04/06/2021 11:46 View: 2459

Truyện ma: Tà ám (Tập 3)

Nhiều người họ biết xem Sao, biết bấm vận mệnh & hơn cả là họ biết được cả giờ TỬ của họ, dù không muốn nhưng số mệnh nó chỉ đến được như vậy. Đơn cử như thầy mo Chất. Thầy không muốn trấn yểm mộ của ông Từ nhưng cứ có cái gì đó nó cứ thôi thúc, bắt thầy phải làm và cái kết quả thầy cũng đã lường trước.

ta am 3 truyen ma co that

Tuy nhiên thầy vẫn chưa trấn yểm được, mấy cái cọc vẫn chưa ngập sâu trong đất.... Chưa ai biết thầy mất vì lí do gì, đã thật sự mất hay chưa ??? mới chỉ nghe qua lời kể của thằng Quân...
***
Không khí ở nhà lúc này hỗn loạn hẳn. Chú Nhuận, cô Lan bất động, phó mặc cho anh em & mọi người trong xóm đưa ra phương án giải quyết. Chú đưa vội thằng Quân đi tắm, tắm xong người nó nóng bừng, xong lại kêu lạnh, cứ rên hừ hừ như biểu hiện của chó dại cắn, hỏi gì cũng không nói nữa. Cô Lan thì đưa cái Loan & cái Tình xuống nhà ngang,chốt cửa. Có lẽ tại cô đang sốc quá, hoặc có thể cô đang sợ quá.
Tôi đưa mắt nhìn xung quanh, và rồi khi nhìn lên thềm tôi bỗng giật mình, bà Xuyến đang đứng đó, bà nhìn tất cả mọi người xung quanh rồi cuối cùng bà nhìn thấy tôi, sợ quá. Tôi nói Nội :

- Bà ơi, bà Xuyế...

Dường như Nội biết tôi định nói gì, Nội chặn tôi luôn :

- Đừng nhìn nữa con.

Rồi Nội xin phép mọi người, đưa tôi về nhà, nói lí do là tôi buồn ngủ, xong sẽ quay lại. Đi qua cây Ổi nhà chú Thường tôi thấy có hai cái bóng trắng bay lập lờ trên đó. Xóm tôi nói, cây Ổi nhà chú có mấy con ma Khách, gọi là ma Khách vì người ta chỉ nghe thấy tiếng cười khanh khách chứ không biết hình dạng nó ra sao. Tôi lại không tin vào chuyện đó, vì tôi biết hai cái bóng đang bay lập lờ kia là hai mảnh áo tơi rách do vợ chú treo lên làm hình nộm để đuổi lũ dơi & chuột ăn Ổi.

Tới nhà sau khi cửa đóng then cài. Nội dặn tôi :

- Nếu buồn ngủ thì cứ ngủ trước đi nhé, bà treo cành roi Dâu ở cửa rồi nên con không phải sợ gì cả.

- Mấy giờ bà về ạ ???

- Xong việc bà về, bà còn nợ ông Từ hai công bừa, sống chưa trả được thì chết lo giúp nhà người ta chu đáo chút.

- Mà bà ơi, thế....

Tôi chưa nói hết câu thì Nội đã đi từ lúc nào. Nhà Nội tôi ngày xưa là một căn nhà cấp 4. Rộng 5 gian, Nội ngăn 1 gian để làm thành cái buồng. Bên trong & bên ngoài nó chỉ cách nhau vẻn vẹn 15cm thôi nhưng nó lại như là hai nửa của thế giới giữa Âm & Dương vậy. Nói thật, đến ban ngày bật điện tôi còn không dám vào căn buồng đó trừ khi bất đắc dĩ có việc gì đó phải vào. Tôi từng nhìn thấy cả chục đứa trẻ, rồi những người mà lại không ra hình thù người, ông sào đất cứ bò dọc, bò ngang trên xà nhà. Có lúc họ còn đu xuống tận đỉnh màn chỗ tôi nằm ngủ. Thậm chí họ lấy cái que khoét một lỗ trên đỉnh màn, sáng ra cái lỗ đó vẫn còn nên tôi chắc chắn đó không phải là mơ. Tôi từng kể cho Nội nhưng Nội không tin. Tôi lại kể cho Mẹ thì Mẹ chỉ nói:

- Từ ngày lấy bố mày, mẹ chỉ dám ngủ trong đó 1,2 lần. Mẹ chưa thấy gì cả nhưng đêm mẹ cứ nằm mơ sợ lắm.

Đang miên man nghĩ về cái buồng thì tôi nghe tiếng lạch cạch ngoài cổng. May quá, Nội đã về, về sớm ghê, chắc tại Nội không yên tâm khi tôi phải ở nhà một mình.

- Bà ơi bà, bà về rồi đấy à ?

Không có tiếng trả lời, nhưng sao chó nhà tôi cũng không sủa mà cũng không mừng ??? Nó có còn nằm ở ngay ngoài hè không hay nó chạy ra cây rơm rồi ?

- BÀ.. .

Chưa dứt câu gọi thì tôi nghe tiếng ho. " hụ " một tiếng, đây không phải là tiếng ho của Nội tôi. Tôi dám chắc chắn. Tôi ngước nhìn lá cờ mừng thọ của Nội, đang màu đỏ sẫm, viền vàng thì nó lại thành màu đen, viền trắng, chả thấy ảnh Nội tôi trong đó nữa mà nó chỉ hiện lên 2 dòng chữ " BÁCH TUẾ VÂN DU
THIÊN THU VĨNH BIỆT ".

Tôi đang chưa biết làm như thế nào thì bóng đèn điện 35w nó sáng trắng lên rồi nghe tiếng " xoẹt, độp". Cháy bóng, chưa đầy 1giây sau đã nghe tiếng nổ lớn vọng lại từ xa nghe đánh uỳnh. Thôi rồi, cháy trạm biến thế rồi, có nghĩa là không thể có điện ngay trong 1,2 hay 5,10 phút nữa rồi.

Tôi bắt đầu sợ, lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy sợ bóng đêm. Tôi định hét lên, nhưng ai nghe lúc này ? À,phải rồi, đốt đèn dầu lên vậy.

Nhưng bật lửa lại để tận dưới bếp, tôi có dám mở cửa đi xuống đó lấy không ???? Nhỡ mở cửa ra, cái người đang ngoài đó là ai khác không phải Nội thì sao ? Mà đây là nhà mình cơ mà, gì phải sợ. Suy nghĩ một hồi rồi tôi quyết định lấy chăn trùm kín đầu. Chân tôi cũng trùm kín mít vì tôi nghĩ, nếu chân thò ra khỏi chăn sẽ bị con gì đó túm lấy và lôi đi ngay.

Bất cứ có tiếng động gì bên ngoài dù to, dù nhỏ lúc này cũng đều có thể làm tôi giật mình. Rồi tôi ngủ từ lúc nào không biết....
##$%&

Trong đêm người ta tìm thầy mo Chất nhưng không thấy, mãi sáng ra mới thấy xác thầy dạt vào chân cầu Trắng, tít dưới Yên Mỹ, cách làng khá xa. Mắt thầy vẫn mở trừng trừng, trên khuôn mặt vẫn còn lộ nét kinh hãi. Cũng trong buổi sáng người ta ra đào huyệt cho bà Xuyến, vừa đào, vừa bàn tán. Rồi, cũng trong sáng hôm ấy nhà bà Lụa, đối diện với nhà chú Nhuận, cho thợ đến xây một cái nhà hình ô vuông, nó chẳng phải phòng ngủ, nhà tắm hay bất kỳ cái gì tôi hình dung được. Nó trông giống cái chuồng lợn thì đúng hơn, 3 phía bịt kín mít, 1 phía cho dăng lưới mắt cáo. Còn ở phần đối diện nhà chú Nhuận bà cho treo một cái gương bát quái.

Thì ra bà xây chuồng Trăn, bà mua về một con Trăn nó phải dài cỡ gần 3m, to như đùi tôi, trông dị hợm, chả ai biết bà nuôi để làm gì...

Vào giờ Chính Ngọ hôm đó người ta bắt đầu liệm bà Xuyến, dân làng nói nhà bà đang bị Trùng Nhị Xa, họ đón cụ Lang Khoát dưới phố về làm lễ. Đầu tiên cụ kêu chú Nhuận lấy cái áo cũ của bà trèo lên mái nhà phe phẩy, mục đích để gọi hồn bà về, nhưng không được. Dù đã thử mấy lần... vậy có nghĩa là khi liệm thì hồn bà vẫn chưa nhập vào xác được.

Cụ phân tích di chúc của ông Từ cho mọi người hiểu, trong di chúc đó ngụ ý nói ông chết thì phải có 8 người chết theo ông. Cũng trong di chúc đó có liên quan tới Đình làng, liên quan tới các Thánh, Mẫu nên cụ không thể làm gì được hơn. Đành mặc số phận cho trời định.

Đêm hôm đó tôi sợ ở nhà một mình nên nằng nặc đòi bà cho lên đám cùng, hứa sẽ ngồi im một chỗ không chạy lung tung. Khi đội trống kèn vừa kết thúc, chuẩn bị thu dọn thì có hai con mèo đuổi nhau nhảy qua cửa sổ, mặc dù cụ Lang Khoát đã dặn dò rất kỹ nhưng tình huống này nó xảy ra bất ngờ quá, con mèo đen nó chồm qua quan tài làm nến, bát cơm quả trứng đổ vung vãi. Quan tài bỗng bật dậy, xoay một vòng rồi dựng thẳng đứng.

Nếu là ban ngày, chỉ cần có người trèo trên mái nhà,dỡ bỏ mấy mái ngói cho ánh sáng chiếu thẳng vào đó thì quan tài nó tự khác nằm xuống nhưng giờ là quá nửa khuya, lấy đâu ra ánh sáng đó...mọi người lại được phen kinh hồn bạt vía. Cô Lan ngất luôn tại chỗ. Tiếng gào, tiếng khóc, tiếng la hét cùng một lúc vang lên. Khung cảnh như một mớ hỗn độn.
$&#:*"!?

Bẵng đi một thời gian, chỉ còn vài ngày nữa là 49 ngày ông Từ. Trưa nay tôi, thằng Quyền, thằng Quân rủ nhau ra bờ sông câu cá Trạch Chấu, giống cá này nó thường nằm ở các kẽ đá chân cầu, rất khó câu nhưng khi bắt được về kho ăn ngon thôi rồi. Vừa nói chuyện, chúng tôi vừa chỉ sang chỗ cầu Táng, nơi gọi là bãi tha ma:

- Qua bên chỗ ấy câu cũng nhiều cá lắm

- Thôi, ở đây thôi - tôi phân bua.

- Hôm nay mày sợ à - giọng thằng Quân kiểu thách thức.

- Tao sợ đéo gì ban ngày ban mặt, tại cây Xấu Hổ mọc nhiều quá, gai chết mẹ.

- Ừ....
------

Bỗng dưng có cái mâm bằng Đồng nó nổi, trôi trên sông ???? Cả 3 chúng tôi đều nhìn thấy. Bố tôi cũng từng nhìn thấy cái mâm như thế này, nó bắt nguồn từ ngôi Miếu ở làng Yên Mỹ, họ gọi đấy là con Nam. Rồi có người đứng giữa sông vẫy vẫy chúng tôi. 2 thằng kia không nói năng gì lao theo luôn, tôi như á khẩu, không nói được gì, vì cái người đang vẫy kia trông lạ hoắc chẳng phải người quen của ai cả.

Bất thình lình tôi hét lên, vừa hét vừa khóc, vừa chạy về làng. Cứ cắm đầu chạy mặc dù phân trâu phân bò đầy đường đi. Vừa chạy tới bụi tre cuối làng thì tôi gặp mấy người lớn đang ngồi nghỉ trưa, trò chuyện ở đó. Tôi vừa nói, vừa thở, vừa khóc,giọng ngắt quãng:

- Thằng Quân, thằng Quyền bị Hà Bá nó lôi xuống sông rồiiii, cháuuu mắttt cháu cháu...thấy !!!!!

--------------------------------------

Xem tiếp:  (Tập 1)         (Tập 2)        (Tập 3)        (Tập 4)               (Tập 5)               (Tập 6)...........  Tập 7..

Bản quyền thuộc về tác giả Mai Thanh Bình

Ma