04/06/2021 11:43 View: 1562

Truyện ma: MAIN MỘT MẮT (Tập 4)

Vào năm em học lớp 10. Vào khoảng giữa năm 2010, lúc ấy phố nhà em cũng đông dân cư rồi, nhưng rừng núi thì vẫn nhiều, khách lạ về chơi mà nhìn thế chắc vẫn thấy hoang vu.

Main mot mat 4, truyen ma kinh di, mat trai thay ma

Ngày ấy đối diện nhà em có một khu đất bỏ hoang.

Chỗ ấy cũng là khu vui chơi chung của bọn trẻ con trong phố. Rồi một hôm có một gia đình nọ chuyển về đấy xây cất nhà cửa. Thế là
trẻ con trong phố mất chỗ vui chơi nên kéo ra chỗ gần nghĩa trang chơi. Nhà mới về có hai vợ chồng, người vợ thì mang thai có vẻ như sắp sinh. Nhìn bề ngoài thì hình như đây là gia đình giàu, có tiền của.

Lúc nhà cửa được xây xong thì họ cũng chuyển về ở, không giống như các nhà giàu khác, họ rất thân thiện.

Tối ấy nhà em đang ăn cơm thì họ sang chào hỏi, hàng xóm mới có gì thì giúp đỡ..... Ngồi kể chuyện một lúc thì ông chồng mới bảo:

“Em hay đi công tác, vợ em lại sắp sinh nên em mua đất ở đây cho yên tĩnh”

… “Đúng rồi đấy bác ạ, ở đây yên tĩnh, không khí trong lành tốt cho thai nhi “- mẹ em nói vui theo.

“Dạ có gì khi vợ em có chuyển dạ mà em không có ở nhà thì bác giúp em với nhé"

Thì ra ông chồng sợ đi công tác mà vợ sinh không có ai bên cạnh đây mà. Đang nói chuyện rôm rả thì em cảm thấy có gì đó không đúng, lạnh lạnh, rồi có vẻ như ai đó đang nghe lén câu chuyện vậy.

“Leng keng… Leng keng…"

Cả nhà em được phen giật mình, hoá ra con mèo hoang màu đen. Sao nó tự nhiên lại xuất hiện nhỉ? Bình thường để trông thấy nó đã khó, đừng nói nó còn phát ra tiếng động cho mình chú ý.

Con mèo hoang này rất tinh khôn, nó to hơn những con mèo bình thường, hình như nó là mèo rừng. Mấy ông bợm rượu ngoài phố đã cố tình bẫy nó đủ kiểu mà không bẫy được. Đặc biệt nó rất thích trẻ mới sinh. Có người kể, họ đã chứng kiến con mèo này thích ăn rau và máu của trẻ con (cái này em không biết nói thế nào. Hình như là cái dây rốn thì phải. Nhưng chắc họ bịa thôi, thời này ai cũng đến viện đẻ, lấy đâu ra dây rốn cho mèo ăn).

Con mèo chạy đi, chị vợ hình như cảm thấy có gì không lành, tái mét măt mày.

Mẹ em thấy thế mới lấy dầu gió phật linh xoa và bảo về đêm ở đây lanh, với có nhiều thú hoang nên không có gì phải sợ. Rồi bảo ông chồng đưa vợ về kẻo ảnh hưởng đến thai nhi.

Thấm thoắt cũng không có gì xảy ra. Cho đến tháng 7, là cái tháng mưa ngâu, mưa thối đất thối cát, mưa cả tuần liền không tạnh. Bình thường khu phố 9-10 giờ mới tắt đèn đi ngủ, nhưng do mưa nên nhà ai cũng ăn cơm sớm rồi lên giường tranh thủ nghỉ ngơi, tầm 7h trời đã tối om.

Cũng chả ai ra đường, người ta bảo mưa thế này là do ngưu lang chức nữ gặp nhau, họ khóc nên mới tạo thành mưa =))) Ai cũng than, mưa thế này thì đi làm kiếm tiền kiểu gì. Rồi họ rủ nhau lên núi bắt mấy con thú hoang về làm mồi cho bữa ăn, chứ mưa này đâu có đi làm được.

Thế là mấy nhà trong phố tập hợp thanh niên để đi lên rừng. Em thì bản tính ham chơi nên cũng đòi đi theo nhưng bố em không cho. Ông bảo:

- “Lần này đi qua cả chỗ huyệt đa, đi qua ấy mà làm sao lại rách việc, tốt nhất mày ở nhà."

Em xin như thế nào cũng không được, vậy là em trốn đi. He he he. Khi đoàn đi được 15 phút là em cũng lẩn đi theo, em bảo với mẹ cho con xuống nhà bà chơi, mẹ tin nên cũng cho luôn.

Đúng là người lớn sao họ đi nhanh thế, em chạy theo đến chỗ huyệt đá, vừa sợ vừa run nhưng nghĩ đến lời ông cháu bảo nếu không động vào ấy thì không sao, nên em cứ đánh liều. Miễn sao đi tránh xa chỗ ấy và chạy thật nhanh là được.

Đi một lúc thì em thấy tiếng nói rầm rộ..... Nghĩ chắc mình bắt kịp đoàn rồi nên đi chậm lại và nghĩ (đ*o mẹ đi săn mà nói to thế này có mà bắt được cl nó nhé, thú nó chả chạy hết rồi :D). Đi thêm lúc nữa thì cũng tầm trưa, may thế không có gì xảy ra với mình. Em quyết định ra họp mặt với đoàn...

Ơ, thằng này, sao mày lại ở đây hả? Mày trốn đi theo lúc nào?

- Thì con đi theo mà….

- Vậy ăn gì chưa…?

Em lắc đầu, bố em mới lấy cho em nắm cơm cùng với mấy miếng thịt gà rừng…

- “Bố ơi, bắt được nhiều không bố”

Bố em mới chỉ vào đống chiến lợi phẩm toàn chim thỏ, gà rừng. Em thấy mấy người trong đoàn nói chuyện bảo: "ƯỚC gì gặp được con nai, hay con mèo rừng thì ngon. Rồi mọi người lại hô hào uống rượu.

Nghỉ trưa tầm 1 giờ là họ lại chuẩn bị lên đường. Bố em bảo em ở lại trông mấy con này, không cho đi theo nữa nguy hiểm. Kiểu trẻ
con được người lớn giao cho nhiệm vụ lại sướng quá. Thế là em đồng ý. Em ngồi chơi với mấy con này, tầm sẩm tối mà cũng không thấy ai quay lại, ở trong rừng lúc tối sợ nguy hiểm. Tiếng dê kêu, côn trùng kêu mà nghe lạnh hết người, thỉnh thoảng có mấy con chim ác bay qua kêu thất thanh khiến em ngồi dúm dó, rùng hết cả mình.

Em nghe người lớn kể thú rừng sợ lửa nên cũng đốt một đống lửa, ngồi thu lu đề phòng mấy con thú dữ. Đang ngồi một lúc em thấy lạnh lạnh sau người. Trong đầu nghĩ có gì không ổn rồi, em mới dùng mắt trái để nhìn một lượt xung quanh, không thấy gì mới thầm nghĩ hay là thần hồn nát thần tính. Khi đã kiểm tra chả thấy ma mãnh nào nhưng sao cảm giác bất an vẫn còn.

Em ngồi lặng im, tiếng côn trùng kêu cũng không còn, chỉ còn mấy cấy tre gió thổi kêu cõn cà cõn kẹt. Mẹ em kể tre mà hay kêu như thế là ma đang rủ ngủ ấy. (ôi, sao trong tình huống này em có thể nghĩ đến được như vậy nhỉ) Sợ toát mồ hôi hột, tự dưng em nghe thấy tiếng cành khô gãy, giật mình rút môt que lửa xoay người và đứng bật dậy.... Mồm em vừa hét vừa doạ để cho có động.

Tại sao lại im ắng đáng sợ như vậy? Đang hoảng loạn thì có bàn tay đập vào vai em. Ôi thần linh ơi, thổ địa ơi. E giật minh quay lại: 

- “Ơ cô H, sao cô lại ở đây… “

Cô H là cái cô nhà giàu chuyển đến đó các mày.

- À, cô cũng thích đi săn, đi theo mọi người nhưng bị lạc, trời tối cô thấy ánh đèn nên chạy về đây… Cô mừng quá. (đéo mẹ, cô làm cháu giật mình rồi đấy. Lúc ấy cháu đứt dây thần kinh máu thì có phải mất mạng người không).

Em nghe vậy cũng đỡ hoảng, rồi em bảo:

- Thế cô ở lại đây chờ mọi người rồi về cùng.

Hai cô cháu ngồi liên thiên một lúc thì em nhìn xuống bụng cô H.

- “Ơ cô ơi, cô sinh em bé rồi ạ, sao không ai biết… ?

- Ừ, cô sinh 2 ngày trước lúc ấy mưa nhà nào cũng đóng cửa nên không ai thấy…

Đúng lúc này em nghe thấy tiếng người nói chuyện vang gần đến chỗ hai cô cháu đang ngồi. Em mới quay sang:

-  “À cô ơi, mọi người về rồi đấy… "

Cô H mới giật mình"

- “Cô phải về trước đây, cô quên là chưa cho em bú, bây giờ cô mới nhớ ra…

- Ôi thế chết, vậy cô lấy ít lửa, rồi đi mon theo đường mòn này là tới nhà cô ạ…

Cô H ừ ừ à à, rồi đi thật nhanh, bóng cô lướt thật nhanh cô khuất dần sau mấy bụi tre rừng. Lúc ấy thì cả đoàn người cũng đã gần tới chỗ em, nhưng em thấy mọi người hốt hoảng chứ không phải vui vẻ như lúc trưa. Bố em chạy về chỗ em ngồi, khi nhìn thấy em bố rơi nước mắt rồi hỏi dồn dập

- “Có sao không, có gặp chuyện gì không…

- Không ạ

Bố em kể, cả đoàn đang săn thì gặp con mèo đen nên cả đoàn quây vào bắt nó. Vì trời tối, mà nó màu đen nên khó bắt, nó còn nhanh nhẹn, nên mọi người quyết định dùng lửa để nhìn cho rõ, quyết tâm quây bắt cho bằng được. Khi ánh lửa thắp lên, mọi người mới nhìn kĩ được nó to như con beo rừng, 2 mắt xanh lè. Rồi họ thấy mồm con mèo đang cắp cái gì. Rồi 1s-2s mới nhìn kĩ thì ra đấy là chân người với cái đầu trẻ con.

Bố em giật mình tưởng con mèo đen vồ bắt em nên cả đoàn mới hốt hoảng chạy về xem có phải em không. Khi thấy em bình an vô sự, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, mọi người hô hào chuẩn bị đi về.

Em lại suy nghĩ về con mèo đen nên cũng quên béng mất là vừa gặp cô H. Em cũng quên luôn không kể cho mọi người nghe. Lúc ra về vẫn cảm giác lành lạnh, như có ai nhìn và theo dõi sau mình.  Trời vẫn nổi gió rít, tiếng côn trùng lại kêu nghe như ai oán…

Khi cả đoàn về đến nhà cùng chiến lợi phẩm, người trong phố quyết định mở tiệc, như kiểu ăn đoàn kết bây giờ ý. Nhà nào có gạo góp gạo, ông trưởng phố sai mấy đứa trong làng đi khắp các nhà mượn bát đũa, đồ dùng xoong nồi để nấu.

Ai ai cũng vui ra mặt, như hội làng vậy.

Em cùng mấy đứa loi choi trong phố đi mượn đồ, khi đi qua nhà cô H, em vẫn thấy ánh mắt đấy nhìn em sắc lạnh. Em mới chạy vào gõ cửa, nhưng không thấy ai ra mở, thầm nghĩ chắc cô ấy cho em bé đi ngủ rồi. Mấy đứa bạn thấy lâu quá cũng chạy vào xem. Chúng nó bảo: 

- Lâu lắm không thấy cô H đi dạo phố, chắc cô đi vắng rồi

Đang nói chyện râm ran, thì cánh cửa tự dưng mở kétttt..... Ai cũng rùng mình.

Thằng C mới bảo:

- Ô, cửa mở rồi, hay là mình đi vào xem cô H đâu đi.

Con M nói:

- Thôi mày ơi, trong nhà tắt hết điện rồi, làm gì có ai mà vào, nhà người ta là nhà giàu, vào mất mát gì mình mang tội

Em nghe thấy cũng có lí, nên bảo chúng nó: Thôi, sang nhà khác đi. Đi được một đoạn lại thấy tiếng trẻ con khóc, em giật mình quay lại thì thấy bóng cô H lướt qua cửa sổ, cửa chính đóng sầm lại. Em mới bảo bạn em

- “Chúng mày có thấy tiếng trẻ con khóc không…?

- "Không thấy…

- "Chắc tao nghe nhầm"

Đi hết một vòng quanh phố, nhà cuối cùng là nhà chú B.

Nhà chú B ngay gần nghĩa trang, vì chỗ gần nghĩa trang bọn em hay chơi nên cũng không sợ, cả bọn coi chỗ này là chỗ tụ tập rồi. Thằng C thỉnh thoảng còn chạy lại chỗ mộ chắp tay vái vài cái rồi lấy đồ thắp hương ăn. Cũng không có chuyện gì xảy ra (chưa đến lúc thôi, em bật mí là thằng này xuất hiện phần sau nhé :D)

Bình thường chú B hiền lành, hay tổ chức trò chơi cho bọn em, nên trẻ con trong phố ai cũng quý. Chú không có con, vợ thì mới mất nên tâm trạng chú cũng không thấy vui lắm. Hôm nay lại thấy bọn em gõ cửa, chú ra mở cửa với gương mặt thất thần. Chú bảo:

- Giờ này còn ăn uống gì nữa. Phố này sắp gặp đại hạn rồi.

Thế là chú đóng sầm cửa lại. Cả bọn cũng không hiểu chú định nói đại hoạ gì nên đành ra về. Về đến nơi, em thấy mọi người cũng chuẩn bị nấu, trẻ con tụi em mới sắp bát đũa ra mâm, đứa thì bưng bê thức ăn, đứa thì nhặt rau. Vui lắm. Em ngồi gần chỗ làm bếp, nên cũng hóng được các bà nói vài chuyện

- “Sao dạo này không thấy con H nó đi chợ nhỉ… – bà R nói,…

- Chị nói e mới để ý, dạo này mất tăm, bình thường nó hay sang nhà em chơi, rồi hỏi cách sinh đẻ… Bà S đỡ lời….

- Mà không thấy chồng nó về thăm mẹ con nhỉ….

- Ui zào, thằng ấy tháng nay không thấy về. Chắc công tác xa - bà Q nói vọng vào.

Em nghe vậy mới nói chen vào

- Mẹ ơi, cô H sinh chưa mẹ….

- .... Hình như chưa sinh thì phải….À các chị có để ý hôm kìa là cách đây 3 hôm, nhà con H có tiếng động, rồi tiếng con H kêu cứu không….? Mẹ e nói.

- Không tôi không thấy. - Các bà đáp.

Mẹ em kể tiếp:

- … Tối hôm ấy em ra ngoài đổ rác thấy mấy cái xe đỗ trước cửa nhà cô ấy, một lúc sau tiếng cãi cọ lớn xảy ra. Em đang định sang xem có chuyện gì thì bố thằng D gọi vào dọn cơm, nên em cũng chạy vào, rồi lúc sau thấy yên ắng cả nên thôi. Định hôm nào gặp hỏi chuyện… “

- À mẹ ơi, hôm trước con gặp cô H đấy…

Em đang nói thì mẹ em quát

- … Đi ra cho người lớn nói chuyện, trẻ con hóng hớt cái gì…  Vậy là em phải đi ra ngồi chỗ bọn bạn ngồi.

...................................................

Nấu nướng xong xuôi thì cũng phải tầm 10h

Sắp mâm sắp người, điểm đi điểm lại thì chỉ còn thiếu cô H và Chú B. Ông trưởng phố mới bảo mọi người ăn đi để ông phi xe đi gọi. Một lúc sau trở về mặt ông tái mét, mọi người tưởng bị tụt huyết áp, nhưng không phải. Ông kể khi sang nhà cô H gọi cửa thì không thấy cô ấy đâu nên sang nhà chú B.

Sang đến nhà chú B cũng thấy điện đóm tối om, ông định gõ cửa thì thấy mấy vết như mèo cào. Gõ cửa mãi không thấy gì nên quay xe đi về, khi vừa về đến nhà cô H thì thấy một đứa bé nằm giữa đường. Ông dừng lại rọi đèn vào xem con cái nhà ai thì thấy đứa bé ấy có 2 cái răng nanh, mắt xanh lè.

Ông đang định tiến lại gần thì đứa bé tự dưng lẫy người bò dậy, nó định nhảy vào người ông. Nhưng vừa tiến lại gần thì bị bật ra, rồi nó chạy mất hút.

Ông trưởng phố nói đến ấy rồi rút ra một miếng ngọc đá, đây là kỷ vật của cụ nhà ông trước khi chết để lại. Viên ngọc này cha truyền con nối, nó được lấy ở trong núi, rồi mang lên chùa niệm gì đó, giữ trong người tránh mọi bệnh tật. (thảo nào người nhà ông này sống lâu lắm các mày ạ, bố ông ấy phải 99t mới chết). Ông sợ quá phi một mạch về đây luôn.

Em để ý ai cũng thấy nét hoang mang, một vài thanh niên trong làng vì không muốn làm mất không khí bữa tiệc nên bảo.

- … Mai qua nhà cô H xem, khéo đấy là con mèo đen làm ông giật mình đấy… “

Ai cũng coi là ông trường phố nhìn nhầm, nên bỏ qua và tập trung vào buổi tiệc. Ăn uống no nê, cũng tầm 12 giờ đêm. Trời hôm nay gần rằm trăng cũng sáng. Không một gợn mây, hơn 12 giờ gió ở đâu nổi lên, cây cối xào xạc, xào xạc. Mọi người đang ăn cũng phải dừng đũa.

Thằng C ngồi gần em mới bảo.

- Kìa, dùng mắt của mày đi, xem thế nào. (em có kể cho nó khả năng của em mà em với nó cũng làm mấy phi vụ nên nó tin sái cổ).

Em mới mở mắt trái nhìn một lượt không thấy gì, nhưng chả hiểu sao cảm giác lại giống như lúc ở ngọn núi lại quay về. Em lắc đầu bảo

- “Tao không thấy gì mày ạ. Chắc không có gì đâu

Gió không to lắm, nhưng sao cây cối lại rung mạnh thế??. Em cố nhìn lại, nhưng vẫn không thấy. Tiếng chó sủa bắt đầu inh ỏi, nhưng sủa kiểu sợ sệt, chứ không phải sủa ma. Nó sủa kiểu cánh báo vậy, mấy con chó vừa sủa vừa giật lùi vể phía sau, sủa một hồi thì cũng dừng, tất cả lại trở về im ắng đến đáng sợ.

Ai cũng dừng tất cả mọi hoạt động để nghe ngóng, bỗng đâu giật mình tiếng mèo kêu đến rợn người, kêu như tiếng trẻ con khóc vậy. Em chợt nhận ra đấy là tiếng trong nhà cô H mà em nghe lúc tối. Rồi mấy bác hô ầm lên thất thanh

- Con mèo đen nó kìa

Ai cũng nhìn theo phía tay bà ấy chỉ. Đúng là con mèo đang đứng ở trên mái nhà. Nó quay đầu về phía chỗ mọi người. Con mèo có ánh nhìn ma mị, rất sợ, như oán hận. Rồi nó ngửa cổ kêu lên mấy tiếng rồi bỏ đi. Ai ai cũng tái mét mặt mày, mọi người bàn tán xôn xao. Rồi các bà hô hào nhau dọn để mai tập trung xem có chuyện gì. Chứ bình thường con mèo này rất khôn, không bao giờ xuất hiện để cho con người nhìn rõ như thế này cả.

Mấy bà dọn dẹp xong cũng ai về nhà nấy.

Em cũng theo mẹ về. Trăng hôm nay thật đẹp ánh trăng rọi suống 1 thứ áng sáng yếu ớt đầy ma mị vậy…

-----------------------------

Xem tiếp: 

KỲ I: (Tập 1)    (Tập 2)    (Tập 3)      (Tập 4)       (Tập 5)       (Tập 6)         (Tập 7)         (Tập 8)        (Tập 9)       (Tập 10)         (Tập 11)       (Tập 12)       (Tập 13)

KỲ II: (Tập 14)     (Tập 15)      (Tập 16)        (Tập 17)      (Tập 18)        (Tập 19)       (Tập 20)        (Tập 21)      (Tập 22)        (Tập 23)      (Tập 24)    (Tập 25)

Bản quyền thuộc về tác giả Nguyễn Dũng

Ma