04/06/2021 11:45 View: 2704

Truyện ma: Pháp sư ký sự (Tập 13)

.... Với những người bình thường thì có lẽ không ai không khỏi run sợ khi giữa rừng già hoang vu như này, đầy rẫy thú rừng và các linh hồn dã quỷ có thể hại người thì hình ảnh 1 cô gái tha thẩn ẩn hiện giữa rừng sâu là 1 điều quá bất bình thường.

phap su ky su 13, truyen ma

Tuy nhiên với những pháp sư lão luyện và ở đây là 1 nhóm các cao thủ chuyên đi tìm kho báu thì lại là chuyện quá bình thường, ngoài 2 người lính đi theo phụ khiêng hòm vũ khí đang run rẩy ra thì ai cũng bình thản. 2 người lính này trong quân đội được tuyển chọn rất kĩ khi được đưa đi theo, cơ bắp cuồn cuộn, võ công đầy mình nhưng gặp chuyện tâm linh khó hiểu thì không khỏi bàng hoàng sợ hãi.

Mọi người quyết định hạ trại sớm để bàn phương án truy tìm vào ngày hôm sau, tối và đêm nay sẽ làm quen nhau, phân công công việc, làm các thủ tục theo bang phái của mình để hòng cầu bề trên giúp đỡ gia hộ, tai qua nạn khỏi, an ổn trở về..

Một lát sau dưới ánh lửa bập bùng, mỗi người đều cầu cúng theo bang phái, đưa các dược liệu vào đống lửa để tránh muỗi và côn trùng, những năm 1920 này, Bác Hồ còn đang du hí ở đâu chứ đã về Cao bằng đâu. Mọi người quây xung quanh nói chuyện...

Ông tôi nói, cụ tôi có kể sơ qua về nghề phong thủy truy tìm mộ như sau:

Trong lăng mộ của các bậc đế vương khanh tướng có vô số của cải báu vật, nhưng có thể nói những thứ ấy chỉ thuộc về chủ mộ thôi hay sao? Chẳng phải đều bóc lột của nhân dân hay sao, của lấy từ dân, theo lẽ phải dùng cho dân, sao có thể để chúng vĩnh viễn ngủ yên dưới đất với đám xương khô ấy được. Muốn làm gì thì phải làm lớn, lăng mộ trong dân gian cũng chẳng nhằm nhò gì, đa số là chẳng có gì đáng tiền, vả lại thó đồ của nhân dân thì tổn hại âm đức lắm.

Tôi từng nghe ông nội giảng về quy củ của đội ngũ tìm báu vật chuyên nghiệp, nó khác hẳn với bọn giặc trộm mộ bây giờ. Bọn ấy toàn một lũ khốn khó chơi bời, thó bừa, xuống tay quá tuyệt tình, mặc xác ông là trung thần hay lương tướng, kệ thây ông là quan lại hay dân đen, bới được ông nào xơi ông ấy, chẳng có quy củ gì, mà có quy củ gì đó thì cũng chỉ là mấy tên nông dân tự nghĩ ra, căn bản chẳng ra thể thống gì. Nghĩ sao làm vậy theo kiểu có kiêng có lành, tâm hồn đỡ day dứt

Đào mộ phái lại khác, phàm là khai quật mộ lớn, họ đều phải thắp một cây nến bên trong địa cung của hầm mộ, đặt ở góc đông nam. Sau đó mới mở quan tài để tìm tài vật, vật quý giá nhất của người chết, luôn mang trên người, một số mộ chủ là bậc vương hầu trở lên, miệng đều ngậm ngọc châu, mình đắp vàng ngọc, trước ngực còn có ngọc hộ tâm,trong tay chắp ngọc như ý, thậm chí cả hậu môn cũng được nhét bảo thạch. Lúc động thủ, không được làm tổn hại đến di hài người chết, phải nhẹ nhàng sờ nắn từ đỉnh đầu đến gót chân, sau cùng nhất quyết phải để lại cho người chết vài món bảo vật, trong lúc đó, nếu như ngọn nến ở góc đông nam hầm mộ bị tắt, thì phải trả ngay những thứ cầm được về chỗ cũ, kính cẩn rập đầu ba lạy, rồi men theo đường cũ mà chuồn ra.

Bởi theo truyền thuyết thì trong một số ngôi mộ có hồn ma, còn vì sao những hồn ma ấy không vào cõi luân hồi, cứ ở trong mộ cả trăm năm ngàn năm thì khó mà giải thích được, rất có thể là vì không nỡ rời xa sự vinh hoa phú quý khi còn sống, chết rồi vẫn ngày ngày trông coi đống của cải, gặp phải chủ mộ yêu của hơn mạng như vầy, thì chớ có gượng cướp đồ của nó.

Cụ tôi còn kể rằng, rất lâu về trước, hồi còn chưa giải phóng, phía Bắc cũng từng có vài tay "trộm mộ" nghiệp dư trẻ tuổi, hồi ấy còn chưa biết mấy vùng như Cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn... có mộ, bọn họ tìm tới một số nơi được nhắc tới trong gia phả để đào mộ lấy vàng, kết quả chẳng hiểu gặp phải cái gì, tất cả đều có đi không về, trong làng tôi cũng có vài người họ hàng ra đi như thế. Về cơ bản thì đói khổ mò đi kiếm chút đỉnh... ai dè kiến thức không có, chỉ dựa vào tay chân thì bỏ mạng là điều khó tránh.

Nhắc đến chuyện xưa, ông cụ đắm mình trong dòng hồi ức, trầm tư một lúc lâu mới cất tiếng: Cụ nói, mấy khu vực giáp với biên giới Trung quốc mà có núi cao vực sâu hiểm trở, thì tương truyền nơi ấy toàn là lăng mộ của vương công quý tộc thời xưa, ôm của cải vơ vét được của nước ta lẫn nước nó đem đi dấu, có điều nơi đó vắng người, lại có người rừng lui tới, có mấy ai đã tìm được đâu, nhất là nếu không nắm được 1 số bí thuật âm dương phong thủy, chắc chắn sẽ thất bại"

Trong rừng sâu núi thẳm, nguy hiểm quả thực quá nhiều, các loại mãnh thú, thậm chí là cả thời tiết thay đổi, môi trường tự nhiên đều có thể lấy đi tính mạng người ta, nếu đụng phải vũng lầy (thực ra là một dạng đâm lầy hình thành bởi lớp lá khô sau khi bị nước mưa bào mòn, nát rữa), sẩy chân sa xuống đấy, thì dẫu có là thần phật cũng chẳng thể thoát ra được.

Chuyện đào mồ trộm mả này, tôi học được một ít từ sách vở, còn phần nhiều là hồi trước nghe ông nội kể. Cụ tôi thì đã từng nhiều lần tham gia khai quật lăng mộ lớn, kinh nghiệm rất phong phú, nhưng những điều ông tôi biết được, đa phần đều nghe cụ tôi kể mà ra cả.

Xưa nay trộm mộ thường phân làm hai loại: quan trộm và dân trộm, quan trộm là loại ngang nhiên đốt đuốc vác gậy đi đào xới, chuyên chọn lăng mộ vua chúa mà ra tay. Sở Bá Vương Hạng Vũ cuối đời Tần, có thể coi là ông tổ của dòng trộm quan vậy, còn như đội trộm mộ thời Tam Quốc, bất quá chỉ là hệ thống hoá lại dòng trộm quan, hình thành nên dây chuyền tác nghiệp mà thôi. Trong dân gian cũng phân ra hai loại nghiệp dư và chuyên nghiệp, bọn nghiệp dư thì có thứ nào đào thứ nấy, dân chuyên nghiệp hơn một chút thì chỉ đi tìm mộ đám vương công quý tộc, mộ nhỏ hơn thì chẳng thèm để mắt.

Mấu chốt của việc trộm mộ nằm ở chỗ có tìm được mộ cổ hay không. Đây là một ngành học cực kỳ uyên thâm. Trung Quốc đã trải qua mấy ngàn năm thay triều đổi đại, biến hoá thịnh suy, cách xây dựng và chọn vị trí cho lăng mộ đế vương đều không giống nhau. Thời Tần Hán, trên làm sao dưới phỏng theo làm vậy, phần nhiều là mộ hình đấu úp, đấu úp tức là chỉ hình dạng giống cái ụ đất, như đem cái đấu đong gạo mà lật úp lại đậy lên trên vậy, bốn bề thấy rõ góc cạnh, đỉnh trên cùng là một sân vuông nho nhỏ, hơi giống kim tự tháp Ai Cập, chỉ có điều lăng mộ Trung Quốc nhiều hơn một cạnh, so với kim tự tháp của nền "văn minh thất lạc" Maya phát hiện ở Nam Mỹ thì giống nhau đến kinh người. Giữa chúng có quan hệ thế nào, chẳng ai đoán ra được.

Sau nữa đến đời Thanh, thời kỳ Khang Hy, Càn Long sức sản xuất và nền kinh tế đất nước được khôi phục mạnh mẽ. Phong cách kiến trúc của các lăng mộ cũng vì thế mà thay đổi, chú trọng hơn đến kiến trúc trên mặt đất, kết hợp với vườn cảnh và tông miếu tế tự. Do tiếp thu kinh nghiệm chống trộm của các triều đại trước, kết cấu của địa cung mộ thật thời Thanh kiên cố vô cùng, là loại khó xơi nhất.

Nhưng suy cho cùng, bất kể là triều đại nào, hình thức mộ táng hàng ngàn năm nay của Trung Quốc đều dựa vào bố cục ngũ hành phong thuỷ diễn dịch từ sáu mươi tư quẻ của Phục Hy, đều mong chiếm trọn hình thế của thiên hạ, tuy muôn hình vạn trạng mà chung một căn nguyên. Xét đến ngọn nguồn thì bất quá cũng chỉ là cầu đến tám chữ "trong vòng tạo hoá, trời người một thể" mà thôi.

Văn hoá mộ táng là nét đặc sắc của nền văn minh Trung Hoa, có ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc thiểu số như Mông Cổ, Hồi Khất, Thổ Phồn, Kim Xỉ, Ô Tôn, Tiên Ti, Xa Dân, Nữ Chân, Đảng Hạng... Cách thức, bố cục lăng tẩm của họ đều mô phỏng theo hình thức của Trung Nguyên, nhưng quá bán chỉ là bắt chước được bề ngoài mà thôi. Có thể nói, chỉ cần biết cách xem xét mạch hướng của núi non sông ngòi trong thiên hạ thì mộ cổ dẫu có chôn giấu sâu hơn nữa cũng dễ dàng tìm ra.

Nhưng những kẻ tìm ra thì ắt cũng không phải kẻ tầm thường. Phải có thần nhãn nhìn long mạch, địa thế phong thủy và có 1 cái đầu tính toán như thần.. và 1 số quyền phép nhất định. Cao Biền là 1 ví dụ...

Nói về kiến thức phong thủy thì rất là phong phú và đa dạng, ông Tổ của phong thủy có lẽ là Phục Hy khi phát hiện ra tiên thiên bát quái. Với lý lẽ Âm Dương... rất loằng ngoằng khó hiểu mà sau hậu thế bao nhiêu lần sửa chữa cải tổ mà vẫn đếch ai hiểu đc rõ ràng ra làm sao. Chỉ biết rằng khi Dương đạt tới cực đỉnh thì Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại. Thái Cực đồ cũng là nguyên lý phát sinh Âm-Dương.

Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái sinh vô lượng

Và còn rất nhiều những điều loằng ngoằng khác mà tôi sẽ từ từ kể tiếp..

Hiện tại nhóm người đi tìm cổ mộ theo sự giới thiệu của các quan Tây đang tụ lại ở đây. Trong nhóm giới thiệu xong có cả 3 Thầy bên mật tông chuyên bùa chú. Vì nể lời và cũng muốn phiêu du cho thỏa chí tang bồng nên xuất sơn theo lời mời gọi. Còn 3 người nhóm kia thì hình như thuộc Mao sơn phái thì phải. Lâu quá rồi kẻ còn người mất nên cụ tôi không nhớ tên. Chỉ nhớ 1 số chi tiết ấn tượng khi cùng hợp lực đối địch cả đường âm lẫn đường dương mà tôi sẽ kể về sau.

Còn 4 người dân tộc nói lơ lớ tiếng kinh lẫn tiếng TQ, và 3 con chó mực đen khá tinh khôn. 2 người lính kia mở hòm để kiểm tra và phát vũ khí cho từng người. Hoạ âm chưa rõ chứ họa dương thì nhan nhản... hổ tinh và gấu tinh rất nhiều, rắn độc và nhện độc thì vô số kể.

Trời dần về khuya.. mỗi người theo đuổi 1 suy nghĩ riêng, kẻ thiền người bấm độn, người nhìn sao đoán vận... tuy không ai nói với ai nhưng ai cũng biết. Đi lấy đồ của quỷ thần.. là 1 việc chẳng dễ dàng gì...

------------------------

Xem tiếp: PHẦN 14: BÁNH BAO THỐI

Xem trọn bộ: (Tập 1)      (Tập 2)      (Tập 3)      (Tập 4)      (Tập 5)        (Tập 6)     (Tập 7)    (Tập 8)     (Tập 9)     (Tập 10)    (Tập 11)      (Tập 12)     (Tập 13)       (Tập 14)

Bản quyền thuộc về tác giả Hoàng Tùng

Ma