04/06/2021 11:35 View: 886

Truyện ma: Trục vong Phần 1

tuổi thơ tôi gắn liền với cảnh làng quê , thiếu ăn,thiếu mặc,thiếu đủ thứ!chỉ có những trò chơi,trò phá hoại thì chưa bao giờ thiếu.
tất cả trẻ con quê tôi,6-7 tuổi đều đã sõi việc,trông em,coi nhà nấu cơm.tất cả những việc vừa sức đều phải làm.đôi khi còn dc coi như 1 lao động chân chính trong nhà.

làng tôi nằm ở giữa,xung quanh 4 bên có núi đá vây quanh,phía tây của làng có 1 cái đập và 1 cánh rừng ngày đó thường dc nghe bà cố kể ở cánh rừng ấy ngày xưa nhiều hổ lắm, mỗi khi người làng muốn đi đâu qua rừng phải tập trung thành 1 nhóm,đi và về trước khi mặt trời xuống núi.đi trễ dễ bị hổ vồ.làng cũng có vài ba người mất mạng trong bụng hổ rồi.tới thời tôi thì chả còn con hổ nào,nhưng rắn,trăn và động vật hoang dã nhỏ thì còn khá nhiều.
1 góc của bìa rừng cũng là đất thánh nơi an nghỉ của tổ tiên chúng tôi,chả biết nó nằm ở đây bao lâu và chứa bao nhiêu hài cốt,chỉ biết nó có từ rất lâu ,rất lâu rồi,có khi 1 miếng đất ấy chôn chồng lên nhau 2-3 lớp hài cốt,cố tôi bảo ngày xưa cố dc nghe kể trong làng có người giỏi phong thủy ,địa lý,họ xem và thấy nơi này thích hợp làm đất thánh nơi an nghỉ ngàn thu của làng.

ngày đó ngoài thiếu ăn,quê tôi còn thiếu cả cái đốt(tất cả rơm ,rạ)sau vụ mùa đều phải để dành cho trâu ,bò, ăn trong những ngày mùa đông mưa phùn gió bấc, những ngày ko chăn thả dc ,nên mặc nhiên tất cả mọi nhà phải tìm cái đốt thay thế,cánh rừng là nơi lý tưởng nhất,nhưng nhà nước cấm ko dc chặt phá, chỉ dc nhặt nhạnh mấy cành cây khô rớt xuống,hoặc cắt cỏ tranh,những thực vật dây leo linh tinh ở sát mặt đất thôi.

ngày hè là những ngày vui nhất của bọn trẻ chúng tôi,ngày nào cũng tụ tập 1 đám,đem bao tải đi lượm lá khô trên rừng về đun(người lớn thì mang theo quang gánh,cắt cỏ tranh này nọ) sở dĩ háo hức vì mùa hè trên rừng trái cây dại cực nhiều,có sim tím,có chấm muối,có quả mẫu đơn và hàng hà sa số trái cây dại.ăn no tối về chả thèm ăn cơm. trên ấy chúng tôi còn tổ chức chơi trốn tìm chui ra chui vào mấy cái hang,mấy cái hào còn sót lại từ thời chiến tranh.

1 ngày đẹp trời tôi cao hứng xách đôi quang gánh của mẹ lên rừng,đám bạn thấy tôi mang theo quang gánh thì cười ngặt,cười nghẽo,vì nhìn tôi chả khác gì cây nấm di động,cái quang thì dài lê thê,tôi gánh trên vai nó chỉ là là cao hơn mặt đất 1 chút xíu.bản thân tôi đã nhỏ con, đầu còn đội 1 cái nón lá to tổ chảng.ai nhìn thấy cũng phải bật cười.
sau khi gom nhặt đầy 1 cái quang , lại vui chơi thỏa thích rồi ,chúng tôi tập chung hò hét nhau ra về,nhưng tôi cố hết sức,kéo lê mãi cũng ko thể nào nhấc nổi đôi quang lên,cái quang hồi nãy còn cách mặt đất cả gang tay ,giờ dưới sức nặng cuả mấy bó củi nó nằm thẳng đơ trên mặt đất.loay hoay mãi cũng chả có cách nào nhấc lên được ,tôi đành kêu lũ bạn về trước ,rồi kêu dùm mẹ tôi lên gánh củi về dùm tôi.
tôi la cà mò qua chỗ mấy bác gái cũng đi lấy củi ,đang ngồi nghỉ ngơi ,nói chuyện rôm rả.khúc này gần khu nghĩa trang của mấy người đạo phật(quê tôi lương.giáo ko chôn chung,mỗi bên chôn 1 khu khác nhau) làng tôi thì gần như 90 % theo đạo thiên chúa.số còn lại thì là các đạo khác,có phật,có đạo mẫu...

ngày xưa 100% là theo đạo TC, ở làng có 1 nhà thờ cổ,trong làng thời chiến tranh bị bom đạn cày xéo lung tung,chỉ có mỗi cái nhà thờ là trơ gan cùng tuế nguyệt nó vẫn đứng sừng sững ở đó cả mấy trăm năm rồi, sau 1 số gia đình đi kinh tế mới,cũng có khi chiến tranh loạn lạc trúng bom chết cả nhà,nên mới có những người đạo khác mua đất rồi vào làng định cư, có khi chả cần mua , cứ thấy đất trống thì nói với mấy người chức sắc trong làng rồi dựng nhà dựng cửa thôi , nhưng mặc nhiên làng tôi vẫn dc gọi là xóm đạo.

chờ mãi gần sẩm tối rồi mới thấy mẹ tôi lên,mấy bác kia cũng đứng lên gánh củi cùng về..tôi bị mẹ mắng cho 1 trận vì cái tội tham, lôi quang gánh đi làm gì để giờ ko về dc. tôi cũng chả thấy buồn phiền gì nhiều,vẫn líu lo kể chuyện ,rồi tíu tít hỏi mẹ này kia.
đang líu ríu chuyện trò ,tôi nhìn về phía mấy bác gái,thì thấy dư ra 1 người. 1 người đàn ông,người đó cứ lầm lũi bước theo đoàn người chúng tôi. dù cúi gằm mặt nhưng tôi vẫn nhận ra đó là chú Ý ,con nhà bà kiên,nhà bà kiên nổi tiếng trong làng vì đặt tên cho các con toàn là tên của các cường quốc(MỸ-Ý-NHẬT-PHÁP).nhưng...nhưng tôi nhớ là chú ấy chết rồi cơ mà....
lúc chú chết dân xung quanh cũng như làng tôi từng xôn xao kinh hãi , chết trong tư thế ngồi thu lu , lú phát hiện thì xác đã đông cứng rồi ! .
chú Ý là nhân vật truyền kỳ của làng tôi,là nỗi ám ảnh và là nhân vật hay bị đám con nít chúng tôi lôi ra trêu đùa(nghe nói ông nội chú cũng là bố chồng của bà kiên ,ngày xưa làm thầy pháp( pháp sư) nên bị nghiệp nó vận vào người, để rồi mỗi 1 người của thế hệ sau sẽ bị hâm ,bị dại.) chú Ý là người gánh nghiệp đời này, chú sống hiền lành,ko phá làng ,phá xóm,nhưng ko hiểu sao cứ hay nói lảm nhảm, nói gì mà ko ai có thể hiểu dc , hay bỏ đi lang thang,người chả bao h thèm tắm, gặp cái gì cũng nhặt ,rồi cột vào quần vào áo. đám con nít tụi tôi thấy bóng dáng chú là hò hét nhau bỏ trốn,đứa chơi ác còn lấy đá ném xong rồi bỏ chạy.
lúc này chân tôi bủn rủn,lưỡi thì líu lại chẳng nói dc gì,tôi lấy tay níu lấy tay mẹ,giật mãi mà ko nói dc gì,mẹ tôi thì cáu lên nói:để im cho mẹ đi,đang nặng còn cứ đu mẹ làm gì!tôi ko dám nói gì nữa ,cúi gằm mặt xuống và cứ tò tò đi sau mẹ.1 lát tôi lại lén quay lại sau nhìn xem,vẩn thấy chú ấy đang Rề rề theo đoàn người chúng tôi..

Trong khi đoàn người rồng rắn đi về vẫn chuyện trò rôm rả , chỉ có mình tôi trầm mặc nín thinh. Mấy bác còn quay ra chọc tôi sao tự nhiêm im lặng thế! Hay đang ăn lén gì ! Có ai biết dc lưỡi tôi đã cứng đờ, thở còn ko dám thở mạnh thì làm sao còn nói dc gì ?!
Nhà tôi ở giữa làng , tính ra là đường chính , huyết mạch nên đường to , rộng rãi , bằng phẳng nhất , tới ngã ba chỗ rẽ về nhà tôi , tôi lấy hết can đảm ngoái lại nhìn thì thấy chú Ý vẫn đang lầm lũi đi theo mấy bác kia chứ ko đi theo mẹ con tôi .lúc này tôi mới nhẹ nhõm thở hắt ra . Tôi lén lén hỏi mẹ , mẹ có phát hiện ra chuyện lạ gì ko?
Mẹ nói : chuyện gì là chuyện gì?
Ko lẽ ! Ko lẽ chỉ có mình tôi nhìn thấy ư?
Tối về cơm nước , tắm rửa xong , chị e tôi lại vội vàng ba chân bốn cẳng chạy ra sân hợp tác tụ tập với đám bạn , tôi cũng quên lửng đi chuyện Khiếp sợ hồi chiều .
Hôm sau là 1 ngày nắng nóng khủng khiếp thường ngày mọi người tranh thủ nằm ngủ trưa thì hôm nay nóng qúa , ông già bà lão , lớn bé gì đều tập trung ngoài mấy gốc cây bàng , tay phe phẩy chiếc quạt nan , râm ram trò chuyện , ngoài mấy chuyện đồng áng lại xen lẫn mấy tiếng than vãn nóng nực . Bọn chúng tôi có hẹn trước hôm nay sẽ mang theo muối ớt , mì chính , và khế chua , tụ tập trên cây sung nhà bà hoà , vừa trốn ngủ trưa vừa hái sung ăn .
Lúc này 1 đám chia ra mỗi đứa ngồi vắt vẻo trên 1 cành sung , miệng nhồm nhoàm nhai sung , vị chát , vị chua , vị mặn muốn bó lưỡi mà đứa nào đứa nấy vẫn ăn ngon lành như đang ăn sơn hào hải vị vậy ! Lúc này có trái ăn đã là niềm hạnh phúc rồi , mấy khi ko có trái , chúng tôi vặt luôn cả đám lá non chấm muối ăn .

Tôi ko sợ trời ko sợ đất nhưng sợ sâu ,nhất là mấy con sâu lông và đặc biệt sợ độ cao , nên lúc này tôi đang ngồi ở cái chạc ba của cây sung , cách mặt đất có vài mét . Vì là thủ lĩnh nên mấy đứa kia thay nhau hái sung chuyền xuống cho tôi ăn .
Nhớ 1 lần thằng bảy biết tôi sợ độ cao nên nó thách tôi trèo lên đỉnh ngọn sung dc thì nó thua tôi 2 que kem , vừa tức lại vừa muốn lấy uy nên tôi trèo luôn , 1 đám đứng dưới hò hét cổ vũ , lúc vừa trèo lên tới ngọn thì trong nhà bà hoà vang lên tiếng quát : quân kia , có yên lặng cho người ta ngủ trưa ko . Tao lôi cổ từng đứa về cho bố mẹ chúng mày bây giờ! Cả lũ bạn khốn nạn bỏ chạy toán loạn để mình tôi ngồi đua đưa trên ngọn sung . Tôi nhắm chặt mắt lại , ôm khư khư lấy cây sung mỗi khi gió thổi cành cây đong đưa là tôi lại run lên , tôi thấy trời đất cũ g trao đảo theo từng cơn gió ! Tôi cứ nhắm chặt mắt lại , chân quắp chặt lấy cây sung rồi tụt dần , tụt dần xuống . Cả nửa tiếng sau tôi mới xuống tới gốc cây , 2 má đùi trong của tôi bị sưng tấy rát lẹt , có chỗ còn rơm rớm máu tươi . Về nhà còn bị mẹ quất cho mấy roi vì tội trốn ngủ trưa , còn leo trèo . Sau vụ đó tôi giận đám bạn mấy ngày làm chúng nó phải rối rít lấy lòng , hứa hẹn đủ thứ tôi mới chịu tha cho chúng nó .
Cả đám đang nhai ngấu nghiến thì thằng nam còi từ đâu chạy lại hớt hải la to .ê chúng mày ơi ! Đến nhà con linh đi , xem cái này ghê lắm ! Mẹ nó bị ma nhập đấy !. Chẳng đứa nào bảo đứa nào , đều quăng hết muối , hết sung , tụt xuống nhanh nhất có thể chạy theo thằng nam .
Tới nhà con linh thì thấy vòng trong vòng ngoài đều trật kín người , chui mãi , chui mãi tôi mới len dc vào trong nhà nó . Trong nhà tối thui ,( làng tôi lúc này đã có điện lưới rồi ! Chỉ còn vài nhà còn dùng đèn dầu , trong đó có nhà con linh ) 1 lúc sau quen với bóng tối , tôi mới phát hiện ra bà na mẹ cái linh đang ngồi thu lu trong góc nhà ! Tay còn cầm cái điếu cày lâu lâu cho lên miệng kéo 1 hơi phát ra tiếng kêu xọc xọc . Ánh mắt đờ đẫn thất thần .
Nói đến nhà con linh đôi khi cũng là 1 chủ đề cho mấy bà tám làng tôi hay xì xầm to nhỏ !
Nhà nó ko phải gốc gác ở đây , mười mấy năm về trước 2 mẹ con bà na ( tức là bà na và anh trai nó ) từ miền trung dắt díu nhau tới làng tôi xin ăn , tới đây thì bà đột nhiên bị bệnh nặng ko thể đi dc nữa , mấy người chức sắc trong làng cho bà dựng tạm cái lều tre trên miếng đất bỏ hoang phía đông bắc của làng . Thực ra Bên cạnh Nó là 1 cái hố bom , năm tháng trôi qua đất đá bồi lên nhiều , nhưng vẫn dễ nhận ra vì nó còn trũng trũng xuống . Làng ko ai dám ở vì ngày đó chỗ này là đất nhà dòng , là cô nhi viện , lúc bị bỏ bom chết luôn cả mấy chục đứa trẻ , ruột gan gì văng tung toé vướng lên cả mấy ngọn tre . Dân làng ám ảnh muốn phá đám tre ấy đi , vừa chặt vào thân cây thì máu tươi đỏ au trong cây túa ra , họ sợ qúa ném cả dao bỏ chạy . Rồi mỗi khi trái gió trở trời người ta vẫn nghe văng vẳng tiếng trẻ khóc thảm thiết .
Chỗ này trở thành đám đất hoang của làng , chả ai thèm đả động tranh chấp .
Lúc này ngoài sân vang lên tiếng quát , đứa nào đi lên gọi ông long xuống đây ! ( ông long là người nổi tiếng chuyên đi đánh ma , đánh trục xuất những vong lên nhập vào người ta .).trong nhà thì bà na lại bật cười khanh khách , tiếng cười làm cho người nghe Thấy lạnh lẽo , rờn rợn .

Ma