04/06/2021 11:45 View: 3260

Truyện ma: Pháp sư ký sự (Tập 14)

... Tôi liền cắt ngang câu chuyện của ông đang kể bằng câu hỏi. Trong quá trình tìm mộ chắc hẳn phải có những điều kì dị lạ lùng từ các xác chết chứ nhỉ... ví như các xác còn nguyên, các xác không còn nguyên... hoặc các xác đã hóa cương thi...

phap su ky su 14, truyen ma co that
Ông tôi chỉ cười và nói.

- Trong quá trình tìm mộ thì để tôn trọng người chết, nhất là các xác chết của quan lại công thần, các tay trộm mộ thường dùng tiếng lóng gọi các xác chết là bánh bao. Vì đa phần người chết khi an táng, thường được bọc bằng 1 đống vải vóc quần áo hoặc xác chết bị trương lên như chiếc bánh bao. Còn các trường hợp xác không tiêu, xác hóa cương thi thì cũng tùy trường hợp mà gọi... như bánh bao thối là chỉ các xác chết chưa phân hủy hết nhưng xác được tẩm yểm các loại độc dược, vô ý không cẩn thận đưa tay vào mó máy, dễ bị nhiễm độc mà chết....

Đoàn tìm mộ của cụ tôi ngồi quanh đống lửa và thảo luận cho buổi sáng ngày mai bắt đầu đi sâu vào rừng để tiến hành tìm kiếm và đào bới
Điều thầy tàu băn khoăn nhất chính là ngôi mộ cổ trong hang núi, mà cụ đã thấy thấp thoáng bóng thần giữ của. Nhưng điều đặc biệt ở đây là cụ và mọi người nhận thấy, các tiểu quỷ và thổ thần khu vực này không thấy đâu hết

Vậy có thể suy đoán thần giữ của ở đây không phải được trấn yểm theo phương pháp thông thường mà phải được 1 cao thủ phép thuật trấn yểm kiểu tàn độc và bí truyền kết hợp với thế đất nên sinh ra 1 tà thần có khả năng khôn lường, thao túng cả khu vực núi này.

Nếu nói ra có thể như Ngộ Không quản lý cả ngọn Hoa quả sơn vậy .

Thày Tàu quan sát kỹ lưỡng địa hình quanh vùng, rồi đối chiếu với cuốn âm dương phong thuỷ bí thuật, sau đó lại lấy la bàn ra xác định phương vị bát quái, trong lòng ngầm reo:

- "Coi như đã tìm đến nơi rồi, trong hẻm núi này ắt có mộ cổ của tiền nhân, nhưng..."

Câu nói bỏ lửng, nhưng toàn cao thủ nên ai cũng hiểu ý thầy tàu muốn nói.

Tuy phong thuỷ nơi đây không đủ để mai táng đế vương, nhưng táng quan lớn như đại tướng quân hay vương gia vạn hộ thì dư sức, đợi đến khi trăng trôi giữa trời, ánh trăng sẽ chỉ đường cho mọi người đến vị trí của cổ mộ

Thứ mà người chết trong huyệt mộ nơi này muốn có được chính là dòng khí lành, tinh hoa của nhật nguyệt, trong cuốn sách phong thủy cụ tôi để lại, ở chương chữ "Thiên" có giải thích tường tận, tuy một số đoạn nội dung câu chữ không hiểu mấy, nhưng khi kết hợp quan sát thực tế cũng không khó suy đoán ra được tám chín phần.

Cụ tôi cũng ngẩng đầu nhìn bóng trăng trên trời, rồi lấy la bàn ra đối chiếu, lại nhìn quanh hai bên hẻm núi một hồi, sau cùng cũng xác định được vị trí, hẻm núi này khả năng có rất nhiều mộ cổ, nhưng ngôi mộ quan trọng nhất, cũng là mộ của quý tộc có địa vị nhất, nằm ngay dưới chân chúng tôi. Nếu tính chính xác thì có thể đào xuyên xuống dưới đất mà không cần phải đi vòng xuống lối thác nước cách đó mấy chục m.

Thác nước đó chỉ là 1 vật nghi binh và cung cấp sinh khí cho khu mộ..

Ông tôi có kể thêm

"Từ xưa đến nay ở Trung Quốc, sự kiện trộm mộ sớm nhất được ghi chép lại xảy ra cách đây chừng ba nghìn năm về trước, đó là thời nhà Chu, chính là nhà Chu trong Tam Hoàng Ngũ Đế, Hạ Hậu Thương Chu, nhà Chu cũng chia làm hai thời kỳ, Đông Chu và Tây Chu, chính là vương triều được mấy người bọn Khương Thái Công phò tá, cơ nghiệp những hơn tám trăm năm, trong sách Phong Thần Diễn Nghĩa, thời ấy, tổng cộng có ghi chép về hai vụ trộm mộ lớn, một là mộ của Chu U Vương bị trộm, trong mộ của Chu U Vương phát hiện ra thi thể trần truồng trông y như còn sống của một đôi trai gái trẻ, làm bọn trộm sợ hãi quay người chạy thục mạng; còn trong mộ vua Thang thì đào lên được một cái mai rùa rõ lớn, bên trên khắc toàn chữ Giáp Cốt..".

Ờ.. mà những thứ kì bí hay kì quái thì toàn xuất phát từ trung quốc cả, chứ VN mình có cái mẹ gì đâu. Khi đi tìm mộ họ thường mang theo đèn, hay nến, hay đuốc... sau đó đốt lửa và thả vào hầm nếu đào thấy. Lửa tắt thì rút lui... vì có thể có ma, nguy hiểm đến tính mạng. Mà ngay cả bây giờ, dù đào giếng hay đào hầm... nếu thấy cái hang quá sâu không xác định thì người ta cũng làm vậy. Hoặc thả con gà xuống, nó chết thì không nên xuống.

Tôi bảo ông tôi.

- Ma quỷ gì.. mê tín quá ông nhỉ..

Ông tôi đáp:

- " Thực ra các thắp đèn nến...cũng chưa chắc vô dụng, chất lượng không khí trong hầm mộ không tốt, nếu nến không cháy nổi, người vào đấy chắc chắn là sẽ trúng độc mà chết, mấy điều này có thể giải thích dưới góc độ khoa học được. Với lại trong mộ cổ làm sao có ma được? Đó đều là truyền thuyết mê tín, mà cho dù có đi nữa thì chúng ta cũng không phải lo, những người đi tìm mộ luôn chuẩn bị hết mấy món kỵ tà như móng lừa đen, gạo nếp đây cả rồi. Tóm lại một câu, đi trộm mộ thì đừng tin tà ma, nếu sợ ma thì đừng có đi trộm mộ."

Cơ mà đây là câu nói của những người thuộc tầng lớp xhcn, 1 thời kì bài trừ mê tín dị đoan, bôn xê vích... chứ ma quỷ thì chưa ai dám nói là không có. Và có nhiều điều khó hiểu xảy ra mà không ai có thể giải thích được, nhất là có những việc xảy ra mà người trong cuộc chỉ biết... sống để dạ... chết mang theo. Không dám hé lộ nửa lời vì có thể ảnh hưởng tới cả họ nếu tiết lộ.

Ông tôi kể tiếp...

"Khi sắp đào đến hầm mộ thì phải thận trọng, một số mộ bên trong có đặt các bẫy phòng trộm, mộ cổ thời Bắc Tống, Liêu, Kim không giống thời Đường về trước, trước thời Đường, trong mộ đều đặt các bẫy như tên ngầm, đá tảng, đến thời Bắc Tống, kỹ thuật phòng trộm đã tương đối hoàn thiện, nhất là mộ của một số quý tộc, không thể lớn như mộ của vua chúa, số người động viên được cũng có hạn, đương nhiên điều này chỉ là tương đối mà thôi, đồ bên trong tuyệt đối không thể là những thứ rẻ rúng được, nếu không thì đâu thể xứng với miếng đất phong thủy đẹp thế này.

Những ngôi mộ tương tự như mộ của người Kim cuối thời Bắc Tống này, thường sử dụng kỹ thuật phòng trộm mà theo tiếng Hán gọi là "Đỉnh lưu ly lửa rồng giữ báu" tương đối thịnh hành vào thời bấy giờ, kết cấu kiểu này hết sức tiên tiến, hầm mộ trống rỗng, trên trần được rải một lớp ngói lưu ly cực mỏng, bên trên đặt những túi dầu hỏa long của Tây Vực, trên nữa là một lớp ngói lưu ly khác, sau cùng mới đắp nấm, chỉ cần bị ngoại lực tác động, nóc mộ sẽ vỡ tung, dầu hỏa long của Tây Vực gặp không khí sẽ bốc cháy, thiêu rụi xương cốt và những đồ tùy táng bên trong, khiến bọn trộm mộ tay trắng ra về.

Theo như phán đoán của tôi, cái dầu tây vực này có thể là 1 dạng phốt pho khô, gặp không khí liền cháy rất mãnh liệt, tiền đề của bom napan về sau này khi Mỹ ném xuống Việt Nam, cháy kiểu phản ứng hóa học thì chỉ có cháy vào đến xương, kẻ trúng bột cháy này chỉ có cháy thành than mà không cách nào dập lửa được.

Đương nhiên đây là biện pháp bất đắc dĩ, chủ nhân mộ chấp nhận đồng ư quy tận, cũng không để cho thây cốt của mình bị bọn trộm mộ phá hoại, loại bẫy này chỉ thịnh hành một thời gian vào thời Kim, Liêu, cuối thời Bắc Tống, sau đó lại xuất hiện loại bẫy tiên tiến hơn, "Đỉnh lưu ly lửa rồng giữ báu" nhanh chóng bị thay thế.

Thứ bẫy tầm thường này chẳng thể qua mắt nổi những đám trộm chuyên nghiệp. nhược điểm lớn nhất của nó chính là khi đặt bẫy rất cầu kì, dễ xảy ra tai nạn lạo động, và khi bị trộm mộ, đám đào mộ đào từ phía trên, chọc 1 lỗ cho không khí xuống khiến bẫy bắt lửa cháy, nên mộ phía dưới không sao, hoặc đào mặt bên từ từ dỡ ngói lưu ly trên đỉnh sẽ không bị vỡ.

Nhờ có 3 con chó săn canh gác nên mọi người chia nhau đi ngủ, sáng hôm sau bắt đầu định vị và đào bới. Trong mấy hòm mà mấy a lính mang theo có cuốc xẻng loại cực tốt, dao kiếm và súng đạn. Đào cả sáng thay nhau xuống dưới đất khoảng 10m thì thấy 1 lớp đất keo bết như đá vôi rất cứng, đào vào chỉ nghe tiếng keng keng tóe lửa như đào vào xi măng, dù đào rộng ra tới 6 7m2 vẫn thấy lớp đá kì lạ đó. Mọi người phán đoán là nắp hầm mộ nên nghĩ cách phá ra để chui xuống.

Tôi xen vào..

- Làm ít thuốc nổ như trong phim cháu vẫn thấy ấy ông nhỉ... bùm... xong..

Ông tôi nói:

- "Thuốc nổ chỉ có bọn nhà quê mới dùng thôi, đây là lớp đất dầm, trên nóc có bẫy bảo vệ, xung quanh vách mộ cũng không thể bị người xây xem nhẹ được, loại đất này được phối chế theo phương thức bí truyền của cung đình hồi ấy, bên trong có trộn nước cốt gạo nếp, còn cả nước đái trẻ con với đủ thứ bà lằng nhằng gì đấy, cứng hơn bê tông bây giờ nhiều. Công thức bí truyền này là của hoàng đế Bắc Tống, về sau Kim diệt Bắc Tống, mới lưu truyền tới tay bọn quý tộc người Kim và thường dùng để xây thành lũy, chứ xưa nào có bê tông cốt thép như bây giờ đâu, nên rất cứng"

Cụ tôi nghe lời thầy tàu bê một thùng dấm to tới, bảo mọi người lấy gáo múc từng gáo tưới đẫm lên lớp đất dầm, đợi sau khi tưới hết cả thùng dấm, tường mộ cũng bị bào mòn kha khá rồi, đừng thấy dấm ăn mòn không mạnh, nhưng đối với loại đất đầm phối chế theo công thức bí truyền này nó lại có công hiệu kỳ lạ, cái này gọi là vật nọ khắc vật kia, đợi đến lúc dấm ngấm hết vào đất, đất tự nhiên nhũn ra, đào tiếp thì chẳng khác nào đào đậu phụ cả.

Quả thật cái tương sinh tương khắc áp dụng cho tất cả mọi trường hợp, cứ cái nọ khắc chế cái kia, vậy nên chả mấy chốc khi hoàng hôn buông xuống, cái lỗ to như cái thúng đã được đào xong... mọi người soi đèn pin xuống chỉ thấy một màu đen kịt, gió lạnh từ dưới thổi ngược lên khiến ai nấy đều sởn gai ốc dù toàn là người có rất nhiều kinh nghiệm trận mạc...
Cái gì đang đợi dưới đó...

------------------------

Xem tiếp: PHẦN 15: CƯƠNG THI (Đang cập nhật)

Xem trọn bộ: (Tập 1)      (Tập 2)      (Tập 3)      (Tập 4)      (Tập 5)        (Tập 6)     (Tập 7)    (Tập 8)     (Tập 9)     (Tập 10)    (Tập 11)      (Tập 12)     (Tập 13)       (Tập 14)

Bản quyền thuộc về tác giả Hoàng Tùng

Ma