Buổi chiều về nhà, tôi thấy trong nhà có một con cá to, một chục trứng gà và 2-3 nải chuối lùn. Tôi hỏi sao hôm nay mẹ có nhiều tiền thế?
Mẹ bảo, ông ngoại kêu cậu mang lên đó.
Nhà ông ngoại tôi cách nhà tôi 6-7 cây số. Trong vườn có tí gì ăn được hay ông nhặt nhạnh trứng gà gom lại dc 1-2 chục lại bắt cậu mang lên cho chị em tôi.
Nghe mẹ kể, ngày xưa mẹ vất vả...
Học hết lớp 3 đã phải nghỉ học phụ ông làm lụng việc nhà, chăm em. Ông đi buôn từ miền xuôi tới miền ngược.
Ở nhà, mẹ phụ bà làm đồng áng và chăm một bầy em. Chữ nghĩa mẹ chả được bao nhiêu, viết chữ loằng ngoằng giống mấy con giun, lại sai chính tả từa lưa. Nhưng khoản tính nhẩm thì chắc không ai qua mặt được mẹ, có khi mới đọc xong 1 dãy số là mẹ cũng đưa ra được kết quả rồi.
Ông ngoại đi buôn trên mạn ngược, cơ duyên cứu đươccj một người đồng bào nhưng họ cũng nghèo nên chẳng có gì cảm tạ. Họ tặng ông mấy cục đá đen xì xì, nhìn sơ nó như mấy cục đá nam châm, cục ngắn bằng 1 đốt lóng tay, cục dài nhất được một lóng rưỡi.
Họ dặn ông mang về nhà để phòng khi rắn cắn. Rắn cắn không được rửa nước, không được đắp bất cứ thứ gì, chỉ cần lấy cây kim, khơi rộng một chút miệng vết cắn, rồi áp cục đá ấy vào miệng vết thương, cục đá ấy sẽ tự động bám chặt và hút chất độc ra. Khi nào hòn đá tự nhả là độc đã được tiêu trừ. Sau khi đá hút độc xong cần ngâm vào sữa tươi. Sữa gì cũng được, để ráo rồi cho vào hũ gạo nếp để nuôi nó. Lúc cần lại lấy ra dùng.
Ông không tin nó lại có công năng thần kỳ như vậy, nhưng vẫn cảm ơn và nhận về. Ông cất giữ cẩn thận, nhưng cũng không dám nói với ai hay chữa cho ai. Biết đâu không đúng như người đồng bào nói, làm cho người ta mất mạng có khi lại bị kiện cáo, bị bỏ tù như chơi.
Một ngày, người ta cõng ông chú (là em của ông ngoại về) mặt mũi ông đã tím tái hết cả, theo sau là 1 đoàn người đang bàn tán xôn xao:
- Cạp nong cắn, mà lại để lâu thế này chắc chết mất thôi!
- Thì vậy! nọc của loại này độc phải biết!
Bà thím đang còn hoảng loạn, khóc bù lu, bù loa: "Nghe nói ông vào núi chặt củi, sao mắt nhắm mắt mở đạp trúng con cạp nong.bị nó đớp cho thế này."
1 lúc sau mọi người mới phát hiện, lúc đấy mặt ông đã tái xanh, ai cũng nghĩ hết thuốc chữa rồi, cõng ông chạy về nhà. Để có chết, cũng là 1 con ma có nhà có cửa, không phải chết bờ chết bụi.
Lúc hoảng loạn rối ren, ông ngoại nhớ tới mấy viên đá kia, ông quyết định thử 1 phen, đằng nào cũng sắp chết, chữa dc thì mừng, còn không cũng coi như là ý trời vậy.
Ông lấy kim khêu khêu 1 chút miệng vết cắn, rồi áp viên đá ấy vào. Không ngờ là vừa áp viên đá vào gần vết thương thì nó bám chặt khư, gỡ cũng không ra...
... sau hơn 2 tiếng, mặt của ông chú bắt đầu hồng hào, có khí sắc trở lại,. Một lát sau thì viên đá ấy cũng tự động nhả ra, lăn lóc ra giường.
Ai cũng ngạc nhiên hết sức!
Mọi chuyện cứ như 1 phép màu huyễn hoặc không thể nào giải thích được.
Sau, một đồn mười, mười đồn trăm. Trong vùng ai bị rắn cắn đều cõng tới nhờ ông ngoại chữa dùm. Ông chữa làm phước, người ta cảm tạ ông bằng những thứ cây nhà lá vườn, có khi là bơ gạo nếp, có khi là nải chuối, mớ rau.
Sau này ông chia cho mấy đứa con mỗi đứa 1 viên, dặn giữ trong nhà phòng hờ khi có chuyện.
Mẹ tôi cũng được ông chia cho 1 viên.
Tôi nhớ mỗi dịp Tết về, mẹ hay mua 1-2 kg thịt lợn, kêu chị em tôi xuống tết ông.
Xuống xong, có khi ông chỉ lấy 1 nửa, rồi gom thêm 1 mớ bánh trái cho chị em tôi mang về với lời dặn: "lần sau không cần mang xuống nữa". Nhưng năm nào mẹ cũng bắt mang xuống như cũ.
Người miền Bắc luôn coi trọng lễ nghĩa vậy đó.
Nhớ có 1 năm mẹ mua được 1 cục thịt đùi thật to, xâu bằng 1 sợi lạt tre, treo lủng lẳng trên tay lái, kêu 2 chị em mang xuống tết ngoại. Xuống nhà ngoại phải đi qua 2-3 cái làng khác, rồi phải băng qua 1 ruộng lúa bạt ngàn, đường đi gồ ghề khấp khểnh.
Gia tài nhà tôi được mỗi 1 cái xe đạp khung nam, lúc mẹ đi lấy chồng, ông ngoại cho làm của hồi môn.
Cái xe đạp vướng 1 cái khung ngay ở giữa, chân chị em tôi lại không đủ dài nên có khi chúng tôi chỉ nhấp nửa vòng hoặc xoay, vặn cái mông hết sức mới miễn cưỡng với tới cái bàn đạp.
Trời mùa đông mà đạp xe 1 lúc cũng đổ mồ hôi hột, 2 đứa thay phiên nhau, đứa này mệt thì xuống, đứa kia lên thay. Đi gần tới cổng nhà ngoại thì 2 chị em chết sững người...
.. Trên xe còn mỗi cái dây lạt, miếng thịt chả thấy tăm hơi.
2 đứa tái xanh mặt chạy ngược trở lại, vừa đi vừa khấn: Cầu mong không có ai nhặt đươc, không thì về nhà lại no đòn.
2 chị em dắt xe quay ngược trở lại, vừa đi, vừa tìm kiếm dọc ven đường. May sao đi một lúc thì thấy miếng thịt đang lấm lem bụi đất, nằm chỏng chơ ngay bên cạnh mé ngòi. Hai đứa vội vàng xuống ngòi rửa sạch (dĩ nhiên là không sạch hoàn toàn).Quay lại nhà ông ngoại.
Đang loay hoay tìm cái ná thun, vì mai chúng tôi có hẹn lên rừng bắn chim, mẹ tôi lại bảo:
- Mang cho nhà ông lang nải chuối đi, cái gì ông cũng cho, nhà mình thì chả có gì mà cho lại.
Tôi cầm nải chuối rồi thủng thỉnh qua nhà ông lang. Mới tời cổng tôi đã la lên!
- Ông ơi!mở cửa cho cháu với...
1 lát sau mới thấy ông lang chậm chạp đi ra.
- Gì đấy cháu, sao mấy bữa nay không thấy mày bén mảng qua đây?
- Cháu cũng bận lắm đấy!
- Tiên sư nhà cô chứ !mày thì làm được cái gì mà bảo bận!.
- Ông cứ coi thường cháu, cháu lo cả việc nhà, việc nước luôn đấy.
Ông lang bật cười ha hả... Vào trong nhà tôi mới nói:
- Mẹ cháu có nải chuối biếu ông
- Để nhà ăn đi. Có 2 ông bà ăn bao nhiêu đâu, nhà ông lúc nào chẳng có sẵn đồ ăn.
- Nhà cháu còn nhiều lắm, ông cứ nhận đi cho mẹ cháu vui, cháu mà xách về mẹ cháu lại bắt mang ngược trở lại ấy!
- Uh. Vậy thì cho ông xin!
Nhìn dáng đi đã khá chậm chạp, tự nhiên tôi lại nhớ tới cái vụ ông tự xây mộ cho mình.
- Ông ơi! Cái mộ lý tưởng của ông chắc kế hoạch bị phá sản rồi ấy nhỉ?
Ngày xưa, lúc ông còn trẻ lắm, ông lên trên rừng xem tới xem lui mới chọn được một chỗ chôn lý tưởng. Ông cũng khá am hiểu phong thủy, địa lý, nên ông bảo: Nếu ông bà mà chôn ở đây, con cháu sẽ làm ăn khấm khá, giàu có.
Ông xí 1 chỗ cho mình, nhưng lại sợ người ta chiếm mất nên ông xây luôn 1 cái mộ giả hoành tráng. Tiện thể ông xây luôn cho bà 1 cái.
Lúc đấy bà giãy nảy lên, sợ xui sợ rủi. Bà giận ông 1 thời gian dài. Dau thấy cũng không có gì xảy ra bà mới hết giận. Xí cho chán, giờ người ta không cho chôn nữa cũng như không.
- Uh, chắc lại phải tìm chỗ mới thôi.
Tôi đi một vòng quanh phòng khách. Nhà ông không thờ gì, không có Phật, không có Chúa, duy nhất chính giữa nhà có hình một ông già, râu tóc bạc phơ, cái trán rõ cao thể hiện là người có học thức uyên bác, khuôn mặt phúc hậu. Trên tấm hình có dòng chữ " HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG - LÊ HỮU TRÁC" cùng 1 bát hương to tổ chảng, chi chít những chân nhang.
Chả biết ông thắp nhiều hay làm biếng dọn mà những cái chân nhang ấy đùn một cục rất to, nhìn y như ụ mối khổng lồ. Lúc bé tôi không biết gì nên hay bảo:
- Ông tiên này nhìn đẹp mắt thế! Ông lang bật cười rồi hỏi tôi
- Có muốn theo nghề của ông không? - Không chỉ một lần ông hỏi tôi như vậy.! Chả thèm suy nghĩ tôi trả lời luôn:
- Cháu còn phải đi du sơn ngoạn thủy, làm nghề này suốt ngày ở nhà cháu không chịu được.
Ông lang đành ngậm ngùi không nói thêm gì nữa.
Tôi với cái bàn tính được làm bằng các hột gỗ, ở giữa xuyên qua bằng một cái tăm lớn. Bàn tính hình chữ nhật nhỏ nhỏ, chia ra 2 phần,1 phần trên, và 1 phần dưới. Các hột gỗ đen nhánh và lẵn sín, chứng tỏ nó đã được đụng chạm rất nhiều lần, mỗi lần nghe ông gõ lách cách tôi thấy khá là vui tai.
Tới thời chúng tôi thì chắc không ai còn biết sử dụng cách tính như này nữa. Bỗng ông lang bảo tôi
- Dạo này làng ta âm khí thịnh lắm, cháu hạn chế ra khỏi nhà vào buổi tối. Có chuyện gì thì nói với người lớn giải quyết, không được cậy mạnh nha chưa!
Tôi vâng vâng, dạ dạ cho có. Ngồi thêm một lúc rồi chạy về nhà ăn cơm chiều. Tôi không quên chuyện lúc sáng hẹn thằng Bảy tối nay qua nhà thằng Tý rình coi có chuyện gì lạ không.
Vừa từ nhà thờ đi ra, tôi chạy tót qua góc sân nhà văn hóa, đây là chỗ hẹn của đám trẻ tụi tôi. Muốn làm gì, đi đâu cứ tập trung tại đây trước.
Đứng chờ lúc lâu, muỗi thi nhau hỏi thăm mà thằng Bảy chưa thấy mặt mũi tăm hơi đâu. Tôi có mối thù không đội trời chung với cái bọn chuyên hút máu này. Đi đâu, làm gì dù có đi với 1 tá người, thì chúng cũng cứ nhè tôi ra mà chích, mà hút.
Tay khua, tay đập rồi đang gãi sồn sột như gãi ghẻ mới thấy thằng Bảy lò mò đi tới.
Đang tính nổi cáu lên với nó thì tôi lại bật cười ha hả, tôi ôm bụng cười lăn cười lộn, cười như muốn tắt thở luôn. Thằng Bảy xuất hiện trước mặt tôi trông kỳ khôi một cách tức cười.
Trên cổ nó đeo một chuỗi củ tỏi lủng lẳng như ông sa tăng đeo tràng hạt.
- Mày có cần làm quá như vậy không hả?
- Mẹ, mày biết tao sợ ma mà.
- Mang theo một củ được rồi, mày muốn hun chết tao hả, coi chừng mày tắm 1 tuần còn chưa hết mùi tỏi đâu.
- Kệ thây tao, có mùi còn hơn bị ma bắt.
Thôi được rồi! Giờ đi nào, đi nhanh còn về không mẹ tao lại ca bài ca con cá đấy.
Tôi với nó mò mẫm đi. Thực ra, con đường trong làng có nhắm mắt chúng tôi cũng không sợ vấp ngã. Chỗ nào có cục đá, chỗ nào có cục đất chúng tôi đều thuộc làu làu rồi. Nhà thằng Tý ở rong gần cuối làng, xung quanh nhà nó là ruộng lúa, có mấy cái hồ nhỏ nhỏ là tài sản chung - làng cho mấy nhà đấu thầu nuôi cá.
Sau nhà nó cũng có một cái ao, xung quanh bờ ao trồng toàn tre là tre. Ban ngày nhìn vào thôi cũng có cảm giác âm u, ớn lạnh chứ đứng nói tới ban đêm. Từ đường vào tới nhà nó là một cái ngõ sâu hun hút, tối om, tiếng ếch, tiếng nhái thi nhau kêu như dàn đồng ca làm cho ốc ác tôi cũng nổi lên một dề.
Thằng Bảy thì qíu cả chân lại, nó cứ lấy tay giựt giựt tay áo tôi rồi lí nhí bảo: Hay là về đi, tao sợ quá!
Tới đây rồi còn về gì nữa, đi vào xem 1 tí rồi hãy về- Tôi quay qua nói với nó. Vậy là nó cứ lứ ríu theo sát sau lưng tôi.
Lần mò mãi cũng lại gần nhà thằng Tý.
Càng lại gần tiếng tre kẽo kẹt càng to, từng ngọn tre cong vòng đang đung đưa, gió thổi xào xạc trên các ngọn bạch đàn tạo thành tiếng rít nghe rờn rợn. Lưng tôi bắt đầu có cảm giác lạnh, lạnh dọc từ sống lưng lạnh chạy thẳng lên cái ót.
Trong sân nhà nó tối om om, cổng nhà làm bằng tấm đan kết lại từ vô số các nan tre. Cổng đang khép hờ, chỉ cần lấy tay nhấc nhẹ là ra. Chúng tôi lần mò rồi đi vòng qua sân, tới thẳng dãy nhà ở của nhà nó.
Nhà nó xây theo kiểu phổ thông đặc trưng của người miền Bắc, chính giữa là gian được làm phòng khách. Hai bên làm 2 cái buồng ngủ, không hiểu sao cảm giác càng lại gần buồng ngủ nhà nó không khí càng có vẻ lạnh hơn. Lòng tôi cũng dâng lên dự cảm không lành.
Từ trong phòng ngủ phát ra những tiếng rên, tiếng răng đánh vào nhau nghe lập cập.
Ghé mắt vào khe hở của cánh cửa sổ, tôi thấy bác Tú đang ngồi chính giữa vòng tròn, xung quanh là những ngọn nến đang cháy lập lòe. Bác Tú hai mắt nhắm nghiền lại, hai tay chắp lại rồi vái tứ phía, miệng lẩm nhẩm .
xin .. tha ..cho ..tôi! xin tha cho tôi...
Tôi thấy lạ là sao trong phòng kín gió như thế mà các ngọn nến cứ ngả ngiêng như có người thổi hơi vào. Đang chăm chú theo dõi thì tôi có cảm giác bên hông bị cái gì đó chọt chọt làm tôi nhột. Đang lúc dầu sôi lửa bỏng mà còn giỡn được! Tôi lầu bầu trong bụng.
Tôi không quay lại nhưng lấy tay muốn hất tay nó ra, hất hụt... chả trúng cái gì
Tôi lại ghé mắt vào nhìn chăm chú xem bác Tú có làm gì nữa không. Mới ghé nhòm vào trong bên tai lại có cảm giác nhột nhột, lạnh lạnh.. Tôi điên lên muốn quay qua vả cho thằng Bảy điên một cái cho chừa cái tật giỡn nhây.
Quay lại ...sau lưng tôi chẳng có ai....
Thằng Bảy đâu?
Không phải nó đứng ngay sau tôi àh?....
Tự nhiên một chân tôi muốn sụm xuống, lưng lạnh toát, da đầu tôi tê dại... tôi quay ngược trở ra, thấy thằng Bảy đang nằm thẳng đơ trên sân, lố nhố ngoài cổng nhà thằng Tý là những bóng đen cứ bay lởn vởn!
Miệng tôi tê cứng cả lại, mắt lại cứ trợn trừng lên ...Rặn mãi tôi mới hét được một câu
Maaaaaaa..... rồi òa lên khóc.
Không biết tiếng hét của tôi bén nhọn, du dương cỡ nào mà một lát sau dân làng kéo nhau tới nhà thằng Tý mỗi lúc 1 đông. Tới nơi thấy tôi ngồi khóc hu hu không thành tiếng, còn thằng Bảy thì nằm sõng soài, mặt đã tím tái, mọi người hô hào đưa thằng Bảy tới nhà ông lang cấp cứu.
Không biết ai ngang qua nhà nói với bố mà lát sau bố tới cõng tôi về nhà. Đêm đến tôi sốt cao hầm hập,...tôi mơ thấy thằng Bảy bị chết...Tôi cứ la, cứ hét rồi khóc tu tu ... Tôi khóc như muốn tắc thở thì cảm giác có người vỗ mạnh vào mặt làm tôi đau rát rồi chòang tỉnh...
Mở mắt ra thấy mẹ đang lo lắng nhìn, tôi lại bật khóc huhu...
Mẹ vỗ vỗ lưng tôi ...
Tôi nức nở nói với mẹ: Con thấy thằng Bảy bị chết...
Mẹ vội ôm tôi thật chặt rồi bảo: Thằng Bảy không sao, nó đã tỉnh lại rồi... nghe tới đây, tôi càng khóc to hơn. Tôi bệnh gần một tuần mới đỡ. Lết qua nhà thằng Bảy xem nó thế nào, vừa nhìn thấy tôi nó đã nhe răng ra cười nham nhở cái kiểu muốn ăn đòn.
Giờ này tôi mới tin là nó còn sống...Tôi nhìn nó mà nước mắt cứ lã chã rơi. Tôi bị nó cười ha hả chế giễu suốt một buổi. Sau tôi bị bố quất cho một trận, không cho khất nợ.
Ông nói: Đánh cho chừa cái tật tò mò, to gan, lớn mật, xém nữa hại chết thằng Bảy.
Tôi khóc chịu đòn chứ không xin tha như mọi lần.
Quay lại buổi tối ngày hôm đó
Sau khi mọi người kéo nhau vào nhà thằng Tý, lại thấy tôi và thằng Bảy đứa ngất xỉu, đưa khóc khản cả tiếng thì kêu bác Hà trưởng thôn lại.
Bác Hà vào nhà chứng kiến cảnh bác Tú ngồi run lập cập trong phòng một cách quỷ dị thì kêu bác Tú ra nói chuyện.
Bác Tú một mực không chịu ra, miệng cứ lẩm bẩm ..Tôi ra ..nó sẽ ... giết tôi..!
- Tôi ... không muốn chết...
Hỏi mãi, lôi mãi bác Tú cũng không chịu ra... Vừa lúc này thấy bác Tỏa vợ bác Tú và thằng Tý dắt tay nhau hớt hải chạy về...Về tới nhà, bác Tỏa đã quỳ xuống, khóc lóc, năn nỉ mọi người hãy cứu lấy chồng mình. Theo bác kể, bác Tú có biểu hiện của người tâm thần, suốt ngày cứ ám ảnh có người đuổi giết.
Ban ngày cũng bắt đốt đèn, rồi bắt phải có người lúc nào cũng ở cạnh mình.
Nhà bác luôn có những sự lạ lùng, ghê sợ xảy ra.
Ban đêm quanh nhà luôn có những tiếng bước chân, tiếng thì thầm. Đêm lại bị đập cửa dầm dầm không cho ai ngủ, ra mở cửa lại không thấy ai. ... kinh dị nhất là 1 buổi sáng , mới mở cửa ra đã thấy trước sân 1 chữ "TRẢ" to đùng viết bằng máu...
Bác sợ quá !đi tìm 1 thầy pháp về mong tìm hiểu nguyên nhân và hóa giải. Thầy pháp vừa bước vào nhà đã bị đánh bật ngửa ra hộc cả máu miệng...
Ông thầy bỏ chạy một nước, không dám quay đầu trở lại....
Sau gặng hỏi mãi, ông Tú mới khai thật...lỡ lấy 'trộm' đồ trong 1 ngôi mộ...
Tôi không biết đi xe, tối nay mới kêu thằng Tý chở tôi xuống nhà bà ngoại nó, nhờ đi tìm thầy cao tay về trả lại đồ và làm lễ hóa giải nghiệp chướng cho ông ấy...
haiza...
Bác Hà thở dài bảo:
- Chuyện tìm thầy, hóa giải gì đó, gia đình tự làm. Bác không tham gia, giờ hỏi bác Tú lấy đồ từ ngôi mộ nào? - đưa đồ đã lấy ra bác trả dùm cho...
Sáng hôm sau, bác Hà phải nhờ ông Họa lấy xe máy chở bác lên tỉnh nhờ các nhà khảo cổ bỏ lại đồ cho người đã khuất. Vì sau khi xuống xem xét, các nhà khảo cổ quyết định đưa cỗ quan tài song táng về bảo tàng tỉnh để nghiên cứu và trưng bày.
Không biết nhà bác Tỏa mời thầy về làm lễ hóa giải như thế nào. Chỉ biết bác Tú, sau khi được người ta kể lại thì sáng hôm ấy lúc lên ngôi mộ, đoàn người tá hỏa khi nắp quan tài bị đẩy ra 1 nửa. Toàn bộ khuôn mặt xác ướp bị rỉa nát tươm, không thấy cặp mắt đâu, bụng xác ướp cũng bị mổ phanh ra, không còn nội tạng...
Sau người ta liên hệ, chắp nối lại mới phát hiện ra: Những xác con vật của làng đều bị chết tương tự như tình trạng cái xác ướp ...
Bác Tú ân hận tột độ.
Chỉ vì ham mê nhậu nhẹt mà bác suýt đẩy dân làng vào họa sát thân. Chính bản thân bác cũng suýt nữa thì bỏ mạng. Bác tự lấy dao chặt đứt 1 ngón tay... thề sẽ bỏ rượ... .bỏ cái tật táy máy tay chân.
Sau bác xin tự nguyện làm quản trang, chăm sóc mộ phần cho người đã khuất. Vừa chuộc lại lỗi lầm, vừa bảo vệ đất thánh.
Nghĩa trang lúc nào cũng sạch đẹp. ấm cúng.... bác làm công viêc ấy cho tới tận ngày bác trút hơi thở cuối cùng...
Đọc Trọn bộ truyện ma: BỐC MỘ TẬP THỂ
Tamlinh.org
(Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)