Vậy là em chuẩn bị tham gia vào lễ câu hồn người chết đuối dưới sông suối.
Đồ cần chuẩn bị như sau
1. Hai bàn thờ: Một bàn thờ Hà Bá, Âm Phủ để dẫn hồn sứ giả và chủ hầu đặt trong một long đình
Hai chiếc mũ: Mũ trắng là mũ Hà Bá, mũ vàng là mũ Âm phủ. Thông điệp của nó dành cho sứ giả ngũ đạo tướng quân và đương cảnh thổ địa, yêu cầu các vị dẫn vong hồn vào thần phan. Bàn thờ kia đặt trên một bàn gỗ có ảnh hay bài vị của V. Ở đây có đặt một chiếc đĩa với 2 đồng tiền để xin âm dương. Ngoài hai bàn thờ này còn có bày thêm thanh nông hoa quả sôi gà gạo muối quần áo tiền vàng mã để đốt cho chúng sinh
2. Một chiếc gương chiếu: Gương dùng để khai quang, được đặt trên một tấm ván nhỏ, để trên đòn tay long đình.
3. Một cây kim tích tượng: Đây là cây gậy làm bằng gỗ, cây gậy này làm rung chuyển cõi âm, tượng trưng cho dấu hiệu của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
4. Cây phan thẩn: Được làm bằng giấy hình chữ nhật, trên đầu có dấu ấn nhà Phật, tức là chữ”nén”, chia làm 3 phần theo chiều dài. Phần giữa ghi tên họ của V. Phần bên phải ghi ngày tháng năm sinh. Phần còn lại ghi ngày mất. Phía dưới thần phù chứa các chỗ trống ghi tên 3 vị thần trông coi theo thứ tự từ trái sang phải: Bành Cứ, Bành Kiên, Bành Chất.
- Dưới thần Bành Cứ có câu thần chú: Tam hổn câu chí (ba hồn đều tới).
- Dưới thần Bành Chất có câu thần chú: Thất phách cầu lai (bảy vía cùng lại), nếu người chết là đàn ông; còn nếu người chết là đàn bà thì”Cửu phách câu lai “(chín vía cùng đến).
Thần phan được buộc vào cây tre. Khi hồn V được giải oan bắc cầu sẽ nhập vào cành phan dưới sự che chở của Bồ Tát – tượng trưng bởi cây kim tích tượng.
5. Hình nhân: Được làm bằng đồ mã dùng để thế mạng cho V đã chết yểu một cách oan uổng. Ở trên ngực của hình nhân có nghi tên của V Khi buổi lễ kết thúc, hình nhân sẽ được ném xuống sông.
6. Một cẩu vải: Còn được gọi là cầu hồn bắc từ sông lên nhưng chưa chạm tới mặt nước, đến tấm ván đặt gương khai quang, cầu vải có 6 xà ngang bằng que tre.
7. Một chiếc thang bằng dọc lá chuối: Bắc vào cầu hồn, nơi xà ngang cuối cùng của cầu vải, chân thang ngâm xuống nước, vong hồn nạn nhân sẽ theo thang này đi lên cầu vải.
8. Bảy lá cờ: Được làm bằng giấy, cắm dọc theo cầu vải ngay chỗ có các cọc để xà ngang bằng tre. Ở trên mỗi lá cờ đều ghi một lời chú hay lệnh của Địa Tạng Vương Bồ Tát cho Hà Bá và các sứ giả để đi tìm hồn vía V
9. Một con thẩn kê: Còn được gọi là con gà trống, bị nhốt trong lồng đặt bên thần tượng, dưới cầu vải. Thầy cho gà nuốt 1 lá bùa để gà có phép linh tìm được vong hồn của người chết. Ở gà trống có đủ 5 đức tính tốt: vân – vũ – dung -nhân – tín. Gà sống nuốt bùa nên đã thành gà thần (thần kê).
10. Một nổi bùa: Là nồi đất có đậy vung ở trong đựng bùa. Trên vung chèn 1 hòn gạch nặng phòng mãnh lực trong nồi phát ra dễ gây tai nạn cho thân nhân người bị hại.
11. Một chiếc thuyền: Được neo ở bờ sông dùng khi làm lễ. Chính thuyền sẽ chở nổi bùa, hình nhân và thần kê ra giữa sông rồi ném xuống dòng nước.
Khi mọi thứ xong xuôi, bà bấm độn chọn ngày giờ.
Bà bảo chủ nhật là đẹp ngày thế nên tất cả quyết định chọn chủ nhật. Em mới bảo thế là ngày mai rồi, hôm nay là thứ 7. Bà bảo khi cháu ra đấy cùng bà rồi ngồi ở trên thuyền hãy làm cách mà con giao tiếp với người âm để tìm gặp hà bá và làm cho hà bá nhận lễ thì khi kết thúc mới viên mãn.
Em vâng vâng dạ dạ, sáng hôm sau em cùng mọi người ra chỗ V chết. Mọi thứ đã được bày biện đầy đủ rồi, bà chỉ cho em chỗ cái thuyền leo lên ấy ngồi.
Sáng hôm nay trời nắng sớm thật oi bức, nhưng chẳng hiểu sao ở đây lại mát mát heo hút.
Bà và phụ tá ngồi trên một chiếc chiếu đặt bên phải bàn thờ, giữa bàn thờ với sông. Còn gia chủ và thân nhân của V ngồi trên một chiếc chiếu khác cùng quay mặt về phía chủ lễ. Main thì ngồi ngay sau bà, bà dặn Main khi thấy các vong linh tụ tập thì thấy xem hà bá có xuất hiện không nếu có thì nói cho em để em giao tiếp.
Lúc vào lễ, thầy đọc sớ xin cho Hà Bá chiêu linh hồn V, sau đó phụ tá đọc sớ chiêu hồn V và cuối cùng là sớ khấn vong hồn V.
Trong khi đọc sớ, pháp chủ và phụ tá làm phép rồi hoá ngay sớ. Sau đó thầy dẫn vong hồn nạn nhân vào cành phan. Em để ý khi hồn V bước lên, cả càn phan nặng trĩu, nhìn thấy cả bàn chân dính bùn vào cầu vải, mọi người thấy vậy sợ chết khiếp, người nhà thì gào khóc thảm thiết.
Tiếp đó thầy làm lễ khai quang với mục đích là lễ này tấm gương sẽ làm hồn phách V trở lại sáng suốt.
Khi lễ khai quang kết thúc thì thầy quay lại nhìn Main, Main hiểu ý nhìn một lúc thì bảo hà bá xuất hiện ở chỗ hủm lúc V chết, lúc ấy gió nổi lên mây đen mù mịt, em cũng cảm thấy một lực tác động rồi thầy cho phụ tá chèo thuyền, cho thuyền bơi quanh chỗ V lâm nạn. Lúc này thầy cầm thần kê niệm chú còn phụ tá đánh trống, em thì ngồi giao tiếp với hà bá…
- Abc xyz… Con kính mong ngài Hà Bá rủ lòng từ bi cứu nhân độ thế không chấp vặt người trần gian, ngài nhận lễ vật ạ…
Em thấy Hà Bá cười gật đầu rồi em ném hình nhân và cả thần kê xuống sông.
Cuối cùng ném nồi bùa trong lời khấn cầu của thầy.
Khi mọi người xong xuôi thầy mới mang cành phan ra mộ V để triệu hồn nhập mộ, lúc nhập mộ thầy khấn đánh trống ầm ĩ. Xong thì em thấy Main chạy ra bảo người nhà là V đã được lên và vẫy tay nhờ cháu chuyển lại rằng cám ơn mọi người. Nghe câu đấy xong người nhà khóc rất to, nhưng ai cũng an lòng.
Làm lễ xong cũng là trưa nên người nhà V bảo mọi người về nhà V ăn cơm coi như cám ơn đã giúp việc mấy ngày qua trong lúc tang gia bối rối. Ai cũng đồng ý nên quyết định như thế, em đi cùng đoàn với Main, bà thầy cũng đi cùng bon em, rồi bà bảo Main rằng…
- Con hãy cẩn thẩn nhé, năm nay ta thấy hạn nặng ở nhà con, con nắm cẩn thận không có tang…
Nghe xong thì Mian cũng chột dạ, vâng vâng dạ dạ hỏi thêm nhưng bà thầy không nói. Khi về gần đến phố, đi qua nhà cô H, thì thấy có mấy xe ô tô đứng ở cổng nhà cô H, mọi người nhìn thấy vậy giật mình chạy đến xem, là ai mà sao lại dám xuất hiện ở mảnh đất quỷ dữ ấy.
Đến nơi thì thấy bà béo và chồng cô H cùng mấy người mặc quần áo tây âu đen đeo kính chỉ trỏ vào nhà cô H…
Và tai hoạ bắt đầu ập đến từ đây
---------------------
Đọc lại:
KỲ I: (Tập 1) (Tập 2) (Tập 3) (Tập 4) (Tập 5) (Tập 6) (Tập 7) (Tập 8) (Tập 9) (Tập 10) (Tập 11) (Tập 12) (Tập 13)
KỲ II: (Tập 14) (Tập 15) (Tập 16) (Tập 17) (Tập 18) (Tập 19) (Tập 20) (Tập 21) (Tập 22) (Tập 23) (Tập 24) (Tập 25)
Bản quyền thuộc về tác giả Nguyễn Dũng