm trưởng:
- Hôm nay tạm nghỉ 1 ngày, không lên đất Thánh bốc mộ.
Nghe đâu hôm qua bác Hà đã xuống xã báo tin về ngôi mộ kỳ lạ, sáng nay sẽ có đoàn cán bộ văn hóa huyện xuống, có cả cán bộ tỉnh hay sao ấy.
Một đoàn hùng hậu tiến về đất Thánh, họ không cho dân làng theo vào xem.
Những ngày mưa phùn gió bấc thế này, đám trẻ tụi tôi cũng được đặc cách cho nghỉ ngơi. Chỉ cần ôm vài ôm rơm rạ dự trữ ra, thảy cho trâu, bò ăn rồi có thể tung tăng tụ họp với đám bạn. Đang tính chạy tót sang nhà con Hiền rủ nó đi chơi thì tôi bị mẹ gọi giựt lại:
- Đi đâu đấy?! Chạy qua nhà ông lang xem có chuyện gì không, chiều hôm qua ông nhắn mẹ bảo mày qua đấy!
Ông lang không phải là cái tên, mà là chỉ 1 cái nghề! Ông làm thày lang. Tuy cùng làng nhưng khối người còn chả biết tên thật của ông, toàn gọi cái tên chung là: Ông lang. Ông lang gọi tôi qua thì chả còn việc gì khác ngoài chuyện chép sách dùm. Năm nay ông cũng già lắm rồi, râu tóc ông cũng đã bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn còn tinh anh và ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Lúc trước ông làm quân y, phục vụ trong quân ngũ. Trong nhà ông vẫn còn treo lủng lẳng huân, huy chương, bằng khen các kiểu.
Ông không phải quê gốc tại đây, vợ cả và các con của bà lớn vẫn sống ở làng bên, ông ở đây với bà hai. Bà 2 cũng sinh dc 4-5 người con. Ông vẫn đi về 2 nơi và cả 2 bà cũng sống rất hòa thuận, chưa bao giờ xảy ra cãi cọ hay mâu thuẫn. Nghe đâu ngày xưa chính bà cả mang trầu cau qua hỏi cưới bà 2 cho chồng mình.
Ngày bé tôi hay mon men qua nhà ông lang chơi, chả phải vì yêu quý hay có gì thú vị mà vì qua nhà ông hay có đồ ăn vặt. Bà hay đi lễ đình, lễ phủ, mang về nào là oản, hoa quả, xôi, thịt... con cháu bà lại không sống cùng nên tôi được ăn ké.
Tôi chỉ ăn oản và hoa quả, riêng xôi, thịt... có đói tôi cũng không ăn!
Chả hiểu sao khi ăn mấy món đó vào tôi cứ thấy nó lành lạnh, nhạt nhạt, sao ấy! Lúc ấy tôi còn cho rằng xôi thịt bị các Thánh hút hết chất rồi nên ăn không còn ngon nữa.
Trong sân nhà ông lang phơi đầy thảo dược, các vị thuốc. Tôi thích ngửi mấy cái mùi thảo dược, mấy vị thuốc ông lang phơi ngoài sân. Nó ngai ngái mà làm cho tinh thần thoải mái 1 cách lạ kỳ. Lâu lâu tôi hay bốc trộm mấy cái rễ nhân sâm cho vào miệng nhằn nhằn sẽ có vị ngọt ngọt, nhăng nhẳng đắng, hay ông bốc cho tôi mấy quả táo tàu đen xì, quắt queo. Có lần, lúc sang chơi tôi thấy ông đang ngồi cặm cụi ghi chép cái gì đó, ông chép rất chậm, mãi mà không xong 1 dòng.
Tôi thấy khá ngứa mắt nên bảo: Ông đọc đi, cháu chép cho nhanh.
Ông nhìn tôi chép 1 đoạn rồi bảo: Chữ cháu đẹp đấy! To, rõ ràng dễ nhìn lắm. Vậy là từ đấy nhiệm vụ chép sách thuộc về tôi. Ông nhìn sách chữ nho, rồi đọc thành tiếng việt cho tôi chép. Ông hay ca cẩm nghề của ông chắc bị mai một mất thôi. Con cháu đứa nào cũng hờ hững chẳng mặn mà với nghề của cha, của ông mình.
Ông rất giỏi, lại có tâm, chữa bệnh ai trả bao nhiêu thì trả, khó khăn quá ông còn cho luôn không lấy tiền thuốc.
Trong nhà ông có 1 kệ sách đồ sộ, đủ thứ từ sách thuốc, sách chiêm tinh, sách tử vi.. đại đa số là tiếng nho,1 ít là song ngữ, một ít là bản dịch.
Ông có tài xem sao đoán thời tiết, mùa màng hay bấm độn đoán hung, đoán cát.
Có lần ông bảo tôi, ngồi im ông xem tướng cho. Ông nhìn tôi 1 lượt rồi bắt tôi xòe tay ra cho ông coi chỉ tay. Xem xong ông không nói gì, chỉ bảo với tôi là:
Cố gắng con nhé! Sẽ có vất vả khổ cực bước đầu nhưng rồi mọi chuyện sẽ tốt cả. Con có tướng phú quý, có hoạn nạn cũng sẽ có quý nhân trợ giúp đấy!.
Nhớ 1 năm ông bảo tôi rằng: Về nói với mẹ, năm nay trữ nhiều lúa gạo nhé! Hôm qua ông xem sao trời thấy năm nay mùa màng thất bát lắm! Chắc cháo còn không có mà ăn đâu! Năm đấy trong vùng có dịch đạo ôn, dịch châu chấu. Cả 1 sào ruộng không biết được vài chục kg thóc không. Dân tình lao đao vì đói, vì khát, nhiều nhà phải đi đào củ chuối về luộc ăn thay cơm, hay rủ nhau lên rừng đào củ mài về lót dạ.
Có lần Ông lại bảo: Về nhà nói mẹ chèo chống thật kỹ cửa nhà, lúa gạo nhớ dự trữ. Năm nay lại khối người chết trôi, sống lang thang không nhà không cửa đấy!... Năm đấy mưa gió tầm tã, lúa ngoài đồng còn chưa kịp thu đã bị ngâm nước cho mộng trắng xóa. Một trận bão, một trận lũ cuốn phăng hết 1 góc làng. Nhiều gia đình mất người thân, đến cả xác cũng không tìm thấy. Tang tóc bao trùm cả 1 vùng quê nghèo.
............
Ngồi chép được 1 lúc tôi bảo: Cháu mỏi tay lắm rồi ý, hay là nghỉ rồi mai chép nữa nha ông!
Ông bảo: Ừ! thôi nghỉ cũng được. Xuống bếp lấy chuối mà ăn, bà mới chặt ngoài vườn hôm qua đấy! chín bói được mấy quả rồi.
Mới cắn được miếng chuối còn chưa kịp nhai thì bỗng 1 bóng đen bay vụt qua đầu tôi rồi la lên quác, quác .. quác thất thanh ! Làm tôi giật nảy mình nuốt chửng luôn miếng chuối. Tôi bị nghẹn đỏ bừng cả mặt, lao vội về phía bể nước tu ực ực 1 hơi dài mới nuốt trôi miếng chuối, nước mắt, nước mũi cũng trào cả ra. Ông chậc miệng:
Chết, chết! Ban ngày, ban mặt mà quạ kêu thất thanh thì có điềm không lành rồi.
Ông chụm tay nhắm mắt bấm độn 1 hồi rồi thở dài.... làng ta có họa rồi.... họa sát thân đấy! Không phải họa đơn đâu, mà là họa kép đấy! Cầu mong ông trời giơ cao đánh khẽ. Cầu mong dân làng sớm thoát khỏi cảnh tai ương...
Buổi chiều cơm nước xong xuôi, chờ chuông nhà thờ vang lên sẽ vào nhà thờ cầu nguyện. Rồi thường ai cũng về nhà nấy! Cái cảnh mưa gió rét buốt, chả ai muốn ra khỏi nhà.
Ở nhà, tôi tranh thủ ngồi nấu cám lợn cho buổi sáng mai, gia đình ngồi quây tròn quanh bếp lửa nói chuyện phiếm. Chúng tôi cũng ghé sách vào học nhẩm bài thuộc lòng, vừa tiết kiệm dầu đốt lại vừa ấm áp. Đang kể chuyện cái bờ ruộng nhà tôi bị chuột đào hang làm thất thoát nước, mẹ tôi bỗng ngừng lại rồi quay qua nói với bố tôi:
- Ông có nghe thấy gì không?
- Có nghe gì đâu, nghe mỗi tiếng là mưa rơi xuống mấy tàu là chuối lộp độp thôi!
- Không phải, ttôi nghe như tiếng quạ kêu ấy!
Bố tôi bảo, chắc bà nghe nhầm rồi, có tiếng gì đâu!
Mẹ cũng không nói thêm gì, mẹ lại hỏi bố chuyện bố, có tính chuyển mộ cụ cố nhà tôi về không? Vì khu mộ gia đình tôi nằm tút trên cao, sát với sườn đồi không thuộc vào diện phải giải tỏa. Muốn bốc, muốn chuyển gia đình tự làm, không được chính quyền hỗ trợ gì!.
Bố còn đang trầm ngâm thì bỗng nghe tiếng quạ kêu lên quang quác. Không phải là 1 tiếng, mà là 1 tràng những tiếng kêu quang quác đinh tai nhức óc! Cả nhà cũng dỏng tai lên mà nghe!
Tiếng kêu ấy dường như càng ngày càng to, càng ngày càng nhiều....Bố tôi chạy vội ra ngoài, tôi cũng đứng bật dậy chạy theo. Đập vào mắt tôi là cảnh tượng kinh dị tôi chưa từng thấy trong đời!
Trên cây xoan, cây bạch đàn lố nhố đàn quạ đen thui, đậu dầy đặc.
Chúng tranh giành chỗ đậu, đang mổ nhau kêu quang quác. Đó không phải là tất cả, quanh cây còn lố nhố vài con đang bay lượn lòng vòng. Quạ đựơc coi là điềm xui, điềm rủi, hễ quạ kêu là sẽ có người chết. Dân làng mà thấy quạ sẽ lôi nồi niêu xoong chảo ra gõ, xua đuổi nó đi.
Thường cũng chỉ thấy 1 -2 con, chưa bao giờ mà thấy nhiều quạ như lúc này!!! Bố tôi vội la lên:
Đi vào trong nhà hết, nhanh lên! Mẹ mày đóng cửa chuồng trâu, chuồng lợn cho kỹ vào, tắt bếp đi rồi lên nhà trên gài đóng tất cả cửa sổ lại. NHANH LÊN
Rồi ông lôi cái chậu nhôm ra gõ thùng thùng vào cái đáy, tiếng beng beng vang lên dồn dập, lúc này trong làng cũng râm ran tiếng gõ, tiếng khua. Tiếng gõ chát chúa vang lên ngày một nhiều, mỗi lúc 1 lớn thêm. Đám quạ cũng hoảng loạn vỗ cánh bay toán loạn, tiếng kêu quang quác càng thất thanh, rùng rợn hơn.
Một lát sau mới thấy bố đi vào trong nhà! Ông chặc lưỡi rồi bảo: Chả biết có chuyện gì mà quạ tụ tập về làng đông thế! Ông bảo, đêm nay mẹ mày qua ngủ với mấy đứa nhỏ đi!
Một đêm trôi qua bình yên.
Hôm sau trời đã tạnh hẳn, mọi người lại quay trở lại với sinh hoạt thường ngày. Người lớn lên đất Thánh, đám trẻ tụi tôi vẫn chăn trâu, chăn bò, ông bà già ở nhà cơm nước, quét dọn. Đám quạ tối qua cũng đã biến mất 1 cách khó hiểu, nếu không còn vương lại mất sợi lông đen tuyền dưới rặng cây thì chắc ai cũng nghĩ chuyện tối qua chỉ là 1 giấc mơ.
Đang hào hứng chơi đánh trận giả, bên tôi sắp đại thắng thì thằng Bảy lại la lên:
- Ê chúng mày ơi! Nhìn kìa, ngoài đường cái có gì mà người ta xúm nhau vào đông thế!
Tôi điên tiết lên mắng nó 1 trận:
- Sắp thua tính chạy làng hả?
Nó vội vàng thanh minh: Tao nói thật đấy! mày nhìn mà xem!
Đúng là ngoài đường cái đang lố nhố từng nhóm người tất tả, cõng, khiêng cái gì về chạy về làng. Tôi vội vàng giao nhiệm vụ cho mấy đứa nhỏ trông coi trâu bò cẩn thận, lát lùa về nhà dùm tôi luôn. Sau đó, tôi ba chân bốn cẳng chạy vội ra đường cái, đuổi theo nhóm người.
Đuổi kịp, thấy bác Hùng đang cõng anh Hào trên lưng! Máu ở chân anh đã thấm đẫm miếng vải băng bó. Máu đang nhỏ tong tong xuống đường, kéo dài thành 1 đường loằng ngoằng! Mấy bác gái thì lại túm lại khiêng cô Quy đang nằm bất động, hơi thở mong manh yếu ớt.
Tiếng la tiếng thúc giục cứ dồn dập vang lên, có bác thì lại thở dài thườn thượt rồi lẩm bẩm: Hôm nay làm sao thế hả trời, người thì bị thương, người thì lại ngất lịm ra như này !
Mới tầm hơn 4h chiều mà trời đã tối sụp xuống 1 cách kỳ quái.
Kết thúc buổi cầu nguyện chiều, vừa từ nhà thờ bước ra ngoài thì đoàn người bỗng đứng khựng lại. Không ai nói với ai câu nào, tất cả đều đứng chết trân tại chỗ. Trước mắt là cảnh tượng không thể quỷ dị hơn. Có người mặt cắt không còn giọt máu ! Miệng còn há hốc ra chưa kịp khép lại !
Quạ ... cơ man nào là quạ ! Nó đậu, nó bay, nó cứ nhìn trừng trừng vô đoàn người như muốn xông vào ăn tươi nuốt sống. Nhưng khác với hôm qua ! Hôm nay tuyệt nhiên không có 1 tiếng kêu, 1 tiếng hót nào ! Chúng chỉ im lặng rồi nhìn lom lom vậy thôi ! Thảo nào mà không một ai phát hiện ra điều bất thường như thế!
Ôi chúa ơi ! Ai đó thất thanh kêu lên ! Rồi đoàn người hô hào nhau bỏ chạy ! Mấy đứa trẻ sợ quá còn gào khóc nức nở. Ai về nhà nấy ! Chả ai bảo ai đều cửa đóng then cài cẩn thận.
Nửa đêm bắt đầu có tiếng chó sủa râm ran. Từ đầu này chuyển qua đầu kia của làng ! Chó cứ hú những tràng dài, rồi lại sủa cộc lốc đúng 3 tiếng: Gâu. Gâu . Gâu ! Lần nào cũng vậy ! Không thừa không thiếu ! Đúng 3 tiếng. Bầu không khí trong làng bỗng chùng hẳn xuống, đậm mùi chết chóc !
Aaaaaa! Có quỷ, có quỷ ! Cứu tôi ! Cứu tôi !!!!
Tiếng bà Ngoan la lên thất thanh, phá tan màn đêm yên tĩnh của buổi sáng sớm ! Mọi người nghe tiếng la cũng hoảng hốt chạy sang xem nhà bà Ngoan có chuyện gì. Cảnh tượng ghê rợn như phim kinh dị bày ra trước mắt ! Có người chịu không được ôm mặt nôn thốc nôn tháo !
Con bê nằm chết thảm trong đống máu thịt nhầy nhụa ! Bụng bị mở toang ra nhưng ruột gan phèo phổi gì đều đã biến mất, tuyệt nhiên không sót lại 1 chút gì. Mặt mũi bị cào, bị rỉa nham nhở. Kinh sợ nhất là 2 con mắt đã bị khoét, chỉ còn lại 2 cái hốc đỏ lòm trống rỗng.
A...
A...
A...
Những tiếng la thất thanh mỗi lúc một nhiều, chưa bao giờ làng tôi lại náo loạn thành 1 nùi như vậy !
Trong sân nhà văn hoá đang nằm la liệt 13 cái xác ! đúng ! Chính xác 13 cái xác thú ! có bê, có heo, có gà ... tất cả đều chung 1 đặc điểm. Bụng đã bị mở toang hoang, mặt mũi bị rỉa nát bấy và đặc biệt: hốc mắt đều đỏ lòm, trống rỗng.
Trên mặt ai cũng lộ vẻ thất kinh, không thể nào có thể lý giải được chuyện kỳ dị gì đang diễn ra !!!! Có người được phân công đi tìm bác Hà trưởng thôn. Từng nhóm người chụm lại thì thầm bàn tán !
Bỗng 1 tràng cười man rợ vang lên: Ha Ha Haaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa.... Tiếng cười chát chúa, bén nhọn như muốn đâm toạc màng nhĩ.
Bà Na vừa cười vừa nói:
Muốn Hoạ Tiêu Tan !
Vật Hoàn Chủ Cũ !
Muốn hoạ tiêu tan ! Vật hoàn chủ cũ !... ha ha ha....
--------------------------------------
Đọc Trọn bộ truyện ma: BỐC MỘ TẬP THỂ
Tamlinh.org
An Nhiên (Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)