04/06/2021 11:38 View: 183

Truyện ma: Nhân quả (Phần 2)

Sáng hôm sau, trước khi phá ngôi miếu nhỏ trước nhà, thì cha của Hưng đã làm một mâm cỗ lễ để cúng dỡ đi ngôi miếu, dường như cha của Hưng đã được báo Kim Sí Điểu báo là nên dỡ cái miếu đi, vì thần đã không còn cư ngụ nữa,

nếu tiếp tục thờ cúng khéo lại dễ dẫn độ mấy con ma quỷ đầu đường xó chợ đến thì khổ.

Năm năm sau, tại một bến xe. “ Bây lên Sài Gòn ráng lo học ngen, đừng có bắt chước mấy đứa đầu xanh đầu đỏ quậy phá rồi báo tao với bả đấy”.

“ Dạ con biết rồi, thôi con đi nha cha, cha mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe, sang tuần con về à”.

“ ừ bây đi đi, nhớ đó”… hai người đang nói là Ba Hưng và Hưng, Hưng năm nay vừa thi đỗ vào một trường đại học ở Sài Gòn, ngày Hưng đi, ba Hưng dúi cho con trai ông năm triệu và cả tá thức ăn ở quê, dặn dò thằng con trai xong, nhìn bóng xe rời đi mà lòng ông cảm thấy cay đắng, là một người cha, ông cảm thấy tự hào về Hưng, Hưng học giỏi từ bé đến lớn, nó luôn biết phụ giúp cha mẹ, nhìn lại ba Hưng chợt cảm thấy buồn, Hưng giống ông nội như đúc, ông nội của Hưng mất khi còn rất trẻ, lúc ba Hưng vừa mới lọt lòng, nghe bà cố nội kể lại . Ngày đó ông của Hưng từng là một trong các phái Lục Lâm Đại Đạo, ông chuyên về phong thủy địa lý người trong giới gọi ông là “Sơn Nam Đệ Nhất ” cũng vì ngón nghề này. Trong một lần tình cờ ra Đèo Ngang tìm huyệt cho nhà địa chủ họ Trần Phúc ông tìm được thế đất cực tốt, đất tọa vào thế “ Lục Long Hạ Ấn”, phàm là hình thế núi và thung lũng như sáu con rồng bao quanh lại, phía dưới là một bãi đất nổi lên , hai bên dưới là các dòng nước uốn lượn quanh co, thật xứng với câu “ tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền án tụ thủy, hậu trẫm dựa vào núi”. Phàm táng ở huyệt này ít nhất cũng phát công danh 3 đời. Sau khi chỉ huy xây dựng và bốc mộ táng vào huyệt, những năm sau đó không biết do cải táng đúng huyệt hay do khí số của họ nhà Trần Phúc mà từ chỗ chỉ là thương nhân trong huyện, họ Trần Phúc bắt đầu có con cháu thăng quan tiến chức, làm ăn phát tài và nổi tiếng khắp cả hải ngoại, danh tiếng của ông nội của Hưng từ đó mà vang xa ra.

Đang độ tuổi trai tráng, ông Hưng không ngần ngại đi những nơi xa xôi cùng gia chủ để tìm thế đất tốt, trong một là ra vùng Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa chơi, ông Hưng mải mê tắm biển mà bị các dòng xoáy ngầm cuốn vào và dạt ra xa, những tưởng sẽ chết ở đây, nhưng phút cuối ông được một con thuyền đánh cá cứu giúp, nhà người đánh cá khá nghèo, lại nuôi mẹ già bị mù lòa, cảm tạ ân cứu mạng của ân nhân, ông bảo với người chủ thuyền ông là Thầy Địa Lý, ông có thể giúp họ đổi vận. Lựa chọn một ngày đàng nguyệt, ông cùng người chủ thuyền họ Phan bắt đầu tìm huyệt đất.

Tìm huyệt đất phải lang thang băng qua các khu rừng, sau đó tới biển lại phải nhảy qua các gềnh thác. “Cuối cùng cũng tới” ông Hưng vừa nhìn xung quanh, vừa nói cho mọi người cùng nghe. “ Tới rồi hả Thầy, tìm được huyệt chưa thầy” thanh niên họ Phan hồ hởi hỏi.

“ Haha, ông lại xem trọng tôi quá, Tầm long không đơn giản là tìm riêng một chỗ huyệt chôn mà phải tìm cho ra cả toàn bộ long mạch. Tôi lấy ví như huyệt kết là chỗ bông hoa thì ông không phải chỉ nhìn cái bông hoa mà phải nhìn cả cái cành có bông hoa. Phải làm như thế để biết sự cát hung của huyệt. Vì là chỉ nhìn bông hoa thì ông thấy hoa tươi tốt nhưng biết đâu trên cành hoa có sâu có rệp thì sớm muộn bông hoa sẽ bị ảnh hưởng của những bệnh tật ấy”. Ông Hưng lại nói tiếp “Tầm long ông có thể tìm mạch trước rồi thấy huyệt sau hoặc phát hiện ra huyệt rồi lại từ huyệt mà lần lên đến nơi phát tích của mạch hay còn gọi là tổ sơn đấy và trong quá trình đó quan sát toàn bộ hình thế của long mạch.

Sau khi tìm thấy long mạch rồi thì tìm đến huyệt trường – là khu vực có đất kết. Long mạch cũng như cành cây, có cành có hoa có cành không. Mạch có huyệt kết phải đảm bảo có đủ long hổ ở hai bên khi mạch đã dừng lại…. Tôi nói ông hiểu chứ.”

“ Dạ nghe cũng hiểu sơ sơ, Dạ Thầy cứ tìm chỗ nghỉ ngơi đi ạ, mai mình làm cũng được”. Người thanh niên họ Phan cung kính đáp.

“ được rồi, mọi ông cứ tìm chỗ nghỉ ngơi, tôi cần làm một số việc”. Ông Hưng vừa nói, tay lấy ra la kinh la bàn dò xét phương hướng, sau khi mọi việc xong xuôi thì ông bắt đầu nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau trước một cánh rừng nhô ra phía biển, ông của Hưng dặn dò người thanh niên chuẩn bị cho việc hô thần đuổi quỉ . Phàm đất kết là báu vật của tạo hóa nên trời chỉ để dành cho người có đức. Do vậy, mỗi chỗ đất kết đều có một thần linh trông coi. Khi thầy địa lý tìm được đến chân long huyệt đích rồi thì phải có sự liên hệ với quỷ thần để tìm hiểu cơ duyên. Phép làm thầy địa lý có ba điều: Đối với mình phải tu đức hành nhân, không được tham tiền tài mà làm hại người. Đối với người xin đất phải chọn người có đức nhiều ít mà cho đất lớn nhỏ… Đối với sơn thần, thổ địa nơi có đất kết phải biết phép khu xử, sai khiến…

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ thì ông của Hưng bắt quyết tay trái ông cầm ấn cung Tý trùm trong tay áo. Ngón chân cái bên phải ông vạch chữ quỷ thần, ngón chân giữa vạch chữ “Tỉnh” rồi lấy chân trái đè lên mà đọc rằng: “Sao Tử vi giáng sinh, Ta nhận bẩm sinh, Trên vâng mệnh trời, chân đạp muôn núi muôn sông, miệng ngậm sáu đinh sáu giáp, hô thần thần khốc, hô quỷ quỷ kinh, phạm ta là tư, trách ta là sinh, các vị long thần chạy mau đi, lấy chân đạp đi, hung thần tẩu tán”.

Tức thì một quần trời mây đen kéo đến, che khuất cả vùng biển Vạn Ninh, sóng từ ngoài khơi xa bắt đầu có những con sóng dữ cao gần cả thước, trong rừng gió lùa từng đợt nghe lạnh thấu xương. Thanh niên họ Phan bắt đầu cảm thấy rung sợ.

Một giọng nói âm lãnh vang lên phía sau chỗ ông Hưng. “ đất này không dành cho người này, ngươi mau thu dọn rồi đi đi ,ngôi đất ấy thiên cơ đã dành cho người khác”, đó chính là vị sơn thần cai quản nơi đây.

Ông Hưng không cam lòng, chưa báo ơn cho ân nhân được, ông thật sự không cam lòng, đất là của thiên hạ, người nào tới trước thì người đó hưởng, chớ há gì đã có việc đặt chỗ sẵn, chờ thần nói hết, ông Hưng cố gắng làm phép di thần ra khỏi đất kết và phong ấn lại. Khế ước chư thần năm đó có nhắc “ phàm là Sơn Thần không thể ra tay đối với người , nhất là người làm nghề đạo thuật, địa lí , và ngược lại, người là nghề đạo thuật, địa lý phải tuân theo mệnh trời, nếu không sẽ trả giá đắt”.

Sơn thần hậm hực “ Phàm nhân toàn là những kẻ ngu dốt,ta đã có ý cảnh báo ngươi, ngươi lại làm trái mệnh trời, ta bất quá năm mươi năm sau phong ấn yếu đi ta sẽ thoát ra, còn ngươi phải đổi lấy trăm năm thọ mệnh, liệu có đáng”, giọng âm lãnh của sơn thần từ từ yếu đi, sau đó tan biến vào hư không.

Ông Hưng chỉ mỉm cười nhìn trời “ đời người là kiếp lãng du, ta chẳng may làm lữ khách, há có gì phải hối tiếc “. Thế rồi ông Hưng hối thúc thanh niên họ Phan nhanh chóng táng hài cốt cha mình vào đó.

Sau đó hai người rời khỏi khu rừng, trên đường về lại miền xuôi ông Hưng có chạm tráng một đôi Bạch Hổ ở vùng duyên hải phan thiết, đôi hổ dính bẫy của thợ săn, đang đói tìm được thịt cọp, ông Hưng định làm thịt, thì chợt thấy đôi Hổ ứa nước mắt, Hổ đực gầm những tiếng to thật lớn, nép mình qua cái bẫy bảo vệ Hổ cái, Hổ Cái hình như đang có chữa, ông Hưng thật không nỡ ra tay, ông cất giọng “ tao tình cờ đi ngang qua đây, tao không có ý hại chúng mày, nằm im thì tao cởi khóa bẫy ra cho, còn vồ là cho ăn kẹo đồng, nghe chưa ”, ông Hưng vừa nói vừa cười, tay vỗ vỗ vào túi đi săn, nơi đó có khẩu k54 cũ mà ông chủ Trần Phúc cấp cho phòng thân. Đôi Hổ như hiểu ý ông nên nằm im cho ông cởi khóa bẫy.

Bẫy này thật tàn nhẫn, kẹp đứt gần như toàn bộ phần gân chân của đôi Hổ, máu từ chân từ lâu đã nhuộm bộ long trắng của đôi hổ thành màu đỏ. Ông Hưng thò tay vào túi lấy ra lọ thuốc, ông bảo “ cũng may là hai bây gặp tao, gặp thằng thợ săn đi thăm bẫy là hai bây chết mẹ với nó rồi”. Vừa nói ông vừa bôi thuốc của ông vào vết thương, ông xé áo mình ra rồi quấn băng lại cho nó, loại thuốc mà ông băng cho nó chính là loại thảo dược mà loại bìm bịp hay ăn trị thương, người ta thường tìm những tổ bìm bịp con, canh lúc bìm bịp mẹ bay đi kiếm ăn, người ta bắt mấy con chim con bẻ chân nó bỏ đó, sau đó bìm bịp mẹ bay về thấy con mình bị thương sẽ đi tha loại lá thuốc quí đó, về nhai rồi đắp vào vết thương, sau vài tuần bìm bịp con lành hẳn, bay nhảy như chưa có chuyện gì xảy ra. Ông Hưng tình cờ thấy được bìm bịp mẹ bay đến một cái cây gọi là Sa Long Kim Tinh, cây này là loại cực độc trong giới y học không thể dùng, sau đó ông thấy Bìm Bịp mẹ lại bay vào thác nước suối, đem lá Sa Long Kim Tinh đang ngậm thả vào dòng nước, sau đó lại nhặt lên thả khi nào lá ướt hết, bìm bịp mẹ mới ngậm lại và bay về tổ.

“ Thì ra Sa Long Kim Tinh cần phải tẩy rửa ở nguồn nước sạch mới có công dụng”, từ đó ông nghiên cứu và chế ra loại bột Sa Long Kim Tinh, khi bị vết thương, chỉ cần bôi vào là hết. Đôi Hổ sau khi được ông băng bó, dường như đã đỡ hơn, nhưng không thể di chuyển, chỉ biết gầm gừ. Ông Hưng tính bỏ đi, nhưng nghĩ thợ săn có thể thăm bẫy bất cứ lúc nào, trong rừng lại nhiều loài khác có thể tấn công đôi hổ này, nên ông Hưng đành khiêng từng đôi hổ đến một cái hang gần đó, ông vừa khiêng vừa chửi “ Douma ăn cái giống gì mà nặng vãi cả đái, hơn trăm cân chứ ít gì”, Hổ Đực như hiểu ông đang nói nó, chân trước nó khuề khuề đầu ông ý chỉ “ tui ăn thịt người ó”.

Sau khi cho đôi hổ gần đó vào hang trú ẩn, ông đành đi một vòng rừng tìm ít con thỏ rừng làm thịt, vứt vào hang cho đôi hổ hai con, còn một con ông nướng ăn, trời cũng khá tối, ông quyết định ngủ lại rừng. Nhìn bầu trời đêm, ông bắt đầu đếm từng ngôi sao để xác định phương hướng băng rừng về miền xuôi. Ông tính đi để mặc sống chết đôi hổ theo quy luật “ thuận theo tự nhiên” của Đạo gia, nhưng ông lại cảm thấy thương cho các con hổ con chưa ra đời” nên ông quyết định ở lại ít hôm chờ con hổ đực lành hẳn rồi ông đi.

Ngày ông đi khỏi khu rừng là một ngày đầy nắng, ông tính ở lại vài ngày, vô tình lúc ông định rời đi Hổ cái lại tới lúc đẻ, ông đi chưa bao xa Hổ đực gầm thét như gọi ân nhân, tiếng gầm trong hang vang vọng cả khu rừng, ông vội quay lại xem chuyện gì xảy ra, ánh mắt Hổ cái nhìn ông như cầu cứu, vô tình làm “ bà đẻ”, ông vội vàng chuẩn bị công cuộc sinh nở của “ bà hổ”. Hổ cái đẻ rất mắn, được ba con hổ con, trong đó hai con hổ giống bố mẹ, và một con thì có màu long đen tuyền có vện màu vàng, ông chậc lưỡi “ cũng may là quay lại, thì ra hắc hổ được sinh ra từ một đôi bạch hổ là có thật”. Hổ Đực chưa đi được, cũng cố gắng lếch qua, lếch lại gầm gú các tiếng của động vật.

Ông Hưng vô tình phải nán lại them gần tháng, sau khi đôi bạch hổ gần bình phục, ông lúc này mới rời đi. Ngày ông đi hổ mẹ và ba con hổ con quỳ nhìn ông từ phía hang ông sờ đầu hổ con “ cố gắng sống sót nhé, quy luật của tự nhiên không cố kị bất kỳ loài nào”. Rồi ông xoắn tay áo lên đường, bỗng từ xa hổ đực chạy lại, trên miệng hổ đực đang ngậm một cái nanh như muốn ông lấy nó. Ông Hưng chần chừ, nhưng cũng đón nhận vừa nhìn ông vừa nghĩ “ Là một cái nanh bị sâu răng, vkl hổ lol”. Nhưng chắc cũng có tác dụng. Về sau chính cái nanh này được ông xâu thành sợi dây chuyền luôn đeo bên người, và được truyền lại cho ba Hưng, ông Hưng không hề biết rằng vật này về sau cứu cháu ông nhiều lần.

Ngày ông về tới miền xuôi, được người quen mai mối nên kết hôn với bà nội Hưng bây giờ, sau đó vài năm ông cũng có đi xem cho các nhà lân cận quanh vùng. Một thời gian sau đó ông đột ngột mất khi tuổi xuân còn đang chín muồi, bỏ lại người vợ và ba Hưng khi ấy vừa được hai tuổi, nhiều lúc nghe bà nội kể lại, ba Hưng không biết liệu khi ông Hưng mất có liên quan đến việc ông định huyệt cho người họ Phan kia không, hay do số trời đã định.

Cổng trường đại học VHS, Hưng bỏ ba lô xuống, Hưng muốn hít thở thử xem bầu không khí ở Sài Gòn hoa lệ này có khác dưới quê không, Hưng nhìn dòng người tấp nập, những ông tay to bụng bự lái những con xe lớn sang trọng, những cô công nhân môi trường đang quét rác, bỗng từ trên một xe sang trọng, có một cánh tay thò to đầy lông lá ra quăng chai nước vào thùng rác của cô công nhân, “ bộp” hụt rồi, “ bộp bộp” tiếng chai nước lăng long lốc trên đường, cái chai không vào thùng rác mà rơi ra ngoài, còn chiếc xe sang kia sau khi quăng đi cũng không thèm nhìn lại mà tăng ga chạy tiếp, cô công nhân cuối đầu nhặt cái chai lên bỏ vào thùng rác, những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt khắc khổ, dường như người đi đường ai cũng xem thường nghề môi trường, cái nghề mà giúp cho đường phố xanh sạch đẹp, những con người đóng góp cho xã hội thầm lặng. Ấn tượng của Hưng lần đầu tiên lên mảnh đất Sài Gòn là như thế, khác hẳn ở dưới quê của Hưng, Sài Gòn Hoa Lệ, đúng chứ Hưng cảm thấy đúng, “Hoa cho người giàu, còn Lệ ..cho người nghèo”.

-----------------------------

Đọc tiếp: Nhân quả phần 3 - Tân sinh viên

Đọc trọn bộ: Nhân quả - Lệ Phi Vũ 

Bản quyền thuộc về tác giả Lệ Phi Vũ 

Ma