04/06/2021 11:34 View: 11208

Đức Thánh Trần

Như chúng ta đã biết, 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại do viện khoa học hoàng gia Anh bình chọn thì Việt Nam có hai vị tướng trong danh sách đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

tran trieu, duc thanh tran, nha tran, hau thanh tran

Với chiến thắng lẫy lừng của quân dân đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông có sự đóng góp hết sức to lớn của một con người, đó là:

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Với một con người có thật trong lịch sử, với những công trạng to lớn đối với dân với nước. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Hưng Đạo Đại Vương không những chỉ được thờ phụng là một danh nhân của dân tộc mà ngài bước vào đời sống tâm linh của người Việt với vai trò một vị Thánh, một vị thần chủ trong một tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng thờ Trần Triều (Nhà Trần).

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ngài là một nhân vật có thật trong lịch sử. Ngài mất 20/8/1300. Ngài là con An Sinh Vương Trần Liễu, Cháu vua Trần Thái Tông. Trong dân gian tương truyền rằng đức Thánh Tản thấy một luồng khí Thuồng Luồng từ phương Bắc (đó là tướng giặc Phạm Nhan) khi đó ngài thấy vận nước gặp tai ương lên ngài lên trời tâu Ngọc Hoàng sai người xuống giúp.

Khi đó có một Thanh Tiên Đồng Tử tình nguyện nhận Cờ lệnh, Kiếm Lệnh… hạ Phàm giúp dân giúp nước qua cơn binh đạo lửa loạn. Với công trạng đặc biệt to lớn của ngài trong ba cuộc kháng chiến trống quân xuân lược Mông Nguyên ngài được vua Trần phong “Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương” và đặc biệt trong tâm linh dân gian ngài được tôn làm đức Thánh Trần.

Noi gương hiếu chung của ngài nên các con các cháu của ngài đều tham gia kháng chiến và có công lao to lớn đối với nhân dân. Được nhân dân kính trọng tôn thờ. Từ đó hình thành nên tín ngưỡng thờ Trần Triều với vị thánh đứng đầu là Trần Quốc Tuấn cùng cha mẹ, các con, các cháu và các vị tướng của ngài.

Các con của Hưng Đạo Đại Vương đang được thờ trong hệ thống Trần Triều

Các con trai và con gái của ngài được thờ phụng trong hệ thống Trần Triều bao gồm:

  • 1. Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn (陳國巘,trở thành phò mã của Trần Thánh Tông, cưới Thiên Thụy công chúa. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4 năm 1289, được phong làm Khai Quốc công.
  • 2. Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện (陳國峴): là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. Khi xét công đánh đuổi quân Nguyên, Hưng Trí vương không được thăng trật, vì "đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà lại còn đón đánh chúng".
  • 3. Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (陳國顙), cha của Thuận Thánh hoàng hậu, vợ Trần Anh Tông. Khi xét công chống giặc, được phong làm Tiết độ sứ. Đền thờ chính của Ngài là đền của Ông – Quảng Ninh.
  • 4. Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uy.
  • 5. Tuyên Từ hoàng hậu Trần Thị Trinh, em gái của Khâm Từ hoàng hậu, kế hậu của Trần Nhân Tông.
  • 6. Anh Nguyên quận chúa (英元郡主) Trần Thị Tĩnh, con gái nuôi, vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Có thuyết cho rằng quận chúa là con gái ruột của Hưng Đạo Vương nhưng ông đã đổi thành con gái nuôi để tránh quy định khắt khe của nhà Trần (chỉ người trong dòng tộc mới được kết hôn) và gả cho Phạm Ngũ Lão.

Các vị tướng của Hưng Đạo Đại Vương đang được thờ trong hệ thống Trần Triều

Các vị tướng của ngài được thờ phụng trong hệ thống Trần Triều bao gồm:

Lục Bộ Đức Thánh Ông:

Đây là các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều, và luôn được phối tự ở các Đền Trần Triều, các hàng lục bộ đều mặc áo đỏ, về bắt tà, đi trên than lửa, lưỡi cày nung nóng. Bao gồm:

  • Điện Tiền Phò Mã Phạm Tướng Quân (Trần Triều vương tế điện suý thượng tướng quân quan nội hầu Phạm sắc phong Chiêu Cảm Hùng Văn đại vương, ngài ngự đồng khăn áo đỏ, ngài về tiễn đàn nhà Trần )
  • Tả Yết Kiêu tướng quân ( Tên thật là Phạm Hữu Thế, là tùy tướng của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông có tài bơi lội như loài thủy tộc, Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu, ông được vua Trần phong tước Trần triều Hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân tước hầu, lễ hội của ông ngày 15/1)
  • Hữu Dã Tượng tướng quân ( ông rất giỏi huấn luyện voi, là tướng giỏi lục quân
  • Nghi Xuyên tướng quân
  • Hùng Thắng tướng quân (Vi Hùng Thắng, được sắc phong tước Quận Công
  • Huyền Do tướng quân ( Đặng Huyền Quang, tài ba võ nghệ hơn người, được vua - --- Trần thăng tướng quân Thái úy, ông mất ngày 10/10)

Các vị thần khác được thờ:

1. Cô bé Cửa Suốt: 

Trần triều Vương ngoại nữ tôn Tịnh Huệ công chúa, là con gái của Phạm Ngũ Lão và là thứ phi của vua Trần Anh Tông, Anh Tông hoàng đế thứ phi. Cô cùng Đức ông Đệ Tam trấn thống lĩnh ba quân thủy binh trấn giữ ngoài Cửa suốt nên gọi là cô bé cửa suốt. Khi ngự đồng cô mặc trang phục màu trắng, múa kiếm và cờ lệnh, ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch. 

2. Cậu bé Cửa Đông:

Hiển thánh vương tôn chủ bộ tướng: Trong hệ thống thờ các vị thánh Trần triều cổ không hề có Cậu bé cửa Đông, khoảng những năm 1990 một số đồng thầy hầu giá cậu bé cửa đông theo lối hầu mới, ghép Tứ phủ với Trần triều trong một buổi ( trước đây Tú phủ và Trần Triều hầu tách các buổi khác nhau). Một số tài liệu nói cậu là Thánh cậu trấn giữ Cửa đông, 1 số tài liệu nói Cậu là Cậu bé Quận bản Đền trong Đền cửa ông được Đức ông Đệ Tam trao quyền trấn giữ Cửa Đông, cậu được thờ ở 1 ngôi đền Mẫu gần đền cửa ông. Một số sách cho là cậu là cháu trai của Hưng Đạo Đại Vương, bằng Cô bé Cửa Suốt, tuy vậy tài liệu không nói rõ đó là vị cháu nào của Hưng Đạo Đại Vương.Có giả thiết cho rằng cậu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là cháu nội vua Trần Thái Tông). Khi ngự đồng cậu mặc áo vàng hoặc trắng, đầu vấn khăn ngang, múa cờ và kiếm

3. Hạ ban quan ngũ hổ:

Đông phương lưu diện Đại tướng thanh hổ đại thần, Nam phương lưu chỉ Đại tướng xích hổ đại thần, Tây phương lưu tất Đại tướng bạch hổ đại thần, Bắc phương lưu thị Đại tướng khắc hổ đại thần, Trung phương lưu phòng Đại tướng hoàng hổ đại thần

4. Thanh Xà, Bạch Xà.
5. Quân quan nhà Trần.

Tamlinh.org

Tổng hợp từ "Đời sống tâm linh"