04/06/2021 11:45 View: 2649

Truyện ma: Pháp sư ký sự (Tập 12)

...Tôi từng tò mò về cuốn sách cổ toàn chữ Hán của cụ tôi để lại trong rương gỗ bí mật của gia đình. Tôi thấy ông nội tôi trân trọng lắm và ngày giỗ cụ thường hay mở hòm gỗ, thắp hương khấn vái, mang sách ra hong nắng cho đỡ mối mọt, tôi xớ rớ động tay vào là bị mắng ngay vì sợ trẻ con làm hư hỏng.

phap su ky su 13, truyen ma

Ông tôi cũng hay viết và dịch gia phả từ hán sang việt để con cháu đời sau biết về cha ông tiền tổ, bố tôi cũng học chữ Hán và tiếng trung phổ thông với mục đích đi Tq buôn bán chứ ko phải vì ham hố dịch mấy cuốn sách khó hiểu kia nên ông tôi ghét lắm, còn thấy tôi ham mấy chuyện tâm linh lại cháu đích tôn nên ông rất ưng và hay chỉ bảo dạy dỗ.

Cuốn sách để lại có mấy chữ Phong thủy chi thuật...

Theo lời ông tôi đọc và hướng dẫn cho tôi nghe sơ qua, cái lúc đó tôi hiểu cái mẹ gì đâu. Toàn những từ khó hiểu và đầy rối rắm như...“đông phương giáp ất mộc, nam phương bính đinh hỏa, trung ương mậu kỷ thổ, tây phương canh tân kim, bắc phương nhâm quý thủy” rồi “càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài” vân vân, có nhiều chỗ không thể hiểu được, mấy năm gần đây tôi cũng tìm đọc không ít tài liệu, tuy trình độ văn hóa có hạn, nhưng vẫn có thể tạm đối phó mà hiểu được ba bốn phần trong cuốn sách

Mười sáu chữ trong cuốn Phong thủy bí thuật thập lục tự này lần lượt là: Thiên, Địa, Nhân, Quỷ, Thần, Phật, Ma, Súc, Nhiếp, Trấn, Độn, Vật, Hóa, Âm, Dương, Không.

Cuốn sách này chẳng biết niên đại thế nào, cũng không rõ do ai viết, chỉ có điều nội dung bên trong hết sức uyên thâm, bao gồm cả sáu mươi tư phép biến của tám quẻ trong bát quái Phục Hy, kỳ thực tám quẻ ấy phải là mười sáu quẻ, truyền đến thời Ân Thương, vì mười sáu quẻ tiết lộ thiên cơ, nên bị thần linh xóa đi một nửa, thậm chí đến tám quẻ còn lại cũng không toàn vẹn. Nhưng người nào hiểu được dăm phần đã lợi hại lắm rồi, như Gia Cát Khổng Minh, gọn biết một hai phần đã giúp Lưu Bị vận trù trong trướng, chia thiên hạ thành thế chân vạc, Lưu Bá Ôn chỉ nắm ba phần, đã phò tá Chu Hồng Vũ gấy dựng cơ nghiệp nhà Minh trải bốn trăm năm.

Điều đáng tiếc duy nhất chính là cuốn sách chỉ có nửa quyển về kết cấu bố cục của mồ mả theo ngũ hành phong thủy, nửa còn lại viết về âm dương, bát quái, thái cực thì truyền đến tay ông nội tôi đã chẳng còn. Đọc sách bị rách mất nửa, có đôi chỗ nôi dung không nhất quán , vả lại câu chữ tối nghĩa khó hiểu, khó mà ngộ ra thâm ý bên trong. Tôi nghĩ, nếu có cả cuốn sách trọn vẹn, thì chắc sẽ dễ dàng hiểu hơn.

Về sự tích cuốn sách thì đại khái vậy nhưng thời xưa bên trung quốc chiến tranh liên miên nên vàng bạc của cải mang đi dấu rất nhiều, các triều đại đều lập 1 vài đội chuyên đi khai thác và truy tìm các của cải chìm nổi ngoài xã hội. Các đội này trực thuộc đại tướng chỉ huy, không thuộc các cấp dưới tướng chỉ đạo nên tự do hành động, có kim bài để đi hành sự luôn, tập trung cao thủ các phái... đông tây nam bắc đều có cao thủ, có quy ước trong nghề... và có cả các điều kiêng kỵ cũng như sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp.

... bỏ các phần tiểu tiết cả đám đi lên Cao bằng tìm vị trí chôn của..

Để các bạn tiện theo dõi thì tôi nói sâu hơn 1 chút về nghề đào mộ này.

Trong các phái trộm mộ của bọn sơ đẳng thì chủ yếu là dùng mũi ngửi, để duy trì độ nhạy của mũi, những thứ như đồ cay và bia rượu, họ đều phải kiêng hết. Chuyện ngửi đất đoán vàng này làm tôi nhớ đến nghề ngửi rắm đoán bệnh ở phương tây.

Người ta dùng xẻng sắt xiên xuống đất rồi rút ra đưa lên mũi ngửi các thứ mùi xẻng xắt mang từ dưới đất lên, ngoài ra còn dựa vào cảm giác ở tay khi đào đất nữa, dưới đất trống rỗng, hay có gỗ, có gạch ngói, cảm giác chắc chắn là khác nhau.

Đất mà xẻng mang lên có thể quan sát rõ thành phần thổ nhưỡng, nếu có mảnh sứ, mảnh vải, miếng gỗ hay vàng bạc đồng chì sắt thiếc hay thủy ngân gì, hay cả đất nện, gạch ngói vân vân, những thứ ấy đều chứng minh dưới đất có mộ huyệt, đồng thời cũng có thể dựa vào các đầu mối ấy ước đoán niên đại cùng kết cấu bố cục của mộ cổ bên dưới.

Có điều thuật ngửi đất kia càng về sau thì càng thất truyền. Vì về sau các gia đình có tiền của đều bôi độc tính vào đồ vật. Nên khi mang lên ngửi dễ dính độc mà chết nên sau ai nấy đều sợ mà bỏ nghề.

Tôi nghe người lớn trong nhà kể chuyện tìm kho báu, cao thủ đích thực không cần dùng mũi ngửi hay nếm đất, toàn cách đần độn cả, người có bản lĩnh chỉ cần đi đến một nơi, nhìn qua một cái là biết ngay dưới đất có mộ cổ hay không, chôn ở vị trí nào, kết cấu ra sao. Phàm nơi nào phong thủy cực tốt, ắt có mộ lớn, người được chôn trong ấy, sinh thời chẳng hạng tầm thường, trong mộ chắc toàn là bảo bối. Đại hành gia chân chính đều coi khinh mấy cách như nếm ngửi, bởi nếu đất đai không đủ khô ráo, hiệu quả cũng giảm đi rõ rệt, hoặc bị thả độc thì coi như chết chắc. đặc biệt là ở vùng Cao Bằng đất đai trù phú, lượng mưa nhiều, hàng bao mộ cổ đều chìm ngập trong nước ngầm, tầng đất ở chỗ ấy đã bị xối cho nát be nát bét ra rồi. Nên nếu xài các cách thông thường thì khó có thể phát hiện ra cổ mộ chôn cất kho báu.

Ông tôi nói: Nghề đào trộm mộ này ngày xưa rất được coi trọng cả thảy phân ra làm bốn lưu phái Đông Tây Nam Bắc, đến những năm khi nhà Thanh sụp đổ, nhân tài rơi rụng, đã chẳng còn lại được mấy người, vài người sót lại cũng đều rửa tay gác kiếm chẳng làm nữa rồi. Đám đi đào mộ bây giờ toàn lũ trẻ ranh hay toàn là lũ trai làng nhàn hạ, kéo bè kéo lũ đi đào mồ quật mả, nào có biết các quy định “hai không lấy một”, “ba hương ba lạy thổi đèn mò vàng” của nhà nghề, ôi, biết bao đồ quý giá đều bị hủy hoại trên tay chúng cả.

Cả đám người thầy tàu đi vào rừng khoảng 3h chiều mà càng vào sâu rừng càng tối, cả đám quyết định leo lên 1 đỉnh núi cao để quan sát phong thủy và thiên văn, hỗ trợ đám thầy tàu là mấy người bản xứ. Nhóm có khoảng hơn 10 người. Bên thày tàu có 3 người, 2 nhóm khác cũng 3 người, 4 người dân tộc kiêm đào đất, 2 người lính mang theo hòm vũ khí do quan tây cũng cấp theo yêu cầu. 1 bản đồ về vị trí tương đối của kho báu.

Từ trên đồi cao sau một hồi quan sát, giữa trời chiều tầm 6h chỉ có tiếng chim kêu vượn hú thì mọi người bấm tay nhau nhìn về phía sườn núi .... có bóng 1 người con gái mặc đồ trắng đang tha thẩn ở phía xa xa...

------------------------

Xem tiếp: PHẦN 13: CHẠM TRÁN

Xem trọn bộ: (Tập 1)      (Tập 2)      (Tập 3)      (Tập 4)      (Tập 5)        (Tập 6)     (Tập 7)    (Tập 8)     (Tập 9)     (Tập 10)    (Tập 11)      (Tập 12)     (Tập 13)       (Tập 14)

Bản quyền thuộc về tác giả Hoàng Tùng

Ma