Sau giấc ngủ dài không vẫy tai, tôi thức dậy khá sớm nhưng vẫn thấy hai ông lão dậy trước tôi và khề khà bên ly nước chè. Thấy tôi dậy, hai lão nhìn tôi cười rồi giục tôi đi làm vệ sinh, sau đó ăn cơm sáng rồi ra ngoài miếu xem kịch hay.
Ảnh minh hoạ
Sau khi vệ sinh xong, ngồi truyện trò lúc ăn cơm, tôi liền hỏi ông Trung...
- Thầy này, nếu chỉ là ma nhập bình thường, thì thầy cúng hay thầy chùa tới làm lễ, xin lỗi này nọ, rồi đốt ít vàng mã là thường giải quyết được sự việc mà, trước giờ con thấy vậy hoài à...
Ông trung vừa ăn nói...
- Tao nhìn về hướng đó thấy oán khí bốc lên, thấy có vẻ không ổn, lòng cứ bất an sao đó, nên thôi tí cứ ra xem, nếu ổn thì thôi, nhỡ đâu có việc thì âm thầm xử lý cũng được, nhỉ...?
Rồi lão quay sang lão Hiền tìm sự đồng tình... Ông Hiền gật gật nói giọng nuối tiếc..
- Pháp thuật của sư phụ và tông phái một đời có dạy cho tao, mà tao sợ không theo, thành ra giờ chỉ dùng được 1-2 lá bùa, khoán chú để chữa vài 3 căn bệnh đau đầu đau đít, khóc dạ đề... Nghĩ nó nhục...ngày đó mà theo, giờ cũng có thể phiêu lãng khắp nơi rồi...
Ông Trung cười lớn rồi nói...
- Mỗi người mỗi mệnh mà huynh..
Khi ông Hiền phụ vợ bê mâm cơm vào nhà, ở chòi chỉ còn tôi và ông Trung, tôi liền mạnh dạn nói...
- Thầy, con rất thích tìm hiểu về tâm linh, mà thật sự chưa biết con ma nó méo tròn như nào, thầy chỉ con ít kiến thức về tâm linh với, và làm thế nào giúp con trải nghiệm với ạ.
Ông Trung nhấp ngụm nước trà, nhìn tôi hồi lâu, rồi hỏi ngày tháng năm sinh, sau đó lão lấy trong túi ra một đồng tiền cổ, lão giơ một chỉ quyết họa bùa vào không trung, rồi lấy đồng xu đó ấn vào hai mắt tôi, miệng đọc chú ngữ rồi quát..
- Khai khai khai...
Hai mắt tôi cay xè, giật giật, đầu thầm nghĩ... lão già lol này nãy bóc ớt ăn, giờ cầm vào đồng xu ấn vào mắt tôi nên mắt cay quá... nước mắt giàn dụa.. bực không chịu được.. Ngần này tuổi đầu rồi rôi chưa gặp trường hợp nào như này cả... phải tôi, tôi đấm cho mấy phát...
...
Tôi đứng trên gò đất cao gần khu miếu, dựng chân chống giữa xe lên, rồi đứng ngó sang. Vì chọn vị trí này nên quan sát được khá rộng, xung quanh khu đất miếu là ruộng nước. Chuyện hôm qua ầm ĩ cả mấy xã xung quanh, chưa kể là qua một thông tấn xã viên vỉa hè thì tối qua đám trai làng ra đây giúp gia đình anh H, đã nghe lời thầy cúng làng nên đào đất chỗ tổ mối anh H đái, và họ đã đào trúng bờ tường đổ lâu năm.
Nghi bên dưới có hài cốt hay gì đó nên đám trai làng lấy búa đập tường để moi lên, ai ngờ mới đập vài nhát thì cả đám bỗng rú lên, người ôm đầu, người ôm bụng lăn lộn, mọi người tập trung xung quanh đó sợ quá đưa họ vào trạm xá. Thầy cúng sợ quá cũng xỉu luôn nên mọi người cũng chằng thầy lên xe máy đưa tới trạm xá luôn
Thế là sáng sớm nay, gia đình mấy thanh niên bị nạn đó cũng vội vàng sắp lễ lên miếu làm lễ tạ....
Để chắc cú, họ còn mời một sư thầy ở làng ra cúng giúp...
- Thầy tên gì vậy cô...? Tôi cúi xuống hỏi một bà cô đang cố lách qua đám đông, miệng liến thoắng tường thuật lại chuyện hôm qua..
- Thầy thích... thích... thích cái đéo gì ấy... tao quên rồi.
Bà cô ngẩng lên trả lời tôi, rồi lại tiếp tục len vào sâu hơn, tiến lên hàng đầu để thu thập thông tin, phục vụ cho quán nước, vì bà ta chính là bán nước ở gốc đa đầu làng, có lẽ nay giao cho con gái bán, còn bà chui vào đây hóng chuyện...
Tôi kéo thầy Trung leo lên xe cho dễ xem rồi nhìn xung quanh, các ruộng lúa cơ man nào là người từ các làng các xã khác chạy bu tới xem. Ở làng vùng xa, họ rất háo hức những chuyện như này nên họ đến từ sớm lắm. Đường làng đã đông người kéo tới, mà đường ruộng cũng không ít...
Trước một cái hố sâu tầm 6 - 70 cm, rộng khoảng 5x6m, lộ ra một bờ tường cũ, có lẽ bị đổ đã quá lâu rồi, xung quanh đó là đàn lễ của thầy chùa. Đàn lễ cũng đã được bầy biện khá đầy đủ, nhang đèn cùng tượng các vị phật thánh, và gần chục mâm lễ của các gia đình nạn nhân đêm qua....
Thầy chùa mặc chiếc áo cà sa, mũ kiểu Phật địa tạng, tay kiết ấn rồi nhảy nhót quanh bàn lễ, các con nhang đệ tử bu xung quanh, mặc áo lam xem chừng rất chuyên nghiệp, các phật tử làng kéo ra phụ thầy cũng khá đông, cũng mặc áo đồng phục của chùa, và đa phần toàn người già cả. Mọi người không dấu được vẻ tự hào khi được thầy sai bảo...
Tôi thấy dưới cái hố đã đào tối qua có các đám sương mờ màu đen luẩn quẩn không tan, nhìn rất lạ mắt... tôi hỏi nhỏ thầy Trung..
- Thầy có thấy đám sương mờ mờ màu đen kia là gì không thầy..
Thầy nghiêng đầu sang khẽ nói...
- Đó là oán khí, chắc dưới đó có cái gì đó không cam tâm nên oán hận nhiều, giờ oán hận vẫn lẩn quẩn ở đây, tuy nhiên không nhiều, nên cúng bái như này cũng không lo lắm, nếu được thì oán khí sẽ tan thôi...
Tôi gật đầu rồi xem tiếp, trời nay âm u nên mát, vì đêm qua báo mưa mà không mưa nên nay cũng không có nắng. Mọi việc vẫn bình thường như vậ, tiếng ê a đọc kinh của nhóm thầy chùa...nhưng đặc biệt là, trên đàn lễ của thầy không có hiện tượng gì. Không hào quang, cũng chả có thần thánh nào hộ đàn cả...
Đột nhiên có mấy chiếc xe ô tô xuất hiện, kèm theo cả mấy chiếc xe máy chạy tới, lại gần mới hóa ra là công an xã và công an huyện. Vừa lục tục nhảy xuống xe, một chú công an đã cầm chiếc loa tay ra rả nói...
- ...Đề nghị bà con giải tán, giữ gìn trật tự, mọi việc đã có bên chính quyền giải quyết, đề nghị sư thầy dẹp bỏ đàn lễ, và mong bà con không tuyên truyền mê tín dị đoan...
Các anh công an thì dùng loa thông báo, còn các chú trật tự và thanh niên tình nguyện thì te tái chạy lăng xăng ra chiều công bộc và hăng hái lắm. Họ căng dây khoanh khu vực đào bới lại, lấy dùi cui gạt dân ra, ra lệnh cho các ra đình thu dọn mâm lễ khỏi chỗ đào bới.. Họ ào xuống làm cứ như kiểu dưới bức tường là hũ vàng không bằng, trẻ trâu như tôi lại nghĩ dại, chắc không làm nhanh thì đám dân ngu nó cướp mất...
Các già thấy thầy chùa bị bắt ngưng đàn lễ thì tức lắm, xông tới mồm năm miệng mười tranh cãi với đám công an, chả ra dáng phật tử gì cả. Có lẽ với họ, họ đang cãi nhau giúp thầy là để bảo vệ chánh pháp...
Còn các công bộc của dân thì dù sao cũng là người làng người huyện nên không làm căng lắm, chỉ gạt dân ra cho lãnh đạo xuống ngó hố đất, bờ tường... rồi chỉ chỏ bàn tán. Cuối cùng, một vị vời anh công an cầm loa tới, tay lấy cái loa rồi nói...
- Bà con chú ý, đây chỉ là do đất lâu ngày nên dưới bờ tường tích tụ khí độc, do vậy những người tham gia hôm qua đã bị ngộ độc chứ không phải ma quỷ như bà con nói. Xin bà con bình tĩnh và tránh mê tín dị đoan...
Tiếng dân bàn tán xôn xao, không chịu phục, người dân chỉ giãn ra chứ không ai về, lại còn bu tới ngày một đông ...
Anh công an mang hàm đại úy ra hiệu cho một cậu thanh niên tình nguyện mang búa xuống, sau đó bảo anh ta đập bức tường ra. Anh thanh niên mang tư tưởng của thời đại 4.0, khoa học và kĩ thuật hăm hở vác búa nhảy xuống dưới hố... Anh ta nhìn đám dân đen đang im lặng lồi mắt ra nhìn với vẻ mặt vừa tò mò vừa lo lắng nên khoái lắm, nhổ bãi nước bọt vào tay, rồi xoa xoa vào nhau, nắm chắc cây búa để thực hiện lệnh của sếp..
Đột nhiên, tôi thấy dưới bức tường những luồng khí đen cuồn cuộn bốc lên như đốt chiếc lốp xe đạp.. Chỉ một lúc đã phủ đầy khu vực đó, bao trùm cả lên mấy anh công an. Lão Trung khẽ nói..
- Thôi xong rồi...
Tôi quay sang ông Trung hỏi..
- Thầy, khí đen kia là cái gì...
Lão nói mà mắt không rời cái hố...
- Sát khí...
Tôi nói...
- Sát khí là gì ạ...
Ông Hiền ghé sang trả lời hộ ông Trung...
- Hôm qua tao nói rồi đó.. phàm là những vật có tính gây nguy hiểm cho con người đều gọi chung là sát. Ví dụ như con dao, cái kiếm, ngọn chông, cái kim...đều tạo ra cảm giác nguy hiểm, cảm giác đó là sát khí. Hay trong phong thủy, các cạnh mái nhà, đòn giông, cạnh mái sắc nhọn hướng vào nhà đều gọi là sát, nên mới có các cách hóa giải hung sát, sát khí.. các vật sắc nhọn gọi là sát vật, còn các đồ vật có linh tính, có sát ý hại người gọi là quỷ sát vật... Nếu đồ đã qua thờ cúng thì gọi là thần sát vật...
Như tao đã nói, có hai loại sát vật, một là tĩnh sát và hai là hoạt sát...
- Tĩnh sát là động vào nó nó mới hại mình
- Còn hoạt sát là nó ghét nó sẽ hại mình...
Hiện tại, vật dưới kia chắc chắn có linh trí, nên khi thấy công an bảo đập tường, sát ý của nó tỏa ra nồng đậm, sát khí kèm theo oán khí nữa thì mấy thằng kia toi rồi...
Oán khí và sát khí là cái gì vậy... tôi ong ong trong đầu...
Lão Hiền nói..
- Oán là những nỗi thù hận, bực tức trong lòng với ai đó, hay với cái gì đó, chưa giải tỏa được, thường tìm cách trả thù để giải toả oán khí. Oán khí có thể duy trì hàng chục, hàng trăm, có khi hàng ngàn năm chưa tan được.... Còn sát khí thì khác, nó muốn giải quyết đối thủ ngay và luôn lập tức nên rất nguy hiểm...
Đột nhiên đám đông gào rú lên rồi bỏ chạy toán loan về phía sau. Thầy chùa đang đứng gần hố, quần áo thùng thình nãy giờ chắp tay ra sau nói chuyện với mấy phật tử mà thoắt phát xách quần chạy như bay, hơn cả công phu lăng ba vi bộ của đoàn dự... Sau lưng là đám phật tử già cả.. quăng cả cờ phướn mà chạy, mà chạy nhanh hơn thanh niên mới ghê...
Vì trong khi chúng tôi đang chém gió, thì anh thanh niên tình nguyên đã vác búa đập xuống bức tường, nào ngờ mới được 3- 4 phát thì tự nhiên chiếc búa khá chắc chắn gãy làm đôi, đầu búa theo lực vung văng về sau trúng ngay mặt đại úy đang đứng gần đó làm bay 7 8 chiếc răng cửa. Lão đổ vật xuống ngất ngay tại chỗ. Đồng thời anh thanh niên tình nguyện trúng sát khí chi thân cũng đổ vật xuống xùi bọt mép giãy giãy... Tình huống rất chi là nhốn nháo
Dân tình náo loạn bỏ chạy, vừa chạy vừa hô..
- Ố dồi ôi, quỷ vật chết người, quỷ vật chết người... chạy mau bà con ơi...
Dân tình hoảng loạn chạy dạt ra, sư sãi cũng quăng đồ chạy mất dạng, chỉ có thầy Trung nhanh như cắt chạy ào về phía cái hố, tay thò vào trong túi vải lấy ra một lá trấn sát phù, một tay bắt chỉ quyết, họa phù vào không trung miệng đọc chú ngữ...
...Bắc phương hắc đế tinh quân, nam phương lôi thần, hô gọi cả trời đất, thần phù tự thông minh, quét hết trừ hắc ám, vô biên trấn sát thần, nếu trái trấn sát lệnh, có lệnh chém tà thần, chư thần tùy vận hành, cấp cấp như luật lệnh...
Tôi cong đít đuổi theo thầy cho kịp, cũng đ*o hiểu sao tự nhiên tôi lại chạy theo nữa, tôi chỉ kịp ngoái lại bảo lão Hiền..
- Giữ cho cháu đôi dép..
Rồi tiếp tục chạy xuống...
-----------------------------
Xem trọn bộ:
(Tập 1) (Tập 2) (Tập 3) (Tập 4) (Tập 5) (Tập 6) (Tập 7) (Tập 8) (Tập 9) (Tập 10) (Tập 11) (Tập 12) (Tập 13) (Tập 14) (Tập 15) (Tập 16) (Tập 17) (Tập 18) (Tập 19) (Tập 20) (Tập 21) (Tập 22) (Tập 23) (Tập 24) (Tập 25) (Tập 26) (Tập 27) (Tập 28) (Tập 29) (Tập 30).
Bản quyền thuộc về tác giả Hoàng Tùng