Phàm phu chúng ta không có năng lực nhớ đời quá khứ, cho nên đối với thiện không muốn tu, không sẵn lòng tu; đối với ác cũng không sợ, cũng không muốn đoạn. Nguyên nhân do đâu vậy ?
CHÚNG TA ĐÃ TỪNG BỊ ĐỌA TRONG ĐỊA NGỤC, NGẠ QUỶ, SÚC SANH - VẬY SAO CHÚNG TA KHÔNG BIẾT LO SỢ VÀ TRÁNH ÁC TU THIỆN ?
Phàm phu chúng ta không có năng lực nhớ đời quá khứ, cho nên đối với thiện không muốn tu, không sẵn lòng tu; đối với ác cũng không sợ, cũng không muốn đoạn. Nguyên nhân do đâu vậy ?
Không biết những nghiệp nhân quả báo trong đời quá khứ.
Ở trong kinh Phật từng nói, có A La Hán (A La Hán đắc lậu tận thông, năng lực túc mạng thông của họ có thể biết quá khứ 500 đời) khi nhớ đến trong đời quá khứ tạo tác tội nghiệp bị đọa địa ngục A Tỳ chịu khổ chịu nạn, vừa nhớ đến tình trạng đó mà tâm còn run sợ, trên người rướm mồ hôi máu.
Sợ hãi ! Đã thoát khỏi từ lâu rồi, hiện nay đã tu hành chứng quả A La Hán, nhớ đến tình trạng lúc đó sợ hãi đến vã mồ hôi máu.
Phàm phu chúng ta có người nào mà chưa từng bị đọa địa ngục A Tỳ đâu ? Có người nào chưa từng trải qua súc sanh, trải qua ngạ quỷ chứ ?
Thời gian chúng ta trải qua trong ba đường ác đã quá dài rồi ! Đáng tiếc chưa có túc mạng thông nên không hiểu được, quên hết rồi, cho nên ngày nay dám làm ác, không chịu tu thiện, vậy thì còn cách gì nữa !?
Nếu như chúng ta có thể biết túc mạng thông, thì chắc chắn không còn tự cao tự đại nữa, bạn tự nhiên sẽ khiêm tốn ngay.
Thử nghĩ người cùng tu hành chung với chúng ta trong quá khứ đã tu hành chứng quả rồi, biết bao nhiêu bạn đạo đồng tu đều đã làm Phật, làm Bồ Tát, bản thân chúng ta vẫn còn rơi vào tình trạng này thì có gì đáng tự cao tự đại chứ ?
Tâm sám hối sẽ nảy sinh, tâm tự ti sẽ nảy sinh !
Chúng ta ngày nay được khuyên bảo hết lời, hết lần này đến lần khác, khuyên hoài khuyên mãi mà nghe giống như không nghe thấy vậy, bưng tai không nghe !
Hoặc giả nghe thấy, xem thấy, gật đầu cười cười, ra khỏi cửa đã quên sạch sẽ rồi ! Nguyên nhân do đâu vậy ? Không biết túc mạng thông, cho nên thuyết pháp thì rất khó khế cơ, đạo lý ở chỗ này.
Túc mạng thông là rất vô cùng quan trọng. Không phải chỉ biết được một đời, hai đời, A La Hán chỉ biết 500 đời, người ở thế giới Cực Lạc “Tự tri vô lượng kiếp thời túc mạng”, biết được thiện ác đã tạo và tất cả quả báo đã chịu ở trong vô lượng kiếp, đây là chân thật không thể nghĩ bàn.
NGÀY NGÀY LO LẮNG TAI NẠN XẢY RA, VÌ SAO KHÔNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT
Chúng ta nhìn thấy hiện nay trên địa cầu thiên tai dồn dập. Ngày ngày lo lắng những thiên tai này, trong tâm nghĩ đến những thiên tai này, vì sao không nghĩ đến Phật A Di Đà, nghĩ đến thiên tai làm gì? Nghĩ đến thiên tai, thiên tai sẽ đến. Nghĩ đến Phật A Di Đà, Phật A Di Đà đến ngay. Quý vị xem rốt cuộc bên nào hay hơn? Học Phật đã nhiều năm nay, đạo lý rõ ràng này cần phải hiểu, đừng suy nghĩ lung tung nữa.
Dự ngôn ra sao cũng được, tin tức của linh giới cũng được, chúng ta tiếp xúc hay gặp được, đối với họ cung kinh lễ phép. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, tuyệt đối không vì lời họ nói mà dao động, như vậy là đúng. Niệm rốt ráo một câu Phật hiệu, như ý kiết tường, pháp hỷ sung mãn, như vậy mới tương ưng với Cực Lạc. Suốt ngày nghĩ đến những việc đâu đâu, vậy là tương ưng với cực khổ chứ không phải Cực Lạc, hoàn toàn sai. Đây là quá trình khẳng định, chúng ta hiện tại không điên đảo, lâm chung không điên đảo, quả thật đều nhờ bổn nguyện Phật A Di Đà gia trì. Ngài đến cứu bạt, bạt là bạt khổ, một câu Phật hiệu bạt trừ tất cả khổ nạn của chúng ta, từ bi cứu tế.
Chúng ta niệm câu A Di Đà Phật này, tuy không phải chánh niệm mà có thể chánh niệm.
Chánh niệm là gì?
Hết thảy mọi vọng niệm đều không có, đó là chánh niệm. Bây giờ chúng ta niệm Phật A Di Đà, vẫn còn tạp niệm, nhưng chúng ta có thể đem câu A Di Đà Phật này thay thế cho tất cả tạp niệm, đó nghĩa là có thể chánh niệm. Nếu không thay thế được, nghĩa là công phu câu Phật hiệu này không đắc lực, không có hiệu quả, ta phải cố gắng hơn. Cố gắng từ đâu? Từ sự buông bỏ, buông bỏ vạn duyên. Ta còn điều gì chưa buông bỏ, ta còn âu lo, còn vướng bận, có tâm sự, như vậy là không được. Khi lâm mạng chung tuyệt đối không được điên đảo, nếu lâm chung còn điên đảo, như vậy không thể vãng sanh. Bình thường phải huấn luyện nhất tâm bất loạn.
Oai thần bổn nguyện, tổng kết thành một câu Phật hiệu. Một câu Phật hiệu chính là 48 nguyện, phải hiểu đạo lý này, chân tướng sự thật cũng như thế. Một câu A Di Đà Phật là cương lĩnh chung, là tiêu đề chung của 48 nguyện. Ta nắm bắt được nó là nắm bắt được toàn bộ, đều nắm bắt được. Quả thật như Kinh Hoa Nghiêm nói: “một là tất cả, tất cả là một”.
Xem thêm: Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?
H.T. TỊNH KHÔNG !
Tamlinh.org
(Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)