04/06/2021 11:41 View: 29336

49 ngày sau khi chết cần làm gì để người thân siêu thoát?

Gia đình có người mới mất nên chọn mời những bậc pháp sư, cao tăng... đạo hạnh chân chính để làm lễ. Còn những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi, thì ta không nên cầu thỉnh.

nguoi cget 49 ngay, cong duc

Bố thí cho người nghèo lấy đức cho người đã khuất

Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.

Lưu ý rằng khi lấy di sản của kẻ chết làm việc phước đức, trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính tình có bỏn sẻn không. Điều này rất quan trọng, vì khi thấy gia đình người thân đem di sản của mình ra làm Phật sự hay bố thí, thấy vật dụng đó bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, người chết liền sanh lòng giận hờn, tiếc nuối, rồi khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo. Cho nên thiện tri thức hoặc người thân gia đình phải khai thị cho người chết những lời như sau đây:

“Ông/bà tên… Nay ta vì ông/bà mà đem di sản của ông/bà làm Phật sự hay bố thí. Làm như thế, tức là lấy của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, ông/bà sẽ được siêu sanh Tịnh độ, thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Ông/bà phải chăm lòng thành kính niệm Phật A-di-đà, cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản, ông/bà cần phải rời bỏ, chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm mới được. Vì những thế tài (tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại, ông/bà cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ông/bà, chúng đã thành vô dụng, còn luyến tiếc làm gì?”.

Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích. Kinh Vô thường đã nói:

“Sau khi người thân mất, gia đình nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm 3 phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma và Tăng-già (Tam bảo). Nhờ đó mà người chết dù nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phước lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mặc cho người chết để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi gì. Chỉ nhờ những công đức làm việc phước báu nói trên, người chết dù đọa vào Ngạ quỉ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích”.

Làm lễ tang đơn giản, hạn chế sát sinh 

Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội. Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sanh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sanh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sanh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát. Cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn trai giới, dù có khách khứa cũng không nên thiết đãi rượu thịt, tránh làm các thứ ô uế khác như phải cữ việc vợ chồng, giữ ngũ giới thập thiện, tuyệt đối không được sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.

Chọn Pháp sư, chư Tăng đức độ và đạo hạnh

Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. Còn những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi, thì ta không nên cầu thỉnh.

Nếu gia đình không biết đó là hạng pháp sư vi phạm giới luật, tịnh hạnh không nghiêm, không đúng đắn, ngông cuồng… thì người chết lúc này là thân trung ấm nên có sự cảm nhận rất bén nhạy, nếu biết kẻ ấy lừa gạt, người chết sẽ thất vọng sanh ra hối hận, tức giận, phải đọa vào khổ thú. Cho nên, gia đình phải cẩn trọng việc này..

49 ngày: Gia đình hãy tạo phước lành cho người quá cố

Nếu sau khi người ấy đã chết, có thể trong bốn mươi chín ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành, thì có thể làm cho người ấy vĩnh viễn xa lìa ác đạo, được sanh vào cõi trời hoặc cõi người, hưởng sự vui thù thắng vi diệu; quyến thuộc hiện tại cũng được vô lượng lợi ích.

Người chết đi, lúc chưa đi đầu thai, trong kinh đức Phật nói, khoảng thời gian này đa số con người là bốn mươi chín ngày, bảy cái thất. Đa số con người đều chuyển thế, hạnh nghiệp của họ thuộc vào cõi nào thì họ sẽ đi đến đó thọ báo. Trong thời gian này, mỗi bảy ngày họ có một lần biến dịch sanh tử, sự sanh tử này đối với họ mà nói cũng tương đối đau khổ, cho nên làm những Phật sự này, giúp họ giảm bớt sự đau đớn, tăng thêm phước báo cho họ, thế nên dạy bạn trong bảy cái thất này ‘rộng tạo phước lành’. Nếu bảy thất, bốn mươi chín ngày, mỗi ngày đều tu phước dùm họ thì phước của họ sẽ lớn. Người thế gian mỗi bảy ngày tu một lần, nói thật ra trong vòng bốn mươi chín ngày này, mỗi ngày đều phải tu, đây mới là thật sự giúp đỡ, duyên này sẽ vô cùng thù thắng. Người nhà, quyến thuộc hiện tiền phải hiểu đạo lý này, đây là mình và người cả hai đều được lợi ích.

Còn phương pháp tu phước: tụng kinh, niệm Phật hồi hướng cho họ, đây là việc làm có lợi ích nhiều nhất. Tu phước, rộng tạo các việc lành, trong đó bao gồm rất nhiều nhưng tụng kinh, niệm Phật là chính, nếu có khả năng đem tài sản, vật dụng của người mất đi làm các việc bố thí, vậy thì phước báo của họ càng lớn hơn nữa. Chúng ta đều phải hiểu rõ, người nhà, quyến thuộc có thể làm thay cho người mất.

Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký